4. Tài liệu tham khảo
3.1.1. Trường hợp thứ nhất
Tóm tắt nội dụng vụ án:
Vào năm 1960, ông Đào Đình Hùng kết hôn với bà Nguyễn Thị Bích, có bảy người con chung là: Đào Thị Kha, Đào Thị Bách, Đào Thị Hạnh, Đào Thị Lộc, Đào Thị Tơ, Đào Thị Phượng, Đào Thị Bình.
Năm 1978, ông Hải đã bỏ mẹ con bà Bích để chung sống với bà Trần Thị Thảo và đã sinh ra Đào Đình Dũng.
Ông Hải qua đời vào tháng 3/2007, có để lại di chúc cho bà Thảo hưởng 1/2 di sản, còn 1/2 di sản ông định đoạt giao cho người em trai ruột là ông Thanh quản lý để dùng vào việc thờ cúng.
Ngày 01/10/2009, bà Bích có đơn khởi kiện gửi đến Tòa án huyện P, xin được chia di sản của ông Hùng. Tòa án xác định được: Tài sản chung hợp nhất của ông Hùng và bà Bích là một ngôi nhà và một số tài sản có giá trị là: 960.000.000 đồng; tài sản chung của ông Hùng và bà Thảo chung nhau có 320.000.000đồng;
Tòa án đã xử:
54
trái pháp luật, do vậy tài sản của ông Hùng và bà Thảo chung nhau thuộc hình thức sở hữu chung theo phần nhưng số tài sản của ông Hùng được xác định trong khối tài sản chung với bà Thảo thuộc quyền sở hữu chung hợp nhất với bà Bích (tài sản của vợ chồng có trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung), do vậy tài sản chung hợp nhất của ông bà Hùng và Bích được xác định như sau: 960.000.000 đồng + (320.000.000 đồng : 2) = 1.120.000.000 đồng (160.000.000đ thuộc quyền sở hữu của bà Thảo; còn 160.000.000đ thuộc quyền sở hữu chung hợp nhất của ông Hùng và bà Bích. Quan hệ của ông Hùng và bà Thảo không phải là quan hệ hôn nhân hợp pháp, họ đã vi phạm chế độ một vợ, một chồng.
Di sản của ông Hùng được xác định từ tài sản chung hợp nhất của ông Hùng và bà Bích, theo đó di sản của ông Hùng = 1.120.000.000 đồng : 2 = 560.000.000 đồng.
Bà Bích không được ông Hùng chỉ định là người thừa kế theo di chúc và ông Hùng cũng không truất quyền thừa kế của bà Bích nhưng ông đã định đoạt toàn bộ tài sản cho em của ông là ông Thanh quản lý dùng vào việc thờ cúng và thừa kế. Theo quy định tại Điều 669 Bộ luật Dân sự, bà Bích là vợ và anh Đào Đình Dũng (dưới 18 tuổi) là con của ông Hùng được hưởng phần di sản: 560.000.000 đồng : 9 x 2/3 = 41.48.000đ. Di sản còn lại của ông Hùng = 560.000.000đ – (41.480.000đ x 2) = 477.040.000đ.
- Theo di chúc, bà L = 477.040.000 đồng : 2 = 238.520.000 đồng
- Còn 1/2 di sản của ông Hùng là 238.520.000 đồng, giao cho ông T quản lý dùng vào việc thờ cúng.
Nhận xét:
Quyền định đoạt của ông Hùng bị hạn chế theo quy định tại Điều 669 Bộ luật dân sự và sự hạn chế quyền định đoạt đó được thể hiện theo cách xác định phần được hưởng của bà Bích và anh Dũng. Còn những người con khác
55
của ông Hùng đều đã trưởng thành và ông Hùng đã định đoạt hết tài sản cho bà Thảo và phần di sản dùng vào việc thờ cúng, do vậy trong trường hợp này họ không được hưởng di sản của ông Hùng.
- Về di sản dùng vào việc thờ cúng mà ông Hùng đã định đoạt giao cho ông Thanh quản lý là 1/2 di sản của ông. Nhưng sự định đoạt của ông Hùng bị hạn chế đối với phần di sản dùng vào việc thờ cúng và phần di sản định đoạt cho bà Thảo được hưởng do có bà Bích và anh Dũng được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc; bà Bích và anh Dũng được hưởng phần thừa kế đó theo cách xác định ở trên.
Qua sự việc trên, nếu giữ nguyên những gì người lập di chúc định đoạt đối với di sản dùng vào việc thờ cúng thì lợi ích của những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc theo quy định tại Điều 669 Bộ luật dân sự sẽ bị vi phạm do không thể giải quyết được. Giả sử ông Hùng định đoạt hết phần tài sản của mình theo di chúc cho ông Thanh quản lý để dùng vào việc thờ cúng mà nếu theo quan điểm di sản thờ cúng không được chia thừa kế thì quyền lợi của bà Bích và anh Dũng không được đảm bảo theo quy định tại Điều 669 Bộ luật Dân sự.