Bệnh viêm ruột, xuất huyết đường ruột và hoại tử

Một phần của tài liệu Thông tin Khuyến nông Việt Nam 6 (2014) (Trang 25)

VII. ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

1. Bệnh viêm ruột, xuất huyết đường ruột và hoại tử

đường ruột và hoại tử

Nguyên nhân: Tôm bị nhiễm trùng và thiếu dinh dưỡng, thiếu vitamin C. Ngoài ra cũng có thể do tôm bị ngộ độc khí, kim loại nặng hoặc do các yếu tố môi trường xấu (hàm lượng ôxy, nồng độ muối thấp, nhiệt độ nước ao thay đổi đột ngột, trong nước ao nuôi có độc tố do một số tảo tiết ra khi vào ruột tôm làm tấy đỏ thành ruột và ức chế chức năng gan tụy).

Dấu hiệu: Bệnh xảy ra ở tất cả các giai đoạn phát triển từ tôm giống đến trưởng thành làm cho tôm mất khả năng thấm lọc ruột dẫn đến hấp thụ dinh dưỡng kém rồi tử vong. Đối với tôm bị bệnh thường lờ đờ, vỏ có màu xanh nhạt, dưới vỏ có nhiều đốm màu nâu, hơi vàng. Khả năng tiêu hóa của ruột và gan tụy giảm sút nghiêm trọng làm tôm giảm ăn, chậm lớn, dễ bị sốc. Trong ruột tôm có nhiều vi sinh vật tạp khuẩn.

Phòng bệnh: Nên sử dụng chế phẩm sinh học để tăng cường đường tiêu hóa, tạo khả năng cho ruột tôm hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng, đồng thời làm sạch đáy ao, giảm thiểu các khí độc và độc tố do môi trường bị ô nhiễm.

Sử dụng chế phẩm ES-22 Imm Build để tăng cường sức đề kháng cho tôm. Đối với tôm thịt, ngay sau khi thả post xuống ao nuôi cần

Bò lai F1 Bò đực B.B.B

rắc khoảng 50 - 100 g ES-22 (ngày 2 lần) lên mặt ao nuôi có diện tích 1.000 m2. Từ tuần thứ 2 đến tuần thứ 4 trộn 200 g (0,2%) với 100 kg thức ăn để cho tôm ăn hàng ngày. Từ 1 tháng tuổi đến khi thu hoạch trộn 100 g (0,1%) với 100 kg thức ăn để cho tôm ăn hàng ngày.

Một phần của tài liệu Thông tin Khuyến nông Việt Nam 6 (2014) (Trang 25)