0
Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Thực trạng rủi ro trong thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HẢI PHÒNG (Trang 25 -33 )

phương thức tín dụng chứng từ

Trong nghiệp vụ này, Vietcombank Hải Phòng đứng ra làm vai trò là ngân hàng mở L/C, thực hiện cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu nước ngoài. Đối với hầu hết các ngân hàng đây là nghiệp vụ chứa đựng nhiều rủi ro, gây tổn thất cho ngân hàng cả về tài chính lẫn uy tín. So với các rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải khi thực hiện nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu thì rủi ro đối với ngân hàng mở không những nhiều hơn về số lượng mà mức độ thiệt hại còn to lớn gấp bội. Trong những vụ rủi ro xảy ra làm cho uy tín của Vietcombank bị giảm dưới con mắt của các tổ chức quốc tế.

Một tổ chức xếp hạng ngân hàng quốc tế -BankWatch- đã xếp hạng Vietcombank từ hạng L/C-1 xuống L/C-4, khi ngân hàng thanh toán một số L/C quá hạn mới đưa về hạng L/C-2.

Tổ chức bảo hiểm tín dụng của Đức (Hermes) đã ngừng cấp bảo lãnh cho các khoản vay của Vietcombank, chỉ sau khi Vietcombank thanh toán một số L/C quá hạn của ngân hàng Đức.

Các rủi ro chủ yếu xảy ra đối với ngân hàng mở L/C:

Rủi ro tín dụng

Đây là rủi ro tiêu biểu nhất và gây thiệt hại vật chất lớn nhất cho ngân hàng mở L/C. Rủi ro tín dụng xảy ra ở cả L/C trả tiền ngay, L/C trả chậm và L/C xác nhận. Rủi ro tín dụng đã ẩn chứa ngay trong việc ký quỹ mở L/C của ngân hàng.

Theo quy định của ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam các ngân hàng trong toàn hệ thống sau khi tiếp nhận đồng ý mở L/C cho khách hàng thì phải tiến hành ký quỹ. Trước đây hầu hết các chi nhánh của ngân hàng ngoại thương đều quy định mức ký quỹ là 100% cho các đơn vị thanh toán bằng hình thức tín dụng chứng từ trừ một số trường hợp đực biệt. Tuy nhiên điều này không phát huy được tác dụng mà làm cho một số khách hàng chuyển sang các ngân hàng khác. Vì vậy hiện nay ngân hàng đã xem xét mức ký quỹ linh hoạt hơn.

Các khách hàng không phải ký quỹ khi mở L/C: khách hàng có tài khoản tiền gửi lớn, có các giao dịch lớn qua ngân hàng, tình hình hoạt động ổn định, có tín nhiệm cao trong thanh toán.

Khách hàng ký quỹ từ 10%-30% giá trị L/C trường hợp được áp dụng nhiều nhất.

Khách hàng ký quỹ 100% là những khách hàng không có uy tín thanh toán đối với ngân hàng hoặc tình hình tài chính gần đây không tốt.

Nguồn ký quỹ có thể là vốn tự có của doanh nghiệp hoặc vốn vay của ngân hàng hoặc do bên thứ ba bảo lãnh. Trong trường hợp khách hàng xin vay ngoại tệ để mở L/C mà ngân hàng chấp nhận thì

việc xin vay ngoại tệ phải tuân thủ theo đúng thủ tục xin vay ngoại tệ có kỳ hạn. Thông thường các đơn vị xin vay thế chấp bằng chính lô hàng nhập. Ngoài ra ngân hàng còn phải thanh toán uỷ nhiệm chi thanh toán thủ tục phí kiểm tra hạn ngạch nhập khẩu.

Sau khi kiểm tra nếu hợp lệ, thanh toán viên lập hồ sơ L/C đưa số liệu vào máy vi tính theo quy định. Một bộ hồ sơ bao giờ cũng gồm đầy đủ các thông tin sau: số tham chiếu, tên, địa chỉ của người mở L/C, người hưởng lợi, ngân hàng thông báo, ngân hàng xác nhận, kim ngạch L/C, ngày mở, ngày hết hạn, thể thức thanh toán, tên hàng hoá, khối lượng...

Rủi ro tín dụng đã xảy ra khi một số doanh nghiệp không chịu lo vốn thanh toán khi các chứng từ hợp lệ đã về. Họ thường vin vào cớ do hàng chưa về hoặc hàng có vấn đề chờ thương lượng để cố tình trì hoãn thời hạn thanh toán. Các ngân hàng nước ngoài có thể phạt ngân hàng Việt Nam do thanh toán chậm ngoài ra còn ảnh hưởng tới uy tín của ngân hàng. Việc cho vay ký quỹ cũng như để thanh toán hàng nhập khẩu gây thiệt hại không nhỏ cho ngân hàng khi một số đơn vị nhập khẩu làm ăn thua lỗ mất khả năng thanh toán.

