hàng.
Để khuyến khích các doanh nghiệp, các nhà đầu tư mạnh dạn bỏ vốn vào phát triển sản xuất, trước tiên Nhà nước cần phải tạo lập một hệ thống cơ sở pháp lý, cơ chế, chính sách ổn định và hợp lý. Mọi quyết định của Chính phủ đưa ra đều phải cân nhắc kỹ càng, tránh tình trạng đưa ra những quyết định mới một cách vội vàng rồi lại điều chỉnh,sửa đổi liên tục khiến cho các nhà doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài hoang mang không biết đường nào mà lần.
Chính phủ cần độ dứt khoát trong việc rà soát sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước, chỉ nên giữ lại những doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, những doanh nghiệp nhà nước thực sự cần phải nắm giữ để đảm bảo vai trò định hướng kinh tế. Còn lại những doanh nghiệp khác có thể xử lý bằng cách giải thể, sát nhập hoặc cổ phần hoá nhằm tăng vốn, tăng năng lực sản suất kinh doanh. Với những doanh nghiệp giữ lại, Nhà nước cần phải cung cấp đầy đủ vốn theo điều lệ đã được duyệt nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động và vay vốn Ngân hàng.
Kiểm soát chặt chẽ các luồng hàng từ bên ngoài đưa vào để ngăn chặn hàng nhập lậu. Đây là một trong những vấn đề nhức nhối nhất mà các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt.
Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp có phương án đổi mới trang thiết bị, công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu hoặc có thể xuất khẩu thông qua nguồn cho vay ưu đãi, tạo thuận lợi về mặt thủ tục xuất nhập khẩu.
3.3.1.3.Nhà nước cần có chính sách riêng để quản lý cạnh tranh trong hoạt động Ngân hàng.
Hiện nay, chưa có một chính sách thống nhất để quản lý có hiệu quảhoạt động cạnh tranh trong lĩnh vực Ngân hàng. Do chưa có luật cạnh tranh nêncòn thiếu cơ sở để cụ thể hoá thành chính sách quản lý cạnh tranh.Bên cạnh đó còn do đây là một vấn đề mới, nhiều nội dung và hình thức biểu hiện cũng như tác động nhiều mặt của cạnh tranh trong lĩnh vực Ngân hàng chưa được nghiên cưú đầy đủ và làm rõ nên phải có thời gian mới có thể xây dựng hoàn chỉnh chính sách này.
Xây dựng hoàn chỉnh chính sách quản lý cạnh tranh sẽ giúp các NHTM hợp tác vì lợi ích chung, hạn chế các hình thức cạnh trạnh không lành mạnