0
Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

Kết quả và hiệu quả sản xuất cây ăn quả ở ngoại thành Hà Nội.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY ĂN QUẢ Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI (Trang 41 -48 )

III. Đánh giá chung về thực trạng phát triển sản xuất cây ăn quả ở ngoại thành Hà Nộ

1. Kết quả và hiệu quả sản xuất cây ăn quả ở ngoại thành Hà Nội.

* Tình hình đầu tư chi phí về mặt kinh tế ở Hà Nội

Do đặc điểm của sản xuất cây ăn quả là ngành có giá trị kinh tế cao, yêu cầu đầu tư thâm canh cao nên sự đầu tư cho việc sản xuất cây ăn quả cũng phải lớn. Dưới đây là tình hình đầu tư chi phí sản xuất một số loại cây ăn quả : Cam Canh, bưởi Diễn, Hồng Xiêm, Nhãn, Vải của Hà Nội trong 3 năm trở lại đây:

Biểu 15: Chi phí sản xuất cho 1 ha của một số cây ăn quả ở ngoại thành Hà Nội Đơn vị : 1000đồng

Các loại cây ăn quả

2000 2001 2002 Chi phí vật chất Chi phí lao động Tổng chi phí Chi phí vật chất Chi phí lao động Tổng chi phí Chi phí vật chất Chi phí lao động Tổng chi phí Cam Canh 15..53 0 4.500 20.030 14.868 4.800 19.668 14.500 4.800 19.30 0 Cam khác 7.925 3.150 11.075 7.428 3.256 10.684 7.342 3.348 10.69 0 Bưởi 11.244 4.050 15.294 10.013 4.200 14.213 10.000 4.500 14.50 0 Hồng xiêm 6.655 4.350 11.005 6.476 4.500 10.976 6.450 4.350 10.80 0 Vải 10.404 3.000 13.404 10.210 3.170 13.380 10.100 3.100 13.20 0 Nhãn 10.299 3.000 13.299 10.250 3.050 13.300 10.020 3.150 13.17 0 Hồng 8.087 2.700 10.787 8.000 2.815 10.815 7.960 2.800 10.76 0 Nadai 9.634 2.550 12.184 8.820 2.650 11.470 9.038 2.250 11.288 Đu đủ 7.000 3.750 10.750 6.900 3.820 10.720 6.888 3.842 10.78 0 Chuối 8.026 2.250 10.276 8.000 2.250 10.250 7.840 2.250 10.09 0 Táo 5.796 2.100 7.896 5.270 2.100 7.370 4.740 2.210 6.950

Nguồn: từ số liệu điều tra

Qua biểu 15 cho ta thấy tổng chi phí sản xuất các loại cây ăn quả trong 3 năm có xu hướng giảm mà nguyên nhân làm cho chi phí sản xuất giảm là do chi phí vật chất giảm. Tuy chi phí vật chất giảm nhưng chi phí lao động hàng năm vẫn tăng.

Sản xuất cây ăn quả đòi hỏi chi phí lao động tương đối cao và trải qua nhiều giai đoạn khác nhau mang tính thời vụ cao, do đó các hộ nhận khoán

ngoại việc sử dụng lao động gia đình còn phải đi thuê một lượng lao động lớn nên chi phí lao động có xu hướng tăng.

Trong các loại cây ăn quả trên thì chi phí đầu tư cho cây hồng xiêm là thấp nhất và có xu hướng giảm đáng kể cả chi phí vật chất và chi phí lao động. Năm 2001 chi phí vật chất là 6,476 triệu đồng, giảm 3,0% so với năm 2000, năm 2002 là 6,450 triệu đồng giảm 4,0% so với năm 2000. Nguyên nhân chính là do chi phí giống giảm, do cây hồng xiêm là cây trồng nhân bằng phương pháp chiết cành. Vì vậy giảm được chi phí chăm sóc lúc nhỏ. Mặt khác cây hồng xiêm là cây nhiệt đới, ít sâu bệnh nên chi phí bảo vệ thực vật chiếm tỷ lệ không đáng kể.

