0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Trường hợp thứ hai

Một phần của tài liệu NGƯỜI THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO NỘI DUNG DI CHÚC THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2005 (Trang 59 -59 )

4. Tài liệu tham khảo

3.1.2. Trường hợp thứ hai

Vào ngày 23 tháng 06 năm 2010, tại trụ sở Tòa án nhân dân thành phố H đã mở phiên tòa xét xử vụ kiện “Tranh chấp chia di sản thừa kế”

Tóm tắt nội dụng vụ án:

Vợ chồng ông Trần Tiễn, bà Trịnh Thị Điều kết hôn vào năm 1958, có năm người con chung là: Trần Quang Ghi, Trần Thị Cúc, Trần Quang Tuyên, Trần Quang Tý và Trần Quang Hoàng. Anh Tý có vợ là Hoa và có hai người con là Thiện và Phát. Vào tháng 6/2006, anh Tý chết do tai nạn giao thông. Anh Tý có để lại di chúc cho ông Tiễn, bà Điều mỗi người 1/4 di sản còn một nửa di sản chia đều cho các con.

56

Ngày 02 tháng 7 năm 2009, chị Hoa kiện đến Tòa án yêu cầu chia thừa kế di sản của anh Tý.

Tòa án xác định được: Tài sản chung hợp nhất của anh Tý và chị Hoa là một ngôi nhà cấp 4, diện tích đất vườn là 500 m2

và một số hoa lợi trên đất trị giá là 250.000.000đồng

Tòa án đã giải quyết:

Di sản của anh Tý là 125.000.000đồng (di sản của anh Tý từ tài sản chung hợp nhất với chị Hoa là 250.000.000đồng).

Do anh Tý đã định đoạt hết tài sản của mình cho ông Tiễn, bà Điều mỗi người 1/4 di sản và cho các con của anh là Thiện và Phát hưởng chung 1/2 tài sản của anh. Theo quy định tại Điều 669 Bộ luật Dân sự, chị Hoa là vợ của anh Tý được hưởng: 125.000.000đ : 5 x 2/3 = 16.666.666đ. Di sản còn lại của anh Tý để chia theo di chúc là 125.000.000đ – 16.666.666đ = 108.333.333đ.

Theo di chúc, ông Tiễn, bà Điều; Thiện và Phát mỗi người đều được hưởng 1/4 di sản của anh Tý là 27.083.333đồng (108.333.333đồng : 4)

Nhận xét:

Chị Hoa là vợ của anh Tý được thừa kế di sản của anh Tý không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Còn cha, mẹ và các con của anh Tý đã được hưởng di sản theo di chúc.

3.1.3.Trường hợp thứ ba

Vào ngày 27 tháng 07 năm 2008, tại trụ sở Tòa án nhân dân thành phố H đã mở phiên tòa xét xử vụ kiện “Tranh chấp chia di sản thừa kế”

Tóm tắt nội dụng vụ án:

Ông Hồ Tấn Cư kết hôn với bà Huỳnh Thị Diệp vào năm 1951, có ba người con chung là các anh Hồ Tấn Long, anh Hồ Tấn Linh và chị Hồ Thị Liên. Anh Long có vợ là Trần Thị Thu, có hai người con chung là Hồ Tấn Bảo và Hồ Thị Phượng

57

Ông Cư bị kết án về hành vi gây thương tích cho anh Long.

Anh Long qua đời vào tháng 4/2005, có để lại di chúc cho chị Thu hưởng 1/4 di sản và truất quyền thừa kế của ông Cư và bà Diệp.

Ngày 04 tháng 4 năm 2008, bà Diệp kiện đến Tòa án xin được chia di sản của anh Long. Tòa án xác định được:

Tài sản chung hợp nhất của anh Long và chị Thu là 960.000.000đ

Tòa án đã giải quyết:

Chấp nhận đơn khởi kiện của bà Diệp. Anh Long chết có để lại di chúc cho chị Thu 1/4 di sản và truất quyền thừa kế của ông Cư và bà Diệp.

Di sản của anh Long = 960.000.000đ : 2 = 480.000.000đ

Theo quy định tại Điều 669, ông Cư và bà Diệp là cha mẹ của anh Long được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc nhưng ông Cư đã bị kết án về hành vi gây thương tích cho anh Long, do đó ông Cư bị tước quyền hưởng di sản của anh. Như vậy, chỉ còn bà Diệp được hưởng di sản thừa kế của anh Long không phụ thuộc vào nội dung của di chúc; theo đó bà Diệp được hưởng = 480.000.000đ : 4 x 2/3 = 80.000.000đ

Chị Thu là vợ, được thừa kế 1/4 di sản của anh Long, theo đó chị Thu = 480.000.000đ : 4 = 120.000.000đ

Phần di sản còn lại của anh Long được chia theo pháp luật: 480.000.000đ – (80.000.000đ + 120.000.000đ) = 280.000.000đ

Hàng thừa kế thứ nhất của anh Long gồm ông Cư, bà Diệp, chị Thu và hai người con là Bảo và Phượng. Nhưng bà Diệp đã bị truất quyền hưởng di sản và đã được hưởng di sản của anh Long theo quy định tại Điều 669 Bộ luật Dân sự. Riêng ông Cư đã bị tước quyền hưởng theo quy định tại Khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự. Vậy những người được thừa kế theo pháp luật tại hàng thừa kế thứ nhất chỉ còn ba người là chị Thu, Bảo và Phượng và mỗi người được nhận phần tài sản có giá trị là: 280.000.000đ : 3 = 93.333.333đ.

58

Nhận xét:

Ông Cư và bà Diệp đều bị anh Long truất quyền hưởng di sản nhưng bà Diệp vẫn được hưởng di sản theo quy định tại Điều 669 Bộ luật Dân sự còn ông Cư không có quyền hưởng do bị tước quyền theo quy định tại Khoản 1 Điều 643 Bộ luật dân sự. Khi xác định hai phần ba suất thừa kế chia theo pháp luật, chỉ chia cho 4 suất để xác định hai phần ba suất thừa kế theo pháp luật cho bà Diệp. Vì ông Cư đã bị loại khỏi hàng thừa kế thứ nhất (là người không được quyền hưởng di sản theo quy định tại Khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự), riêng bà Diệp vẫn tính là những người thừa kế theo pháp luật để tính phần bà được hưởng là hai phần ba di sản.

Ông Cư chỉ được hưởng di sản của anh Long với điều kiện anh Long đã biết ông Cư có hành vi xâm phạm sức khỏe của anh nhưng vẫn cho ông hưởng di sản theo di chúc. Trong tình huống này, anh Long đã lập di chúc truất quyền thừa kế của ông Cư, do vậy, ông Cư không được hưởng di sản của anh Long.

Một phần của tài liệu NGƯỜI THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO NỘI DUNG DI CHÚC THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2005 (Trang 59 -59 )

×