BIỂU 7 THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI SỞ GIAO DỊCH Đơn vị: 1000 USD

Một phần của tài liệu DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 25 - 28)

1. Số T.khoản cá nhân đã mở tính đến 680 732 920 2.121 + Trong đó số T.khoản hoạt động thường xuyên84285164

BIỂU 7 THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI SỞ GIAO DỊCH Đơn vị: 1000 USD

Đơn vị: 1000 USD 1999 2000 2001 Số tiền % so 1999 Số tiền % so 2000 1. L/C Nhập 89,627 54,823 61,4 50,381 91,9 2. L/C Xuất 2,911 1.320 45,35 1,573 119.2 3. Nhờ thu 3,330 4.360 130,9 4,518 103,6 4. Kiều hối 2,548 5,203 197,1 5,794 115,4 5. Séc 465 548 117,8 1250 228,1 Tổng cộng 98,881 66254 63.516

Nguồn báo cáo của Sở giao dịch NHCTVN năm 1999, 2000, 2001. Đặc biệt sau khi NHCT tham gia mạng SWIFT thì hoạt động thanh toán quốc tế thực sự biến đổi về chất với quy mô lớn trên lĩnh vực xử lý thông tin nhận đến truyền đi, góp phần đẩy nhanh quá trình hội nhập của Sở giao dịch nói riêng và của NHCT nói chung vào hệ thống thanh toán toàn cầu. Thanh toán quốc tế tăng nhanh với tốc độ và hiệu quả cao.

Ngoài ra Sở giao dịch cũng rất chú trọng phát triển các dịch vụ ngân hàng bằng ngoại tệ như séc du lịch, visacard, chi trả kiều hối thể hiện những dịch vụ này đã tăng nhanh qua các năm. Được sự uỷ quyền của NHCTVN Sở giao dịch I không những thực hiện các nghiệp vụ này cho bản thân mình mà còn làm đầu mối cho các NHCT phía Bắc trong nhận, phát, thanh toán, gửi séc du lịch, bảng kê, lập lệnh đòi tiền các tổ chức phát hành séc du lịch, visacard... Các loại séc du lịch như Tomascook, mastercard, citicorp, Amex, được thanh toán chính xác nhanh chóng qua Sở giao dịch.

Qua biểu 7 trang 48 cho thấy Sở giao dịch đã áp dụng đa dạng các phương thức thanh toán quốc tế như chuyển tiền, thanh toán nhờ thu, séc,

nhưng chủ yếu vẫn là phương thức thanh toán bằng thư tín dụng, chiếm từ 82% - 94% trong tổng doanh số thanh toán. Trong đó thư tín dụng nhập khẩu chiếm tới 75% doanh số thanh toán và lượng thông báo L/C xuất khẩu qua Sở giao dịch chiếm ít. Mặc dù phương thức thanh toán tín dụng chứng từ chiếm tỷ trọng lớn nhưng lại có chiều hướng giảm sút, thực trạng trên do:

Phí thanh toán L/C tương đối cao và gồm nhiều loại phí. Một số mức phí sàn vẫn cao hơn ngân hàng Ngoại thương. Chẳng hạn phí thanh toán một bộ chứng từ mức tối thiểu là 20 USD nhưng ở ngân hàng Ngoại thương con số này chỉ là 10 USD và tối đa không quá 150 USD. Phí thanh toán L/C hàng nhập mức phí là 0,2% giá trị L/C tối thiểu 20 USD, tối đa 300USD còn ở ngân hàng Ngoại thương tối thiểu chỉ là 10 USD và tối đa là 300USD, tại một số ngân hàng thương mại cổ phầnkhác thì còn thấp hơn nữa (EXIMBANK). Một doanh nghiệp khi tiến hành mở L/C sẽ phải chịu một số phí sau khi mở L/C như phí sửa đổi (nếu có), phí cam kết thanh toán (đối với các công ty TNHH) phí truyền tin mạng SWIFT, phí thanh toán, phí bảo lãnh không vận đơn (nếu để Sở giao dịch ký hậu trước khi có bộ chứng từ). Đó là một số loại phí và các doanh nghiệp phải chịu, nếu tỷ lệ phí thấp hơn sẽ hấp dẫn khách hàng hơn.

- Thủ tục mở L/C còn tương đối phức tạp: Một doanh nghiệp muốn tiến hành mở L/C phải làm thủ tục với không ít hơn hai phòng. Nếu doanh nghiệp chưa có tài khoản ngoại tệ thì còn phải làm việc với phòng kế toán để mở tài khoản bằng ngoại tệ. Sau đó làm việc với phòng kinh doanh để xem mức ký quĩ và nếu muốn xin giảm mức ký quỹ còn phải qua xét duyệt của Giám đốc. Khi mở L/C doanh nghiệp phải qua nhiều khâu, trình nhiều giấy tờ: uỷ nhiệm chi, hạn ngạch (quota) (nếu có), đơn xin mở thư tín dụng. Nên nhiều khi rất mất thời gian để có thể mở được L/C điều này có thể ảnh hưởng tới thời hạn giao hàng.

- Việc đào tạo cán bộ còn nhiều hạn chế, một số được đào tạo trong thời kỳ bao cấp, do vậy việc tiếp thu kiến thức mới đòi hỏi phải được đào tạo lại.

- Hoạt động thanh toán đặc biệt là thanh toán hàng xuất khẩu chưa được quan tâm thích đáng so với ngân hàng Ngoại thương một ngân hàng có bề dày trong công tác thanh toán quốc tế thì công tác thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch nói riêng và NHCTVN nói chung là một hoạt động còn mới mẻ do vậy Sở giao dịch chưa thực sự thu hút được sự chú ý của các doanh nghiệp trong nước cũng như các ngân hàng nước ngoài.

- Thêm nữa hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu suy giảm một phần do điều kiện kinh tế xã hội trong những năm gần đây hết sức khó khăn đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra làm thu hẹp một khoảng thị trường lớn của các doanh nghiệp Việt Nam. Mặt khác do sự mất giá của tiền tệ ở các nước Đông Nam Á làm cho giá cả hàng hoá ở nước ta trở nên đắt tương đối so với hàng hoá của họ. Điều này làm cho hoạt động xuất nhập khẩu giảm mạnh kéo theo hoạt động thanh toán quốc tế cũng theo đó mà suy giảm.

- Chính sách của Đảng và Nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu. Mặc dù có chủ trương đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu nhưng cho đến nay vẫn chưa có một chính sách nào thực sự có hiệu quả, hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra hết sức vụn vặt, lẻ tẻ.

Đặc biệt kể từ ngày 1/1/2002 chúng ta áp dụng luật thuế giá trị gia tăng do một số doanh nghiệp còn kém hiểu biết về loại thuế này nên rất ngại tiến hành hoạt động xuất nhập khẩu. Chính sách tiền tệ đã phát huy tác dụng nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thực sự tin tưởng. Nhiều khi không dám nhập khẩu vì sợ tỷ giá tăng như những năm trước.

- Mặt khách Sở giao dịch bị mất một số khách hàng do trong năm 2001 tình hình ngoại tệ khá căng thẳng không thể đáp ứng đủ nhu cầu

nên một số khách hàng đã chuyển sang ngân hàng khác, một lượng khách hàng khác không tiếp tục giao dịch do chỉ được phép mở một tài khoản nên nhiều khách hàng đã chọn ngân hàng Ngoại thương. Vì vậy Sở giao dịch đã phải đối mặt với không ít khó khăn mà trước hết là lượng khách hàng mỏng như hiện nay.

Một phần của tài liệu DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 25 - 28)