NGUYÊN TẮC BẢO HỘ TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE, DANH DỰ VÀ

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân trong Luật Tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 27)

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

1.4.NGUYÊN TẮC BẢO HỘ TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE, DANH DỰ VÀ

công dân trong pháp luật quốc tế, Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới.

1.4.1. Nguyên tắc bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự và tài sản

của công dân trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam đến năm 1945.

1.4.1.1. Tƣ tƣởng về các quyền tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của công dân trong pháp luật cổ đại.

Trong lịch sử phát triển của loài ngƣời, con ngƣời hiện đại mới chỉ xuất hiện cách đây mấy trăm ngàn năm và phải một thời gian dài sau đó tƣ tƣởng về tôn giáo mới xuất hiện. Tôn giáo đòi hỏi một trình độ nhận thức tƣơng đối cao và là sản phẩm tƣ duy trìu tƣợng của một xã hội đạt đƣợc nền văn minh nhất định. Chúng ta nhắc đến tôn giáo ở đây bởi tuy thời gian xuất hiện của các tôn giáo lớn là khác nhau (đạo Phật khoảng thế kỷ thứ VI trƣớc Công nguyên, đạo Ki-to khoảng thế kỷ thứ I sau Công nguyên, Hồi giáo khoảng thế kỷ thứ VII sau Công nguyên…) tuy nhiên trong tƣ tƣởng, giáo luật của các tôn giáo đều thể hiện sự tôn trọng phẩm giá con ngƣời, bảo vệ con ngƣời và đề cao bình đẳng. Tuy chƣa đạt trình độ cao về lý luận cũng nhƣ đƣợc chứng minh khoa học nhƣ ngày nay, nhƣng tính hệ thống và nội dung rõ ràng của tôn giáo về các quyền của con ngƣời là điều không thể phủ nhận. Có thể nói đây là những tƣ tƣởng đầu tiên của loài ngƣời về các quyền con ngƣời đƣợc quy định cụ thể và có tính chất bắt buộc tuân theo.

Điểm qua các tôn giáo lớn ta dễ dàng nhận thấy sự tôn trọng về tính mạng, danh sự, nhân phẩm và tài sản của con ngƣời luôn là điểm nhấn trong giáo luật hay các lời răn dạy. Trong kinh Cựu Ƣớc - Thế kỷ thứ VII tr.Công nguyên, 10 điều răn của Chúa luôn nhắc nhở con ngƣời: “Ngƣơi chớ giết

ngƣời…Ngƣơi chớ trộm cƣớp…”, ý thức về tính mạng và tài sản của ngƣời khác luôn đƣợc đề cao, hay ở Tội sát nhân “Kẻ nào đánh chết một ngƣời sẽ bị xử tử”, hay trong Kinh Phật luôn nhắc nhở con ngƣời không nên trộm cắp “Đệ tử phải lìa xa các điều trộm cƣớp, những đồ vật giúp sống nên vừa đủ, vật của ngƣời ta chẳng cho thời chẳng nên lấy”.

