Bệnh phó thương hàn: Nếu lợn tím tái, loại thả

Một phần của tài liệu Thông tin Khuyến nông Việt Nam 6 (2014) (Trang 27)

VII. ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

2. Bệnh phó thương hàn: Nếu lợn tím tái, loại thả

hàn: Nếu lợn tím tái, loại thải những con bệnh nặng, toàn đàn điều trị bằng kháng sinh: Flumequin, Colistine, Amoxylin,

Flophenicol… liều dùng theo khuyến cáo của nhà sản xuất, bổ sung vitamin, thuốc trợ sức, trợ lực, tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh, sát trùng.

Phòng bệnh:

- Vệ sinh phòng bệnh.

- Phòng bằng vắc-xin, thông thường tiêm cho lợn con lúc 21 ngày tuổi và tiêm nhắc lại sau 1 tháng. Nhưng đối với những vùng hay xảy ra bệnh phó thương hàn hoặc đối với lợn siêu nạc thì có thể tiêm vắc-xin sớm hơn lúc 10 - 15 ngày tuổi. Đối với lợn nái tiêm trước khi phối giống hoặc trước khi sinh 20 - 30 ngày.

Hỏi: Vườn xoài của gia đình tôi đang ra bông, có cây bị muỗi bâu dày, làm cây không đậu trái được. Xin hỏi cách xử lý như thế nào?

Nguyễn Văn Đức, Định Quán, Đồng Nai

Đáp: Theo nội dung mô tả của bạn thì có khả năng là do rầy bông xoài gây hại. Đây là đối tượng gây hại nguy hiểm cho cây xoài vào thời kỳ cây ra hoa, nếu không kịp thời phòng trừ có thể giảm năng suất hoặc mất trắng vụ xoài.

Rầy trưởng thành có kích thước tương đối nhỏ, dài khoảng

3 - 4 mm, màu nâu đen. Rầy non có màu xanh lục nhạt. Loại rầy này thường xuất hiện nhiều khi cây xoài bắt đầu trổ bông, khi trái phát triển thì mật độ rầy giảm dần. Một con rầy cái đẻ từ 100 - 200 trứng và thường đẻ trong nụ hoa, gân lá, cuống chồi non và cuống hoa. Khi mật số rầy cao có thể nghe tiếng nhảy lào xào của chúng trong lá. Khi xoài trổ bông thì rầy tập trung chích hút bông xoài. Rầy non và rầy trưởng thành đều chích hút nhựa của lá non và bông. Tuy nhiên, thiệt hại gây ra chủ yếu là bông, làm cho bông bị rụng, trái đậu ít và trái non cũng bị rụng. Ngoài ra, phân của rầy thải ra là môi trường cho nấm bồ hóng phát triển phủ đen trên chùm bông và mặt dưới lá.

Trong tự nhiên rầy bông xoài bị rất nhiều loài động vật và vi sinh vật tấn công như: nhện ăn thịt, bọ rùa, nấm ký sinh, ong ký sinh,…

Biện pháp xử lý:

Sau khi thu hoạch cần tiến hành xén tỉa cành, vệ sinh vườn thông thoáng nhằm hạn chế sự gây hại của rầy.

Trước giai đoạn ra bông (từ 1 - 2 tuần) sử dụng bẫy đèn, dưới bẫy đặt thau nước pha xà bông để thu hút và diệt rầy trưởng thành. Cách này chỉ áp dụng vào những đêm không có trăng và khi rầy chưa đẻ trứng.

Ở những vùng thường xuyên bị nhiễm rầy, tốt nhất là nên ngừa sớm khi xoài vừa có nụ hoa nếu quan sát thấy có nhiều rầy trú trong lá. Sử dụng các loại thuốc đặc trị rầy như: Actara 25WG, Applaud 10WP, Trebon 20WP,… Khi xoài đang ra hoa nếu áp dụng thuốc thì nên thận trọng vì có thể ảnh hưởng đến các côn trùng thụ phấn hoa.

Một phần của tài liệu Thông tin Khuyến nông Việt Nam 6 (2014) (Trang 27)