- Bán hàng chịu khi thanh toán bằngtiền mặt, TGNH, ngân phiếu
Biểu số 8: HOÁ ĐƠN (GTGT)
3.3. Kế toán giá vốn hàng bán
Muốn xác định được kết quả bán hàng, trước hết cần phải tính được trị giá vốn của hàng bán. Để phảnánh nghiệp vụ này, kế toán sử dụng TK 632 “Giá vốn hàng bán”
Công ty không tính giá thành cho từng đơn đặt hàng mà hàng quí căn cứ vào các bảng phân bổ, bảng kê, chứng từ liên quan, kế toán tính giá thành lập bảng tính giá thành cho từng mã hàng, phục vụ đồng thời cả cho tiêu thụ nội địa và trả hàng gia công xuất khẩu. Sau đó, chuyển cho kế toán giá vốn để làm căn cứ tính trị giá vốn hàng xuất bán. Kế toán giá vốn hàng bán căn cứ vào sổ chi tiết thành phẩm, vào các chứng từ nhập xuất thành phẩm, kế toán tiến hành phân loại chứng từ kèm theo từng loại mã hàng kết hợp với giá thành đơn vị thực tế sẽ xác định được trị giá vốn hàng xuất bán theo phương pháp bình quân gia quyền như sau:
Giá bình
quân =
Giá thực tế hàng tồn ĐK + Giá thực tế hàng nhập trong kỳ
Số lượng hàng tồn ĐK + Số lượng hàng nhập trong kỳ Giá vốn hàng xuất bán = Số lượng hàng xuất bán x Đơn giá bình quân
Cuối quí, kế toán tiêu thụ lấy số liệu từ bảng cân đối nhập xuất tồn thành phẩm (Biểu số 7) do kế toán thành phẩm cung cấp, kết hợp với bảng cân đối nhập xuất tồn TK 157 (Biểu số 13) để phản ánh giá vốn của hàng xuất bán theo ĐK:
+ Nợ TK 632: 48.775.974.032 Có TK 155: 48.775.974.032 + Nợ TK 632: 253.696.511
Có TK 157: 253.696.511
Như vậy, trị giá vốn của hàng xuất bán trong kỳ được xác định là: 49.029.670.543 đồng.
Số liệu này là căn cứ để ghi vào bảng tổng hợp các tài khoản từ đó ghi vào sổ cái TK 632.