Trong những năm gần đây ngân hàng chịu nhiều thiệt hại trong việc bảo lãnh L/C nhập hàng trả chậm. Đây chính là một hình thức tín dụng mà ngân hàng cấp cho người nhập khẩu. Bằng uy tín của mình ngân hàng đứng ra bảo lãnh các hối phiếu kỳ hạn. Đây là biện pháp nghiệp vụ vay vốn nước ngoài để phát triển kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nước ta đang thiếu vốn. Trên thực tế các doanh nghiệp biến nó thành nguồn vốn tín dụng dài hạn, lợi dụng tiền bán hàng trả chậm quay vòng, sử dụng vốn sai mục đích...dẫn đến mất khả năng thanh toán cho người xuất khẩu khi đến hạn. Trong vài năm trở lại đây Vietcombank chịu nhiều thiệt hại trong việc bảo lãnh L/C nhập hàng trả chậm. Trong trường hợp này ngân hàng phải đứng ra trả nợ thay cho các doanh nghiệp đó thì mức độ rủi ro rất cao vì khả năng không thu hồi được nợ là rất cao. Theo số liệu của

Vietcombank Hải Phòng năm 2001 ngân hàng đã nhận bảo lãnh L/C trả chậm là 13 món trị giá 1.476.732USD và thanh toán 9 món trị giá 1.027.531USD. Số L/C trả chậm tăng 39% so với năm 2000.

Vấn đề bảo lãnh L/C trả chậm là nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro tín dụng. Ở Việt Nam, theo điều 366 Bộ luật dân sự thì người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ (đối với bên có quyền) thay cho bên có nghĩa vụ nếu khi đến hạn người có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng. Khi người bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ thì người có quyền (chủ nợ) có quyền yêu cầu toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền bắt người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ. Theo điều 20 trong “quy chế bảo lãnhcho doanh nghiệp trong nước vay vốn nước ngoài, thực hiện qua tín dụng thư L/C” đã quy định nếu khách hàng không có khả năng trả nợ nước ngoài, ngân hàng nhận bảo lãnh phải trả nợ thay. Ngày 24/9/1997 Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 802TTg về xử lý tồn tại của thư tín dụng. Quyết định này quy định rằng nếu doanh nghiệp trì hoãn hoặc không thanh toán các khoản nợ nước ngoài khi các L/C trả chậm đã được các ngân hàng mở thì các ngân hàng phải thanh toán thay cho doanh nghiệp để đảm bảo tín nhiệm trong thanh toán quôc tế và doanh nghiệp phải nhận nợ bắt buộc với ngân hàng. Vấn đề xác định mức ký quỹ đối với L/C trả chậm đang là khúc mắc của cán bộ ngân hàng. Để xác định được mức ký quỹ hợp lý vừa thu hút khách hàng vừa tránh rủi ro cho ngân hàng là điều không dễ. Để tạo cơ sở pháp lý cho các ngân hàng thực hiện mở L/C trả chậm phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế, ngày 25/5/2001Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành quy chế mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm kèm theo quyết định số 711 / 2001/QĐ- NHNN có hiệu lực từ ngày 10/6/2001. Quy chế mới này yêu cầu chặt chẽ hơn điều kiện các doanh nghiệp được nhập hàng trả chậm cũng như trách nhiệm của ngân hàng mở. Vấn đề mà các ngân hàng quan tâm là việc bảo đảm thanh toán của doanh nghiệp khi đến hạn. Trên thực tế các doanh nghiệp chỉ muốn bảo đảm bằng việc ký

một khoản quỹ nhất định tại ngân hàng. Vì đây là biện pháp đảm bảo vừa đỡ tốn chi phí (phí công chứng, phí định giá tài sản thế chấp...) vừa tận dụng được cơ hội kinh doanh. Nhưng mức ký quỹ là bao nhiêu thì doanh nghiệp phải tuân theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ. Do vậy các ngân hàng không biết mức ký quỹ tối thiểu là bao nhiêu cho phù hợp với những mặt hàng hạn chế nhập khẩu. Thậm chí ngay cả với cùng một mặt hàng hạn chế nhập khẩu thì mức ký quỹ tối thiểu cũng khác nhau ở các ngân hàng khác. Vậy mức ký quỹ tối thiểu là bao nhiêu đối với những mặt hàng hạn chế nhập khẩu vẫn còn bỏ ngỏ trong các văn bản quy phạm pháp luật của nước ta.

