Những tồn tại, yếu kém và nguyên nhân

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CỦATỈNH THANH HOÁ TRONG THỜI KỲ 1996 ĐẾN 2002 (Trang 32 - 37)

III. NHỮNG KẾT LUẬN ĐƯỢC RÚT RA TỪ THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CỦA TỈNH THANH HÓA.

2.Những tồn tại, yếu kém và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đạt được, sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời gian qua cũng đã bộc lộ những yếu kém của nó. Vì vậy để xác định những yếu kém, tồn tại và từ đó xác định các nguyên nhân cản trở nhằm đề ra giải pháp cho sự phát triển tốt hơn, nhanh hơn trong giai đoạn tiếp theo.

2.1. Những tồn tại, yếu kém.

Ngoài những tiến bộ và kết quả đạt được, theo bài viết, quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Thanh Hoá trong những năm qua còn tồn tại một số yêú kém sau đây:

- Trong lĩnh vực nguồn lực, yếu tố vốn quá chú trọng đôi khi đến mức lạm dụng trong khi lao động được coi là nguồn lực quan trọng nhất cho sự phát triển kinh tế xã hội lại chưa được coi trọng đúng mức.

Điều đáng nói ở đây là sự bất cập về trình độ của lực lượng lao động xã hội so với yêu cầu của sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Chúng ta thường coi sức lao động với giá thấp ở nước ta là một lợi thế để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, nhưng trong điều kiện tiến bộ khoa học công nghệ kỹ thuật ngày nay, nhiều ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ và vốn ngày càng cao, đòi hỏi lao động phải được chuẩn bị tốt về trình độ phong cách làm việc. Bởi vậy trong khi lao động nông nghiệp tiếp tục dư thừa thì vẫn thiêú người lao động có khả năng làm việc tốt trong các ngành công nghiệp và dịch vụ theo những tiêu chuẩn của côngnghiệp hóa, hiện đại hoá. Do chưa chú trọng đến nguồn lực con người, đến yếu tố kỹ thuật công nghệ, nên trong những năm qua từ bố trí đầu tư đến sắp xếp sử dụng lao động, đào tạo nguồn nhân lực, bảo đảm quan hệ thích ứng giữa trình độ công nghệ để áp dụng với trình độ lao động... đều chưa được xử lý đúng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

- Cơ cấu ngành kinh tế chậm chuyển dịch, cơ cấu ngành kinh tế tuy có sự thay đổi theo hướng tích cực, tuy nhiên vẫn hết sức chậm chạp, tỷ trọng nông nghiệp vẫn chiếm 37% trong GDP của tỉnh năm 2002. Với cơ cấu ba nhóm ngành nông- công nghiệp và dịch vụ là 37%-29,8% và 33,2% thì còn lâu Thanh Hoá mới thật sự trở thành một tỉnh công nghiệp.

Nhìn một cách tổng quát, cho đến nay Thanh Hoá cơ bản vẫn là tỉnh nông nghiệp. Trong cơ cấu ngành, mỗi ngành cũng tồn tại những yếu kém của

+ Trong nông nghiệp: Chỉ đạo sản xuất đối với miền núi còn lúng túng, tính chất độc canh tự cung tự cấp thể hiện trên nhiều lĩnh vực, rõ nét nhất là ở cơ cấu cây trồng, ngành nghề vật nuôi. Chăn nuôi chưa thoát khỏi tính chất thụ

động và còn lâu mới trở thành ngành kinh tế chính. Cơ cấu cây trồng phù hợp với từng ngành vùng còn chậm được xác định, sản xuất hàng hoá kém phát triển, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn, chế biến lâm sản và xuất khẩu còn nhiều yếu kém, trang bị kỹ thuật và trình độ con người còn có khoảng cách xa so với đầu tư. Nuôi trồng thuỷ sản tăng chậm. Chế biến xuất khẩu đường như chững lại, cả thời kỳ không đầu tư được một cơ sở chế biến tương xứng nào.

+ Trong công nghiệp: cơ cấu sản phẩm ngành nghề còn đơn điệu, chậm đổi mới,nhiều ngành hàng tiêu dùng, chế biến nông lâm thuỷ sản, ngành thu hút nhiều lao động chưa được quan tâm đúng mức. Các sản phẩm công nghiệp của Thanh Hoá nhìn chung đang đứng trước những nguy cơ và thách thức thị trường rất lớn, một vài sản phẩm chiếm ưu thế về số lượng như xi măng, đường nhưng giá thành quá cao, tới nay chỉ có một sản phẩm được cấp giấy chứng nhận ISO.