So với cây trồng khác, chi phí lao động củ cây hồng xiêm hàng năm giảm. Do giảm được chi phí lao động thuê ngoài, vì vào mùa thu hoạch quả chín rải ở thời gian dài, nó không mang tính thời vụ cao như các cây khác, do đó chi phí thấp. Mặt khác cây hồng xiêm là cây khá dễ tính, yêu cầu chăm sóc không khắt khe, lại cho năng suất khá nên cay hồng xiêm được bà con nhân rộng ra.

Khác với cây hồng xiêm, cây cam là cây có chi phí cao nhất. Chi phí cây cam trong 3 năm có xu hướng giảm, năm 2001 là 19,668 triệu đồng, giảm 1,61% so với năm 2000; năm 2002 là 19,300 triệu đồng, giảm 3,64% so với năm 2000. Chi phí dầu tư giảm do chi phí vật chất giảm: năm 2001 là 14,868 triệu đồng, giảm 4,62% so với năm 2000; năm 2002 là 14,500 triệu đồng, giảm 6,63% so với năm 2000. Cây cam canh là loại cây yêu cầu điều kiện ẩm, chịu lạnh không cao, quả chín muộn nên cây để cho cây phát triển tốt yêu cầu chế độ chăm sóc khắt khe hơn, đầu tư thâm canh cao. Do đó chi phí vật chất cũng nhiều hơn.

Ở cây cam sản xuất đòi hỏi chi phí lao động tương đối cao và trải qua nhiều giai đoạn mang tính thời vụ cao, do đó các hộ nhận khoán ngoài việc sử dụng lao động gia đình còn phải đi thuê một lượng lao động lớn nên chi phí lao động có xu hướng tăng. Năm 2001 và 2002 là 4,8 triệu đồng, tăng 6,67% so với năm 2000

Cũng như cây cam, các cây bưởi, nhãn, vải chi phí sản xuất cũng có xu hướng giảm qua các năm. Nguyên nhân chính là do chi phí vật chất giảm. Tuy nhiên chi phí lao động vẫn tăng do giá thuê lao động tăng lên theo thời vụ. Mặt khác chi phí cây cam cao hơn các cây khác bởi vì cây cam đòi hỏi đầu tư thâm canh cao.

Cũng như các cây trồng chính, các cây trồng phụ như đu đủ, na dai, chuối, hồng, táo, chi phí sản xuất giảm theo các năm. Năm 2001 chi phí cây đu đủ là 10,720 triệu đồng, giảm 0,28% so với năm 2000; năm 2002 là 10,730 triệu đồng giảm 0,19% so với năm 2000. Đu đủ là cây yêu cầu thâm canh cao, kén chọn đất thích hợp và đặc biệt là bệnh nguy hiểm làm tàn lụi cây rất nhanh. Do đó để cho cây phát triển và cho năng suất cao đòi hỏi chi phí đầu tư cũng cao

* Thu nhập và lợi nhuận của một ha trồng cây ăn quả

Kết quả xử lý tính toán các phiếu điều tra kinh tế hộ nông dân địa bàn Hà Nội cho thấy hiệu quả kinh tế của các cây ăn quả chính trên địa bàn ngoại thành Hà Nội như sau:

Biểu 16: Thu nhập và lợi nhuận của 1 ha cây ăn quả

đơn vị: triệu đồng

Các loại cây

Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002

Chi phí Thu nhập Lợi nhuận Chi phí Thu nhập Lợi nhuận Chi phí Thu nhập Lợi Nhuận Cam canh 20.030 188.640 168.610 19.668 188.940 162.272 19.300 190.000 170.700 Cam khác 11.075 46.830 35.755 10.684 57.330 46.646 10.690 53.200 42.510 Bưởi 15.294 62.688 47.394 14.213 62.868 48.655 14.500 71.400 56.900 Hồng xiêm 11.005 59.040 48.035 10.976 60.120 49.144 10.800 60.960 50.160 Vải 13.404 53.460 40.056 13.380 61.848 48.468 13.200 68.940 55.740

Nhãn 13.299 90.630 77.226 13.300 85.968 72.588 13.170 90.450 77.280 Hồng 10.787 36.000 25.213 10.815 36.350 25.535 10.760 39.760 29.000 Na dai 12.184 54.400 42.216 11.470 56.880 45.410 11.288 56.500 45.212 đu dủ 10.750 74.200 63.450 10.720 60.400 49.380 10.780 58.750 47.920 Chuối 10.276 59.200 48.924 10.250 60.480 50.230 10.090 58.400 48.310 Táo 7.896 28.025 20.129 7.370 47.755 34.385 6.950 32.150 25.200