Trường hợp ngân hàng nhận thư bảo lãnh nhận hàng: Trên thực tế, đôi khi hàng về đến cảng rồi mà bộ chứng từ vẫn chưa về tới ngân hàng. Đơn vị nhập khẩu có yêu cầu giải phóng hàng càng nhanh càng tốt để tránh phí tổn lưu kho bãi và các chi phí phát sinh. Điều kiện để Vietcombank Hải Phòng phát hành thư bảo lãnh - thư uỷ quyền nhận hàng, ký hậu vận đơn gốc: khách hàng phải có cam kết chấp nhận thanh toán và ký quỹ 100% trị giá hoá đơn, hoặc uỷ quyền cho Vietcombank Hải Phòng khoanh số tiền tương ứng trên tài khoản tiền gửi của họ hoặc ghi nợ tài khoản tiền vay khi thanh toán. Ngoài ra khách hàng phải có thư yêu cầu phát hành bảo lãnh kèm 01 bản sao vận đơn đường biển hoặc vận đơn hàng không và 01 bản sao hoá đơn do người xuất khẩu gưỉ trực tiếp. Trên thực tế xảy ra không ít rủi ro cho ngân hàng khi khách hàng đã nhận hàng và khi bộ chứng từ về rồi mà họ không chịu thanh toán. Lúc đó ngân hàng phải tiến hành cho vay bắt buộc và sẽ chịu rủi ro khi nhà nhập khẩu phá sản mất khả năng thanh toán.

Rủi ro thanh khoản

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của các nhà quản lý phải thực hiện là đảm bảo khả năng thanh khoản hợp lý cho ngân hàng. Một ngân hàng được xem là có khả năng thanh khoản tốt nếu như nó

có thể có được những khoản vốn khả dụng với chi phí thấp đúng tại thời điểm ngân hàng có nhu cầu. Ngân hàng có khả năng thanh khoản tốt khi nó có trong tay một lượng vốn khả dụng với quy mô hợp lý hoặc ngân hàng có thể nhanh chóng huy động vốn thông qua con đường vay nợ hoặc bán tài sản thanh khoản. Yêu cầu thanh khoản của ngân hàng được xem xét trên mối tương quan cung - cầu. Nguồn cung thanh khoản chủ yếu của ngân hàng gồm: Tiền gửi của khách hàng, doanh thu từ các dịch vụ phi tiề gửi, thanh toán nợ của khách hàng, bán tài sản. Nguồn cầu thanh khoản chủ yếu của ngân hàng gồm: khách hàng rút tiền từ tài khoản, yêu cầu vay vốn từ những khách hàng chất lượng tín dụng cao, thanh toán các khoản vay phi tiền gửi, chi phí bằng tiền và thuế xuất hiện trong quá trình sản xuất kinh doanh. Mặc dù lãi suất huy động liên tục giảm đặc biệt là ngoại tệ nhưng nguồn vốn huy động của Vietcombank Hải Phòng trong năm 2001 vẫn tăng 13% so với năm 2000. Trong đó đồng VN tăng 5%, ngoại tệ tăng 10,4%. Doanh số cho vay tăng 19% so với năm 2000. Trong đó cho vay bằng đồng VN giảm 8%, doanh số cho vay ngoại tệ tăng 48%.

Trong thanh toán quốc tế nhu cầu mua và vay ngoại tệ của khách hàng là rất lớn. Đặc biệt trong năm 2001 thanh toán nhập khẩu qua Vietcombank Hải Phòng tăng 35% so với cùng kỳ năm trước.Trong đó thanh toán L/C đạt 54 triệu USD tăng 52%. Thực trạng rủi ro ở ngân hàng là tình trạng khan hiếm ngoại tệ có những lúc không có ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Vì vậy có người một lượng không nhỏ khách hàng đã chuyển quan hệ thanh toán sang ngân hàng khác hoặc giảm giá trị thanh toán. Ví dụ như công ty cổ phần giấy Hải Phòng đã chuyển sang thanh toán tại ngân hàng Công thương, công ty cổ phần thương mại Cửu Long cũng chuyển sang thanh toán tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Trước nhu cầu về ngoại tệ như vậy Vietcombank Hải Phòng cần chủ động hơn nữa để tăng cung ngoại tệ cũng như dự đoán nhu cầu của khách hàng để có kế hoạch huy động, dự trữ.

