Theo cách này, tốc độ gió được đo lường liên tục. Trên cơ sở dữ liệu gió đo được, tốc độ máy phát sẽđược điều chỉnh để tối ưu λ theo từng giá trị tốc độ gió và do đó có thểđạt công suất đầu ra tối ưu, sơđồ nguyên lý được cho ở hình 2.7. Quá trình điều khiển được dựa vào đường cong công suất tuabin hình 2.8.
Chương 2:Hệ thống máy phát DFIG. GVHD: PGS.TS Dương Hoài Nghĩa
SVTH: Nguyễn Lê Huy Bằng Trang23
Hình 2.7: Sơđồ nguyên lý điều khiển tối ưu λ (TSR)
Khi tốc độ gió đầu vào nhỏ hơn giá trị Vc , tuabin gió không làm việc vì công suất đầu ra không đáng kểđể thắng được ma sát của hệ thống truyền động và cũng để tránh quá dòng cho máy phát.
Khi tốc độ gió đầu vào lớn Vc và công suất phát ra nhỏ hơn công suất danh định, tốc độ rotor được điều chỉnh liên tục theo sự thay đổi của vận tốc gió để giữ cho λ
bằng hằng số tương ứng với giá trị cực đại của Cp . Vùng làm việc này được gọi là miền Cp cực đại.
Khi tốc độ gió tiếp tục tăng, công suất đầu ra đạt đến giá trị danh định (công suất định mức theo thiết kế của máy phát). Khi đó, tốc độ rotor được điều chỉnh để làm việc với λ sao cho Cp nhỏ hơn giá trị tối ưu và tuabin gió được vận hành ở công suất danh định tránh quá tải cho máy phát. Vùng làm việc này được gọi là miền công suất không đổi.
Khi tốc độ gió đầu vào tăng lớn hơn VF , tuabin gió được ngắt ra để bảo vệ máy phát và các bộ phận cơ khí khác.
Chương 2:Hệ thống máy phát DFIG. GVHD: PGS.TS Dương Hoài Nghĩa
SVTH: Nguyễn Lê Huy Bằng Trang24
Hình 2.8: Đường cong công suất turbine