+ Trong dịch vụ: những mặt hoạt động của thương mại và thị trường còn hạn chế, mạng lưới hoạt động chưa đều, ở vùng núi, nông thôn, vùng sâu vùng xa nhiều khi còn bị bỏ trống, hiện tượng buôn bán gian lận, hàng giả còn nhiều. Hoạt động thương mại chưa gắn với sản xuất, chưa làm được vai trò mở đường, hướng dẫn và kích thích sản xuất. Trong xuất khẩu, kim ngạch và mặt hàng xuất khẩu không vững chắc, thị trường bó hẹp không có thêm hàng mới. Đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất kinh doanh và chế biến vật liệu xây dựng chưa được chú ý đúng mức.

- Chưa hình thành rõ các ngành trọng điểm và mũi nhọn chủ lực của tỉnh và do đó cũng chưa lựa chọn và định hướng rõ được các ngành mũi nhọn để tập trung đầu tư. Mặc dù trong các văn kiện chính thức của Đảng và Nhà nước cũng như địa phương đã khẳng định "Hình thành dần một số ngành kinh tế mũi nhọn như chế biến nông, lâm, thuỷ sản, khai thác và chế biến dầu khí, một số ngành có khí chế tạo, công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin, du lịch" (Đảng cộng sản Việt nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII,1996, tr86) nhưng có thể mạnh dạn nói rằng cho đến thời điểm này, nước ta nói chung và Thanh Hoá nói riêng chưa có sản phẩm kinh tế nào thực sự là mũi nhọn nếu lấy tiêu chuẩn sản phẩm mũi nhọn ở các nước phát triển trên

thế giới. Vì vậy, chưa có những sản phẩm hàng hoá có khối lượng lớn, chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

- Tốc độ đô thị hoá chậm trong khi chênh lệch giữa nông thôn và thành thị tăng.

- Thiếu chiến lược và chính sách ổn định lâu dài. Chưa có chiến lược và quy hoạch có luận cứ khoa học và có tính khả thi. Sự thiếu vắng chiến lược và chính sách nhất quán trước hết làm cho quy hoạch phát triển của các ngành thiếu đi một cơ sở vững chắc. Việc chưa định hình rõ các ngành, các sản phẩm mũi nhọn then chốt phần nào có nguyên nhân từ sự thiếu vắng chiến lược và chính sách cơ cấu từ đó dẫn đến chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm yếu, hơn nữa lại chỉ quan tâm đầu tư cho các doanh nghiệp mà lại thiếu đường lối chính sách khuyến khích các doanh nghiệp ngoài quốc doanh yên tâm đầu tư phát triển sản xuất. Do vậy khả năng tăng trưởng kém và hậu quả tất yếu là cơ cấu ngành kinh tế chậm chuyển dịch và kém hiệu quả.

- Điểm xuất phát nền kinh tế của Thanh Hoá là thấp, thực chất còn ở giai đoạn sơ khai của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, song tư tưởng nóng vội muốn sử dụng lợi thế của nước đi sau, nước công nghiệp hoá muộn để đốt cháy giai đoạn đã làm cho bức tranh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Thanh Hoá có phần hỗn tạp pha trộn, thể hiện chưa rõ.

Như vậy thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Thanh Hoá thời gian qua tuy đã đạt được các thành tựu, góp phần tạo đà tăng trưởng kinh tế nhanh và tương đối ổn định. Song cũng phát sinh thêm nhiều vấn đề cần tiếp tục tháo gỡ, nhất là trong điều kiện hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.

2.2. Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó có cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan, nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài...Song có thể tập trung lại một số nguyên nhân chủ yếu:

- Xuất phát từ đặc điểm, điều kiện tự nhiên của Thanh Hoá. Thanh Hoá là một tỉnh đất rộng, người đông (diện tích đứng thứ 5, dân số đứng thứ 2 toàn quốc) nhưng lại ít lợi thế để kêu gọi đầu tư phát triển, địa hình phức tạp, điều kiện tự phát triển kinh tế nói chung hạn chế. Bước vào thời kỳ đổi mới , xuất phát điểm tiến hành chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế rất thấp, kết cấu hạ

tầng kinh tế xã hội vừa yếu, vừa thấp kém. Chất lượng lao động thấp, công nghiệp dịch vụ chưa phát triển, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó Thanh Hoá lại không được trung ương chọn đưa vào vùng kinh tế động lực của cả nước và tập trung đầu tư. Là một tỉnh lớn nhưng trong bố trí, cân đối vốn ngân sách, đặc biệt là vốn đầu tư của trung ương hàng năm vẫn không có gì hơn các tỉnh khác... Đây là một trong những nguyên nhân làm chậm quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Thanh Hoá.