Rủi ro kỹ thuật

Cũng như trong thanh toán hàng xuất khẩu ngân hàng cũng gặp phải không ít rủi ro kỹ thuật trong thanh toán hàng nhập khẩu. Rủi ro kỹ thuật thường xảy ra trong khâu tu chỉnh L/C, tiếp nhận kiểm tra chứng từ, huỷ L/C.

Trong trường hợp khách hàng cần sửa đổi L/C thì phải gửi tới ngân hàng bộ hồ sơ xin sửa đổi gồm có thư xin sửa đổi L/C và giấy yêu cầu chi ngoại tệ để ký quỹ (nếu sửa đổi tăng giá trị của L/C) và thủ tục phí cho ngân hàng. Rủi ro kỹ thuật xảy ra khi ngân hàng không kiểm tra kỹ các điều khoản trong L/C có phù hợp với hợp đồng mua bán ngoại thương hay không đã vội gửi tới ngân hàng nước ngoài và hậu quả là phải tu chỉnh sửa đổi. Đôi khi do khách hàng khi ký hợp đồng mua bán đã có những điều khoản bất lợi cho ta như việc mở L/C xác nhận. Đối với ngân hàng phát hành L/C xác nhận ảnh hưởng tới uy tín thanh toán quốc tế của ngân hàng. Ngoài ra ngân hàng phải đáp ứng các yêu cầu khắt khe của ngân hàng xác nhận. Hơn nữa ngân hàng ngại phiền toái khi người mở từ chối thanh toán vì những sai sót còn đang tranh cãi. Thực tế những sửa đổi trong L/C thường kéo dài thời gian giao hàng hoặc thời gian hiệu lực của L/C. Những sửa đổi về tăng, giảm giá trị của L/C cũng như các điều khoản quan trọng khác thì thanh toán viên phải xem xét kỹ nội dung tu chỉnh và có sự thoả thuânh của cả hai bên. Thường các tu chỉnh sẽ kéo theo sự gia hạn hiệu lực của L/C cũng như thời hạn giao hàng. Thanh toán viên ngân hàng dễ sai sót với những tu chỉnh L/C không có hiệu lực.

Rủi ro kỹ thuật xảy ra nhiều nhất ở khâu tiếp nhận và kiểm tra chứng từ. Khi nhận được chứng từ thanh toán viên phải ký nhận vào

chứng từ, đối chiếu chứng từ với hồ sơ L/C, kiểm tra các chứng từ trong vòng 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận được chứng từ trước khi giao hàng. Kiểm tra sự phù hợp về nội dung, số lượng chứng từ so với các điều kiện, điều khoản trong L/C và sửa đổi L/C (nếu có), kiểm tra sự phù hợp giữa các chứng từ với nhau. Thường rủi ro xảy ra với ngân hàng nguồn gốc các bộ chứng tứ có sai sót. Khi nhận được bộ chứng từ đòi tiền bằng điện mà thanh toán viên phát hiện ra sai sót thì thông báo ngay cho khách hàng. Nếu khách hàng chấp nhận thanh toán thì thanh toán viên giao chứng từ cho khách hàng. Nếu khách hàng từ chối thanh toán hoặc đồng ý thanh toán một phần thì ngân hàng phải gửi thông báo cho ngân hàng nước ngoài và ghi rõ “Chúng tôi đang giữ chứng từ chờ sự định đoạt của các ông. Chúng tôi giành quyền đòi tiền từ phía các ông trong vòng 7 ngày làm việc, chậm nhất ngày... không nhận được ý kiến trả lời từ phía các ông, chúng tôi sẽ trả lại chứng từ và các ông sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn trả tiền cho chúng tôi đâỳ đủ cả gốc và lãi phát sinh vào tài khoản”. Với bộ chứng từ đòi tiền bằng thư: Nếu chứng từ phù hợp thì thông báo cho khách hàng, nếu sau 3 ngày làm việc kể từ ngày thông báo mà không nhận được ý kiến phản hồi từ khách hàng, ngân hàng thực hiện trả tiền theo quy định của L/C. Nếu chứng từ không phù hợp thì thông báo từ chối tới ngân hàng nước ngoài chỉ rõ sự không hợp lệ đồng thời thông báo ngay cho khách hàng, yêu cầu khách hàng trả lời trong 3 ngày làm việc. Việc kiểm tra chứng từ thông báo chứng từ phải được thực hiện trong vòng 7 ngày làm việc. Nếu khách hàng đồng ý thanh toán và chấp nhận sai sót thì ngân hàng tiến hành thanh toán cho ngân hàng nước ngoài và thu phí sai sót. Nếu khách hàng từ chối thanh toán hoặc đồng ý thanh toán một phần thì thông


Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HẢI PHÒNG (Trang 25 -33 )

×