Tuy năng suất bình quân của nông hộ hiện nay mới ở mức khá song do chi phí đầu tư còn thấp và giá bán cao, lợi nhuận thu được ở mức cao, nhất là cam Canh là quả đặc sản bán vào dịp tết giá rất cao ( 20 nghìn đồng/kg) nên lợi nhuận rất cao . Tuy nhiên diện tích cam Canh còn thấp nên với bán với giá như vậy.

Trong các cây ăn quả lâu năm hiện nay, nhãn, bưởi, vải có thu nhập và lợi nhuận cao ( ngoài cam Canh có thể coi như trường hợp đặc biệt không phổ biến). Nhãn và vải, bưởi cũng là các cây ăn quả có diện tích lớn nhất trong số các loại cây ăn quả lâu năm chủ yếu ở Hà Nội. Trong đó nhãn do phản ứng sinh thái với thời tiết khí hậu không khắt khe bằng vải, bưởi nên mùa vụ thu hoạch hàng năm ổn định hơn. Đây là một thế mạnh của cây nhãn khiến cho diện tích nhãn tăng qua các năm gần đây.

Trong các cây ăn quả phụ thì cây đu đủ, chuối có thu nhập và giá trị sản lượng cao nhất. Đu đủ, chuối là loại quả có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt là chuối do chín trong mùa đông lạnh nên hương vị rất ngon, thơm được người tiêu dùng ưa thích.

Trong điều kiện sinh thái ở Hà Nội, các cây ăn quả ở nhiều nông hộ có mức sinh trưởng và năng suất khá, mặc dù trình độ sản xuất và thâm canh chưa đồng đều. Các cây ăn quả lâu năm như nhãn, vải, bưởi, hồng xiêm, hiện nay đạt mức thu nhập khoảng 60-90 triệu đồng/ ha trong đó lợi nhuận khoảng 40-80 triệu đồng/ha/năm. Cây ăn quả chu kỳ ngắn như chuối, đu đủ, na dai cho thu nhập khoảng 50-70 triệu/ha trong đó lợi nhuận khoảng 40-50 triệu ha/ năm. Tuy nhiên do quy mô trồng cây ăn quả ở nông hộ còn bé nên mức thu nhập bình

quân chưa cao. Qua nhiều hộ có kinh nghiệm và đầu tư thâm canh cao thì thấy rõ tiềm năng và năng suất cây ăn quả ở đây còn lớn. Nhất là nhãn, vải thiều, cam Canh, bưởi diễn tỏ ra rất hợp sinh thái, tuổi thọ cao, năng suất và giá trị kinh tế cao.

Trong sản xuất nông nghiệp, chủ yếu các hộ gia đình đều thiếu vốn đầu tư cho việc trồng mới và quá trình tái sản xuất mở rộng, nên chỉ có các loại cây trồng nào có yêu cầu đầu tư mang tính chất bắt buộc và mau cho thu hồi vốn mới được đáp ứng. Ví dụ như cây cam Canh, bưởi Diễn với lợi thế của mình hiện đang là thế mạnh của Hà Nội.

Trồng cây ăn quả tốn rất nhiều công lao động nhất là các vụ thu hoạch sản phẩm như vậy sẽ giải quyết được việc làm cho số lớn lao động dư thừa, nhàn rỗi đáng kể và kỳ thu hoạch sản phẩm, góp phần vào việc sử dụng tài nguyên đất chưa được khai thác tiềm năng.

1.2. kết quả và hiệu quả về mặt xã hội và môi trường *Hiệu quả xã hội:

Phát triển sản xuất cây ăn quả sẽ góp phần tạo thêm việc làm cho người dân ngoại thành Hà nội, đến năm 2010 sản xuất cây ăn quả sẽ tạo việc làm cho khoảng 20.000-25.000 lao động. Phát triển cây ăn quả sẽ tăng được thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống, góp phần vào sự nghiệp CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn.

