6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
1.3.2. NỘI DUNG CỦA NGUYÊN TẮC BẢO HỘ TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE,
và tài sản của công dân.
Bộ luật Tố tụng hình sự có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền công dân thông qua việc “chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan ngƣời vô tội ”. Với mục đích đó, các nguyên tắc cơ bản của Luật Tố tụng hình sự luôn đƣợc chú trọng xây dựng nhằm đảm bảo cho quá trình tiến hành tố tụng đƣợc thực hiện một cách thống nhất, đảm bảo quyền và lợi ích của công dân, khuyến khích, động viên tổ chức và cá nhân tham gia đấu tranh phòng ngừa tội phạm và định hƣớng cho quá trình xây dựng Luật tố tụng hình sự. Theo Hiến pháp Việt Nam thì tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản đƣợc nhà nƣớc quan tâm, bảo hộ. Nắm đƣợc định hƣớng đó, Bộ luật Tố tụng hình sự đã cụ thể hóa điều này trong Điều 7 của Bộ Luật, quy định rõ ràng: “a) Công dân có quyền đƣợc pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản; b) Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản đều bị xử lý theo pháp luật; c) ngƣời bị hại, ngƣời làm chứng và ngƣời tham gia tố tụng khác cũng nhƣ ngƣời thân thích của họ mà bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ theo quy định của pháp luật.”
Nhƣ ta đƣợc biết Luật tố tụng hình sự là công cụ sắc bén của nhà nƣớc trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, thể hiện rõ tính giai cấp và quyền lực của nhà nƣớc. Tính bắt buộc trong các quyết định tố tụng cũng nhƣ việc áp dụng các biện pháp cƣỡng chế sẽ ảnh hƣởng đến các quyền của công dân đã đƣợc Hiến pháp quy định. Do vậy việc quy định nghiêm ngặt những quyền đƣợc pháp luật bảo hộ nhƣ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản sẽ giúp những ngƣời tiến hành tố tụng tôn trọng các quyền đó, xác định trách nhiệm của họ trong hoạt động tố tụng. Nội dung Điều 7 của Bộ luật Tố tụng hình sự chỉ ra rất rõ đối tƣợng đƣợc bảo hộ ở đây là tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản; chủ thể thực hiện việc bảo hộ này là nhà nƣớc, là những cơ quan tiến hành tố tụng và ngƣời tiến hành tố tụng; hệ quả pháp lý của việc vi phạm pháp luật….
Việc quy định rất rõ ràng nhƣ vậy không chỉ nhằm định hƣớng cho hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng mà còn giúp ngƣời dân có thể hiểu rõ đƣợc những quyền, lợi ích mà họ đƣợc hƣởng, đƣợc bảo vệ, cũng nhƣ tránh những hành vi xâm hại đến quyền và lợi ích của ngƣời khác. Tính chất giáo dục và phòng ngừa tội phạm đã đƣợc thể hiện rất tốt qua nguyên tắc này.
Nằm trong Chƣơng II - Những nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 là Chƣơng bao gồm những quy định mang tính định hƣớng chi phối một số hoặc tất cả các hoạt động tố tụng hình sự, ta dễ dàng nhận thấy Nguyên tắc bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của công dân (Điều 7) là nguyên tắc nhằm đảm bảo cho các quyền và lợi ích của công dân. Việc phân loại các nguyên tắc hiện nay trong khoa học pháp lý tố tụng hình sự có nhiều cách, tuy nhiên trong phạm vi luận văn này tôi không đề cập sâu tới vấn đề đó, ở đây ta sẽ nhận thấy Nguyên tắc này là nguyên tắc mang tính chi phối toàn bộ hoạt động tố tụng hình sự, có thể áp dụng ở tất các các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Nguyên tắc này giữ vị trí quan trọng trong hệ thống các Nguyên tắc cơ bản của Luật tố
tụng hình sự, đảm bảo các quyền về nhân thân và tài sản của con ngƣời. Nó không chỉ thể hiện rõ quan điểm, đƣờng lối của Đảng và nhà nƣớc ta trong hoạt động tố tụng hình sự mà còn thể hiện sự học hỏi, hòa nhịp tốt của pháp luật trong nƣớc với pháp luật quốc tế.