Khối lượng luân chuyển

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CỦATỈNH THANH HOÁ TRONG THỜI KỲ 1996 ĐẾN 2002 (Trang 27 - 30)

khối lượng hành khách và hàng hoá liên tục tăng đều qua các năm. Điều này được thể hiện trong bảng 17 sau;

Bảng19: Thực trạng vận tải của Thanh Hoá

ĐVT 1996 1997 1998 1999 2000 2001 20021. Vận tải hàng hoá 1. Vận tải hàng hoá

- Khối lượng vận chuyển chuyển

- Khối lượng luân chuyển chuyển 1000 tấn 3418 228158 3981 223632 4123 228250 4365 23448 4 4568 242232 4740 249973 5002 258071 2. Vận chuyển hành khách - Khối lượng vận chuyển

- Khối lượng luân chuyển chuyển 1000n gười 1232 133888 1524 147325 1456 155000 1743 16587 0 1856 170370 2014 180410 2165 194834

Khối lượng vận chuyển cũng như luân chuyển hàng hoá và hành khách tăng liên tục qua các năm, đưa giá trị sản xuất ngành giao thông vận tải lên khá cao so với các ngành khác thuộc lĩnh vực dịch vụ Thanh Hoá. Gía trị sản xuất của ngành vận tải tăng qua các năm, năm 1996 gía trị của nó đạt 201.022 triệu đồng đến năm 2002 giá trị này trên 350.000 triệu đồng. Nhưng chất lượng đường liên huyện, liên xã chưa đảm bảo so với nhu câu cần thiết do đó ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng phát triển kinh tế của Thanh Hoá trong những năm tới.

Tóm lại, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Thanh Hoá trong thời gian qua đã có bước đi đúng hướng, phù hợp với quy luật của sự phát triển. Tuy nhiên bên cạnh đó còn những khó khăn, yếu kém không nhỏ. Điều này sẽ được đề cập đến ở phần II của chương.

3. Tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đến phát triển kinh tế xã hội. tế xã hội.

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là quá trình làm thay đổi cấu trúc và mối quan hệ của các ngành kinh tế theo phương hướng nhất định. Hiện nay nước ta đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Thanh Hoá tiến hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh sản xuất hàng hoá, khai thác tối đa thế mạnh của mình, từng bước phát triển công nghiệp và khoa học công nghệ, nhằm thu được giá trị kinh tế và những kết quả cao nhất.

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình biến đổi cơ cấu này từ chỗ chủ yếu là nông nghiệp lạc hậu sang công- nông nghiệp và dịch vụ hiện đại. Nó là phương hướng cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của một nước nói chung và của tỉnh nói riêng, thể hiện:

- Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nhằm sử dụng được nhiều lợi thế so sánh của nước công nghiệp chậm phát triển, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và phát triển nền kinh tế, rút ngắn khoảng cách so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế khắc phục được tình trạng: sản xuất nhỏ, cơ sở vật chất kỹ thuật thấp kém và nhỏ bé, công nghệ lạc hậu...sản phẩm

hàng hoá còn đơn điệu, chất lượng thấp, không có khả năng cạnh tranh, khó tiêu thụ; nâng cao đời sống nhân dân....

- Khai thác và sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động dồi dào, tài nguyên thiên nhiên phong phú.

- Tránh được các nguy cơ: tụt hậu về kinh tế, đi lệch hướng xã hội chủ nghĩa, quan liêu bao cấp..., thực hiện được mục tiêu của Đảng đề ra "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh".

4. Những chính sách và biện pháp đã thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh. ngành kinh tế của tỉnh.

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế của cả nước, Thanh Hoá cũng đã có những tiến bộ vượt bậc trong sự nghiệp phát triển kinh tế. Đạt được kết quả như vậy là cả một sự phấn đấu không ngừng của Đảng và nhân dân tỉnh Thanh. Trong những năm qua các cấp uỷ Đảng, lãnh đạo tỉnh cùng các cơ quan ban ngành tìm ra các giải pháp, chính sách cho sự phát triển kinh tế nói chung và cho việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nói riêng. Trong khuôn khổ của đề tài chỉ xin đề cập đến các giải pháp chính sách đã thực hiện trong thời gian qua đối với các ngành kinh tế để chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế:

- Trong nông nghiệp: Hoàn thành chương trình kiên cố hoá kênh mương, đầu tư cải tạo nâng cấp các hồ đập, ưu tiên làm công trình tiêu ứng, công trình tưới. phát triển chăn nuôi theo hướng cải tạo đàn giống, xây dựng các cơ sở chế biến thứ ăn... Chuyển đổi và thành lập các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp.

Lâm nghiệp: Đổi mới tổ chức và hoạt động của các lâm trường quốc doanh, phát triên kinh tế trang trại. Có chính sách giao rừng đến hộ sản xuất, chính sách khuyến khích sử dụng đất sau khi giao, chính sách vay vốn...

Thuỷ sản: Đã đầu tư đồng bộ và hiệu quả các đội tàu đánh cá xa bờ, cải tiến cơ cấu nghề đánh bắt gần bờ. Thực hiện hình thức quảng canh cải tiến bán thâm canh nuôi tôm công nghiệp. Các hình thức hợp tác trong sản xuất kinh doanh thuỷ hải sản.

- Trong công nghiệp: Sắp xếp cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, có chinh sách khuyến khích các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư phát triển,

tạo môi trường đầu tư thông thoáng thuận lợi, nhà nước có sự hỗ trợ các doanh nghiệp.

- Trong dịch vụ: đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại đặc biệt là ngoại thương; công tác quản lý thị trường được tăng cường, sắp xếp lại hệ thống kinh doanh thương mại, khuyến khích tư nhân tham gia hoạt động xuất nhập khẩu.

Đầu tư cơ sở vật chất và nhân lực cho du lịch và vận tải. Đổi mới trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho vận tải hành khách chất lượng cao.

Các loại hình dịch vụ tài chính ngân hàng, tư vấn, công nghệ thông tin dịch vụ kỹ thuật, đẩy mạnh thị trường vốn đặc biệt là ở nông thôn, các chương trình mục tiêu quốc gia đã được lồng ghép với nhau.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CỦATỈNH THANH HOÁ TRONG THỜI KỲ 1996 ĐẾN 2002 (Trang 27 - 30)