Những thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn kiếm (Trang 29 - 33)

Biểu đồ 2.1: Dư nợ bảo lãnh phân theo kỳ hạn

2.2.5.1.Những thành tựu đạt được

Bảo lãnh là một nghiệp vụ tương đối mới ở Việt Nam và chứa đựng nhiều rủi ro, vì vậy hiện nay bảo lãnh chỉ được thực hiện chủ yếu tại các ngân hàng lớn. Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm ngay từ khi mới ra đời đã mạnh dạn triển khai nghiệp vụ bảo lãnh, và trong 3 năm qua về cơ bản đã có những phát triển đáng kể.

Thứ nhất, nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm đã

ngày một phát triển dần.

Cùng với việc đa dạng hoá các loại hình kinh doanh, Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm đã chú trọng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh. Để tạo hành lang pháp lý cho các ngân hàng thực hiện, đồng thời tạo điều kiện để các ngân hàng đa dạng hoá nghiệp vụ bảo lãnh, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các ngân hàng thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh. Đến nay, có thể nói nghiệp vụ bảo lãnh tại chi nhánh đã phát triển hơn nhiều so với những năm trước và đã được ngân hàng chú trọng phát triển như một nghiệp vụ kinh doanh chính.

Nghiệp vụ bảo lãnh tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm trong những năm gần đây đã được phát triển, doanh số bảo lãnh tăng đều qua các năm, chất lượng bảo lãnh ngày càng được nâng cao. Ngoài ra, chi nhánh cũng đã thu hút được nhiều khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn sử dụng nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng. Hiện tại, các doanh nghiệp có quan bảo lãnh với chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm gồm có cả DNNN và DNNQD. Có thể liệt kê một số doanh nghiệp có quan hệ thường xuyên với ngân hàng như sau:

- Về doanh nghiệp nhà nước:

+ Tổng công ty đường sông miền Bắc

+ Công ty vật liệu nổ công nghiệp (thuộc tập đoàn than và khoáng sản Việt Nam)

+ Công ty chế tạo biến thế và vật liệu công nghiệp + Công ty dệt kim Hà Nội…

- Về doanh nghiệp ngoài quốc doanh: + Công ty thi công cơ giới

+ Công ty TNHH Điện Dương + Công ty Viettronic Đống Đa + Công ty TNHH Việt Hồng

+ Công ty TNHH tiếp nhận và đầu tư xây dựng địa ốc + Công ty cổ phần BIB…

Mặc dù trong những năm qua dư nợ bảo lãnh giảm xuống, nhưng trong ba năm qua ngân hàng không phải thực hiện việc trả thay khách hàng, thực hiện nghĩa vụ tài chính thay khách hàng. Do vậy không để lại những khoản tín dụng bắt buộc và không gây ảnh hưởng xấu đến bảng cân đối kế toán.

Thứ hai, với sự phát triển của nghiệp vụ bảo lãnh, trình độ nghiệp vụ của

cán bộ ngân hàng tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm cũng đã được nâng dần lên.

Nghiệp vụ bảo lãnh hiện đại nói chung là nghiệp vụ tổng hợp và tương đối mới mẻ đối với hoạt động ngân hàng. Đến nay, nhìn chung, Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm đã coi trọng phát triển nghiệp vụ này cùng với việc quan tâm, chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ nghiệp vụ, nâng cao năng lực và phẩm chất đạo đức của họ. Vì vậy, trình độ của cán bộ làm công tác bảo lãnh ngày càng tăng để đáp ứng yêu cầu công việc.

Thứ ba,Chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm đã góp phần đáp ứng nhu cầu vốn

của của các doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp thêm một hình thức tài trợ vốn hiệu quả lại còn có chức năng đền bù và đôn đốc thực hiện hợp đồng. Đây chính là tính ưu việt của bảo lãnh ngân hàng so với các hình thức đảm bảo khác.

Ngân hàng đạt được những thành tựu đó là nhờ sự nỗ lực hết mình của toàn thể cán bộ viên chức của ngân hàng, nhờ sự lãnh đạo tài tình của ban lãnh đạo, đã giám sát và theo dõi thường xuyên hoạt động của ngân hàng, đưa ra được những quyết định kịp thời.

Các kết quả đạt được sẽ là những động lực thúc đẩy chi nhánh không ngừng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh. Tuy nhiên, bên cạnh đó hoạt động bảo lãnh của chi nhánh vẫn còn nhiều tồn tại cần khắc phục.

2.2.5.2. Hạn chế

Thứ nhất, các loại hình bảo lãnh còn đơn điệu.

Một hạn chế không chỉ có ở Chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm mà là thực trạng chung hiện này của các ngân hàng thương mại là cơ cấu bảo lãnh còn khá đơn điệu và thiếu cân đối. Bảo lãnh chủ yếu vẫn là bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng, cả hai loại bảo lãnh này chiếm tỷ trọng hơn 60% trong tổng dư nợ bảo lãnh. Thực tế ngân hàng đã triển khai nhiều loại bảo lãnh như bảo lãnh chào hàng cạnh tranh, bảo lãnh tạm ứng… nhưng các loại bảo lãnh này còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Ngân hàng cũng đã thực hiện nghiệp vụ đồng bảo lãnh, nhưng mới chỉ được rất ít món.

Thứ hai, sự mất cân đối trong nghiệp vụ bảo lãnh.

Bảo lãnh ngân hàng chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp, tổng công ty nhà nước…là những công ty lớn có uy tín cao, thường được bảo lãnh dưới dạng bảo lãnh tín chấp, hoặc tài sản đảm bảo thuộc sở hữu của nhà nước. Trong khi đó bảo lãnh cho doanh nghiệp ngoài quốc doanh có xu hướng ngày càng tăng nhưng còn chiếm tỷ trọng không đáng kể. Đối tượng khách hàng không đa dạng, ngân hàng thực hiện bảo lãnh chủ yếu cho các ngành xây dựng, giao thông và các ngành công nghiệp, đây là lĩnh vực hàm chứa nhiều rủi ro và hiện nay có nhiều vấn đề bức xúc nổi bật. Các khoản bảo lãnh chủ yếu vẫn là bảo lãnh trong nước, tuy có giảm về tỷ trọng nhưng mức giảm không đáng kể, do vậy tỷ trọng của bảo lãnh trong nước vẫn còn ở mức cao.

Thứ ba, Mức phí bảo lãnh còn khá cao, doanh thu từ hoạt động bảo lãnh còn thấp.

Một thực tế nữa là mức phí của ngân hàng còn khá cao không chỉ so với trong hệ thống ngân hàng quốc doanh mà còn với các ngân hàng thương mại khác. Bên cạnh đó ngân hàng cũng mới chỉ đưa ra mức phí chung cho hoạt động bảo lãnh mà chưa có những quy định cụ thể về từng loại bảo lãnh.

Doanh thu từ bảo lãnh nói riêng cũng như doanh thu từ hoạt động dịch vụ nói chung còn chiếm một tỷ trọng nhỏ trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hạn chế này là hạn chế chung của các ngân hàng thương mại.

Thứ tư, Dư nợ nghiệp vụ bảo lãnh tuy có tăng nhưng tốc độ còn chậm.

Điều này nói lên rằng sự phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại chi nhánh vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của chi nhánh. Hạn chế này đòi hỏi ngân hàng trong thời gian tới cần phải chú trọng hơn nữa tới nghiệp vụ bảo lãnh.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn kiếm (Trang 29 - 33)