- Cơ cấu ngành chưa có sự kết hợp chặt chẽ theo mục tiêu thống nhất với cơ cấu theo thành phần, cơ cấu vùng lãnh thổ và cơ cấu công nghệ. Do vậy, về mặt chủ trương phát triển kinh tế đã có sự định hướng khá rõ nhưng chủ trương đó không được thực hiện nghiêm túc và tính tự phát trong phát triển kinh tế còn nặng nề.

- Trình độ khoa học công nghệ kỹ thuật, trình độ tổ chức quản lý công nghiệp chậm được đổi mới, cơ chế cũ chưa được xoá đi hoàn toàn, đội ngũ cán bộ quản lý chưa thích ứng được với thị trường, tạo ra sứccản lớn đối với quá trình chuyển dịch, đổi mới. Bên cạnh đó sức ép về giải quyết việc làm và thực hiện chính sách xã hội cũng không cho phép chuyển dịch mạnh mẽ sang các ngành kỹ thuật cao.

- Thị trường tiêu thụ hàng hoá trên địa bàn chưa phát triển và không ổn định, nhất là thị trường tiêu thụ hàng nông sản và hàng tiêu dùng là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Thanh Hoá. Thị trường trong tỉnh là một mặt do chưa chú trọng khai thác, mặt khác do thu nhập của dân cư thấp, sức mua hạn chế nên kém phát triển, thị trường bên ngoài và ngoài nước chưa được quan tâm chú ý đến khả năng còn hạn chế và chưa đủ sức cạnh tranh. Vì vậy chưa có đủ động lực kích thích phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

- Chưa có một định hướng chung và quy hoạch đầu tư thống nhất như. Các doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh đều phát triển kinh doanh mang tính tự phát, manh mún, chồng chéo, bất hợp lý. Bên cạnh đó vốn đầu tư cho sản xuất còn rất hạn chế, vốn đầu tư do tích luỹ được trong nền kinh tế của tỉnh còn rất thấp, trong khi đó lại không dám mạnh dạn vay vốn ngân hàng để đầu tư mà chỉ chú trọng trông chờ vào vốn đầu tư của nhà nước. Một bộ phận

doanh nghiệp và tư nhân có vốn nhưng lại không đầu tư vào sản xuất mà chỉ để mua sắm trang bị các tiện nghi đắt tiền cho tiêu dùng lãng phí đã kìm hãm tiến trình đổi mới và hạn chế quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

- Tư tưởng bảo thủ trì trệ, hiểu biết về thị trường và cơ chế thị trường hạn chế, ngay cả trong xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện. Trong một số bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân, di sản cảu cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp vẫn còn tồn tại, tính năng động trong cơ chế thị trường chuyển biến chậm so vơi yêu cầu. Tình trạng bảo thủ trì trệ trong phạm vị nhất định đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình đổi mới. Điều này thể hiện rất rõ là mặc dù trong những năm qua, Thanh Hoá có rất nhiều mô hìnhđiển hình về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế có hiệu quả, được nhiều địa phương trong cả nước tham quan và học tập kinh nghiệm, nhưng việc tổng kết, rút kinh nghiệm để nhân mô hình ra diện rộng còn rất hạn chế và chưa tốt. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến quá trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Thanh Hoá.

- Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội trong những năm qua mặc dù đã được chú trọng đầu tư, song so với các tỉnh và thành phố trong cả nước thì Thanh Hoá còn qúa thấp kém, vừa thiếu lại vừa không đồng bộ. Hệ thống lưới điện quốc gia, giao thông thuỷ lợi, thông tin truyền hình ....còn nhiều bất cập vàkhó khăn. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến giao lưu hàng hoá, tiếp cận thị trường, phát triển sản xuất ...cũng như đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Thanh Hoá.

- Cácnhân tố khác như tình hình thiên tai, lũ lụt, các biến động của tình hình kinh tế thế giới và khu vực, thị trường trong nước bị hàng giả, hàng ngoại nhập tràn lan...cũng đã ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Thanh Hoá.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CỦATỈNH THANH HOÁ TRONG THỜI KỲ 1996 ĐẾN 2002 (Trang 32 - 37)