Phát triển sản xuất cây ăn quả sẽ góp phần phổ biến chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ nâng cao nhận thức của người dân về kỹ thuật canh tác, bảo quản, chế biến và thị trường trước các yêu cầu của nền sản xuất hàng hoá về cơ chế chính sách, đường lối phát triển kinh tế của nhà nước.

*Hiệu quả môi trường sinh thái:

Phần lớn cây ăn quả có bộ tán rộng, nhất là các cây ăn quả lâu năm ( vải, nhãn, hồng xiêm, bưởi...), thời kỳ giao tán thì được trồng xen với cây trồng khác. Do vậy, phát triển sản xuất cây ăn quả sẽ làm tăng độ phì nhiêu che phủ đất, chống xói mòn, bảo vệ và nâng cao độ phì nhiêu của đất.

Ở các vùng đồi, gò được chuyển sang trồng cây ăn quả sẽ tạo thành những thảm xanh liên tục và lâu bền. Đồng thời quá trình thâm canh sẽ làm tăng độ phì nhiêu của đất, như vậy vừa bảo vệ được môi trường sinh thái, vừa đổi mới cạnh quan của vùng và còn có thể gắn với phát triển du lịch.

Phát triển sản xuất cây ăn quả sẽ tăng diện tích cây xanh mang lại cảnh quan sinh động, hấp dẫn cho vùng ngoại thành. Các trang trải vườn cây ăn quả với các mô hình trồng cây ăn quả hợp lý, bền vững khoa học... không nhữnh mang lại hiệu quả kinh tế, hiệu quả môi trường mà còn mang lại phút nghỉ ngơi cho con người

Trong những năm gần đây, gia đình nào trồng cây ăn quả đã cho thu hoạch thì đời sống của họ đã được cải thiện một cách rõ rệt, đã mua sắm được trang thiết bị, xây dựng nhà cửa và mua đồ dùng có giá trị cao. Nhiều gia đình có thu nhập đã tạo nên sự kích thích có tính dây chuyền tới các hộ xung quanh, và đây cũng là điều kiện giúp các hộ nông dân phá khỏi thế mà người ta hiểu là nông thôn đi đôi với nghèo nàn lạc hậu, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu nông thôn.

*Tác động đến chuyển dịch sản xuất nông nghiệp.

Nhằm đưa diện tích cây ăn quả đến năm 2005 lên 5000 ha, ngoài việc cải tạo diện tích cây ăn quả hiện có, việc mở rộng trồng mới đang được đẩy mạnh, để phát triển thêm 2.500 ha cây ăn quả, trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở 2 vùng chính như sau:

+ Vùng bán sơn địa: Bao gồm huyện Sóc Sơn, phần Bắc và Tây Bắc huyện Đông Anh. Vùng này là đất gò đồi, cao hạn, thành phần cơ giới nhẹ, PH 4 - 5,5 được chuyển sang trồng cây họ đậu để tăng độ che phủ đất. Cơ cấu cây ăn quả gồm: vải 35 - 40%, hồng 25 - 35%, nhãn 10%, còn lại táo ta, dứa, mít 10% diện tích.

+ Vùng thấp trũng ở các huyện Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm: đất có độ phì nhiêu khá cao, nhưng mực nước ngầm cao, thoát nước kém, PH 5,5 - 7. Vùng này được chuyển sang đào đắp trồng cây ăn quả và nuôi cá, vịt. Cơ cấu

cây ăn quả gồm: nhãn 25 - 30%, quýt và cam 20 - 25%, bưởi 10%, vải thiều 10% và cây ăn quả khác như táo, chuối, ổi...

+ Tính chung 2500 ha cây ăn quả trồng mới gồm: vải 616 ha, nhãn 457 ha, hồng 442 ha, quýt 320 ha, bưởi 175 ha, na 168 ha, cây ăn quả khác 325 ha.

Phát triển sản xuất cây ăn quả với các loại cây ăn quả phù hợp cho các vùng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vùng ngoại thành, góp phần cải tạo môi trường sinh thái theo hướng có lợi, phủ xanh đất trống đồi trọc, tạo cảnh quan môi trường sạch đẹp, tạo điều kiện phát triển kinh tế kết hợp với bảo vệ môi trường, phát triển du lịch.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY ĂN QUẢ Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI (Trang 41 -48 )

×