Vai trò, ý nghĩa của thừa kế QSDĐ trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu Thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật Việt Nam (Trang 29)

Nền kinh tế thị trường đã hình thành và đang phát triển ở nước ta vì thế cần khuyến khích mọi chủ thể phát huy mọi tiềm năng, nội lực cũng như sự năng động, sáng tạo để phát triển kinh tế. Đất đai là tài sản có giá trị lớn cần thiết được tham gia vào các giao dịch dân sự, kinh tế để phát triển đất nước. Chính vì thế việc quy định một trình tự, thủ tục rõ ràng về vấn đề thừa kế cũng như việc giải quyết tốt các tranh chấp về thừa kế QSDĐ có ý nghĩa quan trọng, cụ thể là:

- Quy định một trình tự, thủ tục rõ ràng, minh bạch về thừa kế QSDĐ giúp cho các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật thừa kế QSDĐ có thể thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình một cách dễ dàng. Điều đó giúp đem lại một trật tự trong việc thừa kế QSDĐ giảm thiểu các tranh chấp về thừa kế QSDĐ, một loại tranh chấp diễn ra phổ biến và rất phức tạp trong xã hội hiện nay;

- Nguyên đơn và bị đơn trong các vụ án tranh chấp về thừa kế QSDĐ thường là những người có cùng huyết thống, có quan hệ gần gũi, thân thuộc (cha, mẹ, con, anh, em… ) vì thế nếu không được giải quyết thoả đáng loại

tranh chấp này sẽ gây bất ổn định rất lớn, ảnh hưởng tới thuần phong, mỹ tục, ảnh hưởng tới các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc (cha kiện con; anh kiện em…) gây mất đoàn kết trong dòng tộc và sẽ ảnh hưởng tới tính bền vững của từng gia đình từ đó ảnh hưởng tới trật tự xã hội;

- Giải quyết tốt vấn đề thừa kế QSDĐ sẽ tạo điều kiện để đưa QSDĐ tham gia vào các giao lưu dân sự, kinh tế, mở ra một tiềm năng lớn của đất đai, khai thông các hoạt động liên quan tới QSDĐ (chuyển nhượng, cầm cố, cho thuê, thế chấp, góp vốn… bằng giá trị QSDĐ) đó chính là động lực to lớn giúp việc sử dụng đất đai có hiệu quả tạo động lực cho việc phát triển kinh tế.

1.4 Thừa kế QSDĐ trong pháp luật Việt Nam qua các giai đoạn phát triển

1.4.1 Thừa kế đất đai giai đoạn từ 1980 trở về trước

1.4.1.1 Thừa kế đất đai trong chế độ phong kiến Việt Nam

Trong lịch sử Việt Nam, các nhà nước Phong kiến ở mỗi triều đại đều ban hành pháp luật để củng cố quyền lực và phục vụ lợi ích cho giai cấp mình. Bên cạnh các quy định về hình luật thì các vấn đề về dân sự cũng được chú trọng: các vấn đề về hộ, hôn, điền, sản, thừa kế đã được ghi nhận trong pháp luật phong kiến.

Dưới thời Lê, Bộ Quốc Triều Hình Luật (Bộ Luật Hồng Đức) đã dành hẳn 02 chương – Hộ hôn và Điền sản để nói không chỉ về hôn nhân gia đình và ruộng đất mà còn về chế độ tài sản của vợ chồng, thừa kế, tặng cho và di chúc, hương hoả. Về hình thức, Quốc Triều Hình Luật quy định hai trình tự chia di sản: chia di sản theo di chúc và chia di sản theo pháp luật.

Trường hợp người chết không có chúc thư thì di sản được chia theo quy định của pháp luật. Người thừa kế theo pháp luật là người có quan hệ huyết thống trực hệ với người để lại di sản: di sản của cha mẹ sẽ được để lại cho các con. Chỉ khi người để lại di sản không có con thì cha mẹ người đó mới được

hưởng di sản. Vợ chồng không phải là thừa kế của nhau, tuy nhiên để đảm bảo cho cuộc sống của người vợ goá, chồng goá pháp luật cho phép người vợ goá, chồng goá được hưởng một phần điền sản của người chồng hoặc vợ để nuôi sống bản thân. Nếu người vợ goá lấy chồng khác thì phải trả lại điền sản.

Quốc Triều Hình Luật trong một chừng mực nhất định đã thể hiện sự bình đẳng nam nữ trong gia đình bằng việc quy định: Con trai, con gái được hưởng phần di sản bằng nhau. Tuy nhiên đối với con của vợ lẽ hoặc nàng hầu thì được phần kém hơn. Đối với con nuôi, chỉ được hưởng di sản của cha mẹ nuôi nếu có văn tự nhận con nuôi (và phải ghi trong văn tự nhận con nuôi là sẽ chia điền sản cho con nuôi) thì khi cha mẹ chết, mà không có chúc thư thì con đẻ và con nuôi mới được hưởng phần ngang nhau.

Pháp luật thời Lê rất coi trọng việc thờ cúng tổ tiên và coi đó là bổn phận của con cháu: Quốc Triều Hình Luật quy định bắt buộc phải lập hương hoả, nếu khi cha mẹ chết không có chúc thư mà anh chị em chia nhau di sản thì phải lấy 1/20 số ruộng đất làm phần hương hoả.

Đặc biệt pháp luật thời Lê rất coi trọng việc lập chúc thư và có điều khoản khuyến khích việc định đoạt di sản bằng chúc thư khi quy định “người làm cha mẹ phải liệu tuổi già mà lập sẵn chúc thư” [22, tr. 153] đó chính là quy định rất tiến bộ của Pháp luật thời Lê.

Tóm lại, Bộ Luật Hồng Đức tuy còn nhiều điểm thể hiện sự bất bình đẳng trong quan hệ thừa kế giữa nam và nữ, giữa con đẻ và con nuôi, giữa con của vợ cả và con của vợ lẽ tuy nhiên một số qui định về thừa kế nói chung và thừa kế điền sản (đất đai) nói riêng được ghi nhận trong Bộ luật Hồng Đức cho đến hiện nay vẫn có giá trị và cần được nghiên cứu để có sự kế thừa phù hợp (đặc biệt là phần qui định về ruộng đất hương hỏa).

Đến thời Nguyễn, Nhà nước phong kiến Việt Nam ban hành Bộ Hoàng Việt Luật Lệ (Bộ Luật Gia Long). Về thừa kế, Bộ luật Gia Long cũng thừa nhận hai hình thức là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo luật.

Về thừa kế tài sản nói chung và thừa kế đất đai (điền sản) nói riêng vẫn có sự phân chia địa vị giữa những người con của vợ cả với con của thê thiếp. Bên cạnh đó, quyền và lợi ích của người phụ nữ trong lĩnh vực thừa kế hầu như không được bảo vệ, trừ trường hợp người để lại di sản không có con trai, cháu trai.

Tóm lại, Pháp luật thừa kế của các triều đại phong kiến tuy còn nhiều điểm hạn chế về mặt nội dung và hình thức cũng như kỹ thuật lập pháp nhưng những qui định về thừa kế có giá trị to lớn trong việc nghiên cứu và xây dựng các quy phạm pháp luật hiện hành về thừa kế nói chung và thừa kế QSDĐ nói riêng.

1.4.1.2 Thừa kế đất đai trong thời kỳ Pháp thuộc

Trong thời Pháp thuộc, Việt Nam là nước thuộc địa nửa Phong kiến, do đó pháp luật dân sự ở Việt Nam mang đậm nét Thực dân – Phong kiến: tức là bên cạnh những yếu tố tiến bộ (mang dấu ấn của Bộ Luật Dân Sự Pháp) thì các tư tưởng lạc hậu của xã hội phong kiến Việt Nam vẫn được duy trì, cụ thể là, trong Trong Dân luật giản yếu Nam kỳ (DLN), Dân Luật Bắc Kỳ năm 1931 (DLB); Hoàng Việt Trung Kỳ hộ Luật (DLT) (1936) tư tưởng trọng nam, khinh nữ của ý thức hệ phong kiến được bảo tồn. Địa vị của người phụ nữ trong gia đình không được coi trọng mà bị lệ thuộc vào chồng. Trong lĩnh vực thừa kế, quyền thừa kế của người vợ bị hạn chế: người vợ không có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình, nếu không được chồng cho phép. Khi người vợ chết trước, người chồng được coi là chủ sở hữu duy nhất đối với tài sản riêng của vợ. Ngược lại nếu người chồng chết trước thì người vợ chỉ có quyền hưởng dụng tài sản riêng của bản thân [37, tr. 33].

Trong Dân luật giản yếu Nam kỳ (DLN) quy định người vợ goá được hưởng gia tài của chồng nhưng với điều kiện phải không được lấy chồng khác (giữ việc goá bụa). Chỉ được bán của cải của chồng trong khi cần kíp và nếu bán thì phải được trưởng tộc cho phép. Như vậy tuy cho phép người phụ nữ được thừa kế gia tài của người chồng để lại nhưng DLN lại hạn chế quyền quyết định và định đoạt tài sản này của người phụ nữ.

Pháp luật thời kỳ này rất chú trọng trong việc quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng, bởi yếu tố tín ngưỡng, tâm linh bằng việc quy định một cách cụ thể, chi tiết số lượng di sản dùng vào việc thờ cúng là bao nhiêu; việc quản lý, định đoạt di sản thờ cúng như thế nào: ví dụ bộ DLN quy định: Những vật thuộc về phụng tự thì không được bán; đất hương hoả không được bán nhưng trong trường hợp dòng nào không có con trai và đất hương hoả do con gái quản lý thì đất ấy được chia và được phép bán; đất hương hoả cũng được phép bán trong trường hợp việc lập hương hoả đã tồn tại rất lâu năm:

“Sự bán hương hoả được coi là theo phép khi nào sự lập phần hương hoả ấy đã lâu năm lắm và không có trụ đá khắc chữ hương hoả” (Tân Thơ Tổng Lý Quy Điều – Bộ Dân Luật Nam Kỳ - Đoạn thứ 12).

Tóm lại, Trong DLB, DLT, DLN đã có những quy định tương đối chặt chẽ và có nhiều điểm tiến bộ hơn rất nhiều so với các bộ luật trước đây (Bộ Luật Hồng Đức, Bộ Luật Gia Long) về vấn đề thừa kế, như quy định người phụ nữ có quyền hưởng di sản ngang bằng với người nam giới, quy định về diện và hàng thừa kế, quy định về điều kiện của người được hưởng di sản.... Một số quy định cho đến hiện nay vẫn còn giữ nguyên giá trị.

Đặc điểm của pháp luật thừa kế giai đoạn này là: Về hình thức: Thừa kế được thực hiện dưới hai hình thức: theo pháp luật và theo di chúc; Không có quy định riêng về vấn đề thừa kế đất đai tuy nhiên vấn đề thừa kế đất hương hoả, đất “Hậu điền”; “Kỵ điền” được quy định rất chi tiết và chặt chẽ;

Nguyên tắc cơ bản để xác định người thừa kế là dựa chủ yếu trên quan hệ huyết thống (cha, mẹ và con cái) bên cạnh đó còn dựa vào quan hệ nuôi dưỡng (cha mẹ nuôi với con nuôi); quan hệ hôn nhân (vợ chồng); Vấn đề bình đẳng trong thừa kế và để lại thừa kế bị hạn chế: Sự bình đẳng giữa vợ và chồng; giữa con đẻ và con nuôi; con trong giá thú và con ngoài giá thú bị hạn chế.

Tuy nhiên pháp luật về thừa kế giai đoạn này cũng đạt được những chuẩn mực nhất định trong việc quy định về các vấn đề thừa kế: đó chính là các quy định về điều kiện để hưởng di sản thừa kế là: Phải là người còn sống khi mở thừa kế; quy định về các trường hợp “bất xứng” không được quyền hưởng di sản; việc thanh toán các khoản nợ của người để lại di sản không vượt quá phạm vi di sản thừa kế; Quyền từ chối nhận di sản; quy định về việc tham gia của hội đồng gia tộc trong quan hệ thừa kế đất hương hoả…đây là những quy định rất tiến bộ. Bên cạnh đó vấn đề di sản thờ cúng được quy định một cách đầy đủ, chi tiết…. Nhiều nguyên tắc tiến bộ đã được được kế thừa và phát triển cho tới ngày nay. Nhiều vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu như vấn đề di chúc có điều kiện; Vấn đề thừa kế thế vị trong trường hợp từ chối hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản…

1.4.1.3 Thừa kế đất đai trong chế độ chính quyền Sài Gòn

Chính quyền Sài Gòn tồn tại trong một thời gian ngắn ngủi và cũng đã kịp ban hành Bộ Dân Luật 1972 nhưng việc áp dụng chưa được bao lâu thì đất nước thống nhất. Bộ Luật Dân Sự Sài Gòn 1972 về cơ bản giống Bộ Dân Luật Pháp 1804 và tương tự như các DLB, DLT, DLN.

Bên cạnh những điểm tiến bộ như quy định các trường hợp không được thừa hưởng di sản (bất xứng); Quyền từ chối nhận di sản... ; con nuôi được thừa kế như con đẻ; Con gái, con trai được thừa kế ngang nhau. Cũng như các Bộ Luật trên, Bộ Dân Luật Sài Gòn cũng có những hạn chế như có sự phân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

biệt con trong giá thú, con ngoài giá thú như quy định” Nếu cha mẹ có con chính thức thì con ngoại hôn chỉ được một phần bằng nửa phần của con chính thức” [31, tr. 122 - 124].

Đặc điểm của pháp luật thừa kế giai đoạn này là không có các quy định riêng về vấn đề thừa kế đất đai mà thừa kế đất đai được quy định như thừa kế các tài sản thông thường khác. Tuy nhiên vấn đề “Ruộng đất hương hoả”; đất “Hậu điền”, “Kỵ điền” được quy định rất chi tiết và chặt chẽ.

1.4.1.4 Thừa kế đất đai giai đoạn từ khi Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ra đời đến trước khi có Hiến pháp 1980 (Giai đoạn Hiến Pháp 1946; 1959)

Bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (Hiến pháp 1946) tuy chưa đưa chế định thừa kế vào một trong những quyền cơ bản của công dân nhưng đã quy định “Quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam được bảo đảm”. Ngày 22/05/1950, Hồ Chủ Tịch ký Sắc lệnh 97/SL về việc sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật, quy định một số nguyên tắc mới để áp dụng pháp luật trong nền dân chủ nước ta, Sắc lệnh ghi nhận một số nguyên tắc lớn liên quan đến nhân thân và tài sản trong đó ghi nhận quyền bình đẳng của phụ nữ so với nam giới; Vợ, chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau ngang nhau; quyền tự lập của con đã thành niên; Vợ goá, chồng goá, các con đã thành niên có quyền xin chia di sản; con, cháu hoặc vợ goá, chồng goá không bắt buộc phải nhận thừa kế của người đã chết; Các chủ nợ của người đã chết không có quyền đòi người thừa kế phải thanh toán nợ quá phần di sản mà người đó nhận được... Như vậy, mặc dù tạm thời áp dụng các bộ luật của chế độ cũ nhưng Nhà nước ta đã đặt ra những nguyên tắc chủ đạo thể hiện tư tưởng tiến bộ, định hướng cho việc áp dụng pháp luật bằng việc quy định: Tất cả các điều khoản trong dân pháp điển Bắc Kỳ; Dân Pháp điển Trung kỳ; Pháp quy giản yếu 1883 thi hành ở Nam kỳ và những luật lệ

theo sau, trái với những điều khoản trên này đều bị bãi bỏ.” (Điều 14 Sắc Lệnh 97 ngày 22/5/1950).

Đây chính là những tư tưởng pháp luật tiến bộ, tuy chưa được quy định một cách hoàn thiện nhưng bước đầu đã đặt nền móng cho việc hình thành một nền pháp luật tiến bộ, dân chủ.

Quyền thừa kế của công dân lần đầu tiên được ghi nhận tại điều 19 Hiến pháp năm 1959 với quy định: " Nhà nước chiểu theo pháp luật bảo hộ quyền thừa kế về tài sản tư hữu của công dân".

Chế độ thừa kế được xây dựng trên nguyên tắc bình đẳng nam nữ và không phân biệt đối xử giữa các con: Vợ chồng đều có quyền thừa kế tài sản của nhau; các con đều có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau trong gia đình và trong việc hưởng thừa kế, không phân biệt con trai, con gái, con trong giá thú, con ngoài giá thú, con đẻ, con nuôi ( Điều 16, 23,24 Luật Hôn nhân Gia đình 1959).

Trong giai đoạn này, Nhà nước thừa nhận nhiều hình thức sở hữu đất đai trong đó có sở hữu tư nhân về đất đai, vì vậy các tranh chấp về thừa kế đất đai cũng được giải quyết như thừa kế các tài sản thông thường khác.

1.4.2 Thừa kế đất đai sau năm 1980

1.4.2.1 Thừa kế đất đai giai đoạn từ 1980 đến năm 1992 (Giai đoạn Hiến Pháp 1980; Luật đất Đai 1987 và Pháp Lệnh thừa kế 1990)

Quyền thừa kế được tiếp tục ghi nhận tại điều 27 Hiến pháp năm 1980

"Pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản của công dân".

Các văn bản pháp luật về thừa kế trong giai đoạn này có Thông tư 81 Ngày 24/07/1981 Hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về thừa kế; Pháp lệnh thừa kế Ngày 30 tháng 08 năm 1990; Nghị quyết số 02/HĐTP (ngày 19/10/1990) của Hội đồng Thẩm Phán Toà án Nhân dân Tối cao hướng dẫn

các toà án áp dụng thống nhất các quy định của pháp lệnh thừa kế 1990 khi

Một phần của tài liệu Thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật Việt Nam (Trang 29)