Khác với những lời răn dạy mang tính khuyên nhủ trong các cuốn kinh, trong các văn bản pháp luật cổ đại, các quyền về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản đƣợc quy định rõ ràng và các hình phạt cụ thể đƣợc áp dụng tƣơng ứng đối với hành vi xâm phạm những quyền đó. Ví dụ trong Bộ luật Hammurabi quy định: “Một ngƣời ăn cắp tài sản của Chúa hay của một cung điện sẽ bị xử tội chết, ngƣời nhận tài sản từ tay kẻ đánh cắp cũng bị xử chết” hay “Nếu buộc tội một ngƣời và kết tội một ngƣời là tàn sát mà không chứng minh đƣợc lời kết tội đó thì ngƣời buộc tội sẽ bị tử hình” hoặc khái quát hơn nữa là tƣ tƣởng của Kautilya khi viết “Chỉ có pháp luật mới đảm bảo cuộc sống và phúc lợi của dân”. Ngoài ra các tác phẩm của một số nhà tƣ tƣởng nổi tiếng thời cổ đại nhƣ Socrates, Aristotle hay Epictetus... cũng ít nhiều trực tiếp hay gián tiếp đề cập đến các quyền này của con ngƣời. Pháp luật cổ đại tuy còn mang nặng tính giai cấp và chủ yếu bảo vệ quyền lực của giai cấp thống trị, song không thể phủ nhận những hạt nhân tiến bộ trong đó. Việc bảo vệ các quyền cơ bản của công dân luôn đƣợc đặt lên hàng đầu với một hệ thống hình phạt hết sức nghiêm ngặt và hà khắc, xét trong thời điểm tồn tại của những văn bản pháp luật đó, nó đã là một sự tiến bộ đáng kể trong việc phân định cụ thể những hành vi đƣợc phép và không đƣợc phép làm của ngƣời dân mà theo nhƣ cách hiểu hiện nay đó là quyền và lợi ích hợp pháp.

Tuy nhiên dễ dàng nhận thấy trong những văn bản pháp luật cổ đại, các quyền của công dân về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và tài sản là những quyền mà chỉ khi pháp luật có quy định cụ thể thì nó mới đƣợc bảo vệ. Việc

nhận thức đây là những quyền tự nhiên của công dân và Chính phủ chỉ có thể “chính danh” hay “hợp pháp” khi thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy các quyền vốn có của công dân hầu nhƣ không đƣợc ghi nhận trong pháp luật cổ đại, đặc biệt là tính chất không thể chuyển nhƣợng đối với các quyền về nhân thân, bởi vì đây là thời kỳ còn tồn tại chế độ nô lệ, khi mà con ngƣời đôi khi đƣợc coi là một món hàng hóa để trao đổi.

Ở Việt Nam việc ghi nhận những giá trị về nhân quyền, hay các ý niệm về pháp lý không giống nhƣ các nƣớc Châu Âu. Tƣ tƣởng về các quyền của một con ngƣời trƣớc hết thế hiện qua những ý niệm và hành động khoan dung độ lƣợng, qua những câu ca dao, dân ca hay tục ngữ. Chính lịch sử phát triển của ngƣời dân Việt Nam luôn phải chống giặc ngoại xâm, chống thiên tai bão lũ nên sự đoàn kết, tƣơng thân tƣơng ái đã tạo nên những giá trị văn hóa tinh thần bất hủ. Không chỉ thể hiện qua những văn bản pháp luật mà nó còn chứa đựng tinh tế trong kho tàng dân gian Việt Nam nhƣ các câu ca dao về nhân nghĩa :

“Ở hiền thì lại gặp lành Ở dữ gặp ác tan tành nhƣ tro”

hay những câu ca dao về áp bức, bất côngnhƣ: “Tậu voi chung với đức ông

Vừa phải đánh cồng vừa phải hót phân” “Con ơi nhớ lấy câu này

Cƣớp đêm là giặc, cƣớp ngày là quan” “Việc làm phi pháp, sự ác đến ngay”

(Trích trong “Ca dao Việt Nam” – Nhà xuất bản Văn học Hà Nội, 1983) Không thể nói những câu ca dao dân ca trên mang tính chất bắt buộc nhƣ những văn bản pháp luật song sự ảnh hƣởng của nó đến đời sống tinh thần của ngƣời Việt thì không một pháp luật nào bằng. Nó nhắc nhở con ngƣời phải luôn tôn trọng nhau, không tham lam, không độc ác, cùng với

pháp luật nó chính là một phƣơng tiện vô hình hết sức hữu hiệu để nhà nƣớc quản lý và bảo vệ nhân dân.

1.4.1.2. Tƣ tƣởng về các quyền tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của công dân trong thời kỳ khai sáng đến thế kỷ XIX.

Sau khi Đế chế La Mã sụp đổ, Châu Âu trải qua thời kỳ Trung cổ đen tối, sự phát triển về kinh tế, văn hóa, chính trị đều bị hạn chế. Đến thế kỷ thứ XIII văn hóa và nghệ thuật Châu Âu mới bƣớc vào giai đoạn Phục Hƣng, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, sự gia tăng về tài sản song hành cùng với sự phát triển nhu cầu về các quyền và tự do. Thời kỳ này con ngƣời đặc biệt chú trọng đến các giá trị nhân văn, quan tâm sâu sắc đến quyền sống, quyền dân chủ, mối quan hệ giữa công dân và chính quyền…, tất cả tạo lên một một bầu không khí ngày càng chống lại các quyền lực áp chế. Nhiều văn kiện chính trị pháp lý nổi tiếng của thế giới đƣợc ban hành cũng vào thời kỳ này nhƣ Đại hiến chƣơng Anh quốc, Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ, Hiến pháp và Bộ luật về các quyền của Hoa Kỳ, tuyên ngôn về Nhân quyền và Dân quyền của Pháp…. các văn kiện này đều có một điểm chung đó là sự tiến bộ trong hệ tƣ tƣởng, đề cao các quyền của cá nhân, hạn chế quyền lực của chính quyền. Đây là thời kỳ Châu Âu vừa thoát khỏi đêm tối Trung cổ, tuy chƣa có các quy định cụ thể về tính mạng, sức khỏe, danh dự, hay tài sản của một ngƣời sẽ đƣợc bảo vệ nhƣ thế nào nhƣng những tƣ tƣởng trong các văn kiện mang tính khai sáng nêu trên lại là tiền đề vững chắc cho pháp luật hiện đại sau này.

Trong Đại Hiến Chƣơng Anh 1215 (Magna Charta) có thể coi là văn kiện đầu tiên thể hiện xu thế hạn chế quyền lực công bảo vệ các quyền cơ bản của cá nhân. Cho đến hiện nay có lẽ giá trị lớn nhất còn tồn tại của Đại hiến chƣơng Anh là luật bảo thân (babear corpus) đƣợc ghi nhận tại các điều 36, 38, 39, 40 của Hiến Chƣơng. Ta dễ dàng nhận thấy các điều luật trong Hiến chƣơng đều đƣợc đặt ra dƣới dạng “điều kiện - kết quả”, hay dạng “khẳng

định - phủ định”, các hình thức chế tài hầu nhƣ không có, công dân sẽ đƣợc bảo vệ nếu không vi phạm những điều quy định trong Hiến chƣơng.

Ngoài ra ta cũng có thể thấy đƣợc các quyền về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm đều không đƣợc quy định cụ thể trong Hiến Chƣơng, tuy nhiên những điều luật quy định bảo vệ quyền sở hữu tài sản lại rất rõ ràng, điển hình nhƣ trong những điều 30, 31, 32 quy định: “Không một quận trƣởng hay ngƣời quản lý của địa chủ, hay bất cứ ngƣời nào khác, có thể lấy đi những con ngựa hay xe bò của bất cứ ngƣời tự do nào để phục vụ mình, ngoại trừ bởi ý nguyện của ngƣời tự do ấy”… Tuy không có quy định cụ thể nhƣng căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử tại thời điểm đó, khi chế độ nô lệ vẫn còn tồn tại thì tự do đồng nghĩa với sự tự quyết về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của một cá nhân. Cụm từ “ngƣời tự do” do vậy đƣợc nhắc lại nhiều lần trong Hiến chƣơng nhƣ một chủ thể đƣợc bảo vệ ngang hàng với bá tƣớc, nam tƣớc hay giáo sĩ.

Nhƣ vậy có thể thấy bao trùm toàn bộ nội dung của Hiến chƣơng đó là sự tôn trọng tự do quý giá của công dân cũng nhƣ quyền sở hữu và tài sản của họ nhƣ Điều 63 quy định: “Tất cả mọi ngƣời trong vƣơng quốc chúng ta có và sở hữu tất cả những tự do, quyền, sự chuyển nhƣợng, một cách hòa bình, tự do, lặng lẽ đầy đủ và toàn bộ, đối với họ cũng nhƣ con cháu/ngƣời thừa kế của họ”. Đây là sự tiến bộ vƣợt bậc về việc ghi nhận những giá trị của công dân trƣớc pháp luật của một văn kiện pháp lý mang tầm quốc gia và nó ảnh hƣởng rất nhiều đến những văn kiện pháp lý ra đời sau này trên thế giới.

Không chỉ có Đại Hiến chƣơng Anh, tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ năm 1776 cũng là một văn kiện pháp lý ghi nhận các quyền không thể bị tƣớc đoạt của con ngƣời là quyền sống, quyền tự do và quyền sở hữu, nó là nguồn cảm hứng của rất nhiều nhân vật nổi tiếng sau này nhƣ Abraham Lincoln, Martin Luther King… và có ảnh hƣởng to lớn đến tuyên ngôn độc lập của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền

Pháp năm 1789 cũng ghi nhận những quyền trên. Việc bảo vệ quyền sống, quyền sở hữu chính là tƣ tƣởng khái quát để các nhà làm luật cụ thể hóa trong pháp luật thực định sau này, khi mà trong xã hội xuất hiện nhiều mối quan hệ mới đan xen, phức tạp hơn.

Nhƣ vậy ta có thể thấy tƣ tƣởng bảo vệ cho tính mạng, danh dự, tài sản của con ngƣời xuất hiện từ khá sớm và đặc biệt phát triển hƣng thịnh vào thời đại Phục Hƣng. Tuy không rầm rộ nhƣ ở Châu Âu, nhƣng ở Việt Nam nói riêng và các nƣớc Châu Á chịu ảnh hƣởng của Nho giáo nói chung việc kết hợp giữa “nhân trị” và “pháp trị”, giữa “trị quốc, an dân”và “lấy dân làm gốc” cũng xuất hiện từ thời cổ đại và đƣợc duy trì đến thời kỳ trung đại. Những văn bản pháp lý thời kỳ này phải kể đến nhƣ Quốc triều hình luật – thế kỷ XV; Từ tụng điều lệ – 1468; Hoàng Việt luật lệ – 1813. Tuy không tránh khỏi quy luật chung của những luật lệ phong kiến là hình phạt rất hà khắc, song ở đây ta cũng nhận thấy việc nhận thức về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm đƣợc thể hiện rất rõ nét. Các tội quy định về xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm đƣợc quy định theo từng chƣơng và trong quá trình làm luật sự nặng nhẹ của từng tội cũng nhƣ các trƣờng hợp phạm tội khác nhau đƣợc quy định khác nhau, ví dụ:

“Nếu tù nhân phạm tội nặng, bị thƣơng cần xét nghiệm, bị bệnh cần cấp thuốc men, thức ăn mà không trình lên để xin cấp; những tù nhân phạm tội nhẹ, đáng cho ngƣời thân thuộc bảo lĩnh mà không cho thì (ngƣời coi tù) đều bị phạt 80 trƣợng, nếu vì cớ ấy mà chết thì bị xử biếm hai tƣ”(Điều 6-Chƣơng Đoán ngục – Quốc triều hình luật).

“Tra khảo tù phạm không đƣợc quá 3 lần (nhƣ tra khảo một lần chƣa xong; giao sang ti hình khác lại phải tra khảo nữa thì cứ lệnh ra tù nhân chỉ phải tra khảo 3 lần là cùng); đánh bằng trƣợng không đƣợc quá số 100; trái lệnh này thì quan tra án bị phạt tiền 100 quan; nếu vì thế mà tù nhân bị chết thì phải khép vào tội cố sát. Nếu tù nhân bị bệnh ung nhọt không đợi cho y

khỏi mà tra khảo thì xử tội biếm; nếu trong lúc ấy mà cho thi hành tội trƣợng, thì xử phạt tiền 30 quan, kẻ bị tội mà chết thì biếm hai tƣ. Nếu theo đúng phép đánh bằng roi hay trƣợng, không may xảy ra để kẻ phạm tội bị chết thì không phải lỗi” (Điều 12-Chƣơng Đoán ngục – Quốc triều hình luật).

“Quan lại dùng uy thế, chức vụ vô cớ bắt trói ngƣời và tra khảo họ nơi tƣ gia (không kể có thƣơngtích hay không thƣơng tích) thì tăng hơn ngƣời thƣờng 2 bậc tội, nếu kẻ ấy chết thì kẻ ấy bị xử treo cổ” (Điều 11 – Quyền 15 Hình Luật – Hoàng Việt luật lệ)

“Phàm việc Bát nghị (đƣợc ƣu tiên vì lễ) tạ trên 70 tuổi (xót thƣơng ngƣời già), 15 tuổi trở xuống (vì lòng yêu mến trẻ), ngƣời tàn phế (thƣơng kẻ tàn phế) nhƣ có phạm tội thì quan ti không đƣợc dùng hình phạt tra khảo, chỉ căn cứ vào các bằng cớ mà định tội. Trái lệnh thì bị xử theo điều sai sót, thêm tội cho ngƣời (cố ý thì xử đủ tội, sai xót mà thêm thì giảm 3 bậc).” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các điều Luật trên không chỉ bảo vệ cho ngƣời dân, đảm bảo cho các quyền về tính mạng, sức khỏe của họ mà còn là những quy định mang tính chất tố tụng, quy định cách thức giải quyết vụ án, cách dụng hình hay chế tài xử phạt với ngƣời có thẩm quyền xử lý vụ việc nhƣng để xảy ra sai phạm. Đây chính là hạt nhân của tƣ tƣởng công bằng, bình đẳng, “vua phạm tội xử nhƣ thứ dân” của pháp luật Việt Nam thời xa xƣa. Ngoài các quyền về sức khỏe, tính mạng, các quyền về nhân phẩm cũng đƣợc coi trọng:

“Kẻ vu cáo cho ngƣời khác thì bị xử nhƣ tội đã vu cáo nhƣng giảm đi một bậc; đến nhƣ các quan giữ việc hạch tội vì tƣ tâm, tố giác không đúng sự thực, thì không đƣợc giảm tội. Nếu tố giác ngƣời khác từ 2 tội trở lên, việc nặng đúng sự thực hay là tố cáo mấy việc, chỉ một việc đúng sự thực thì lấy việc này mà giảm tội cho các việc khác là vu cáo”(Điều 38 – Chƣơng Đấu tụng – Quốc triều hình luật)

“Kẻ vu cáo quan trên tại chức bản phủ thì xử tội nhƣ tội đã vu cáo. Nếu lầ tội đại nghịch thì cho tố cáo mà không theo luật này” (Điều 41 – Chƣơng Đấu tụng – Quốc triều hình luật).

“Kẻ làm đơn kiện cáo mà phỉ báng quan ty thì xử biếm một tƣ; phỉ báng quan tể tƣớng đến mức gây nguy hại thì xử tội đồ làm chủng điền binh; không thậm tệ thì xử biếm ba tƣ; phỉ báng đến chính sự đƣơng thời thì xử tội nhƣ là tội “gửi thƣ giấu tên chê bai chính sự đƣơng thời” (Điều 45 - Chƣơng Đấu tụng - Quốc triều hình luật).

Ngoài ra các tội về xâm phạm tài sản của ngƣời khác cũng đƣợc quy định chi tiết, tuy không tạo thành chƣơng riêng biệt (trong Quốc triều hình luật) mà nằm rải rác trong các chƣơng khác nhau hoặc trong các Điều khác nhau của Lệ làng nhƣng nội dung của nó rất dễ hiểu khi quy định về hành vi

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân trong Luật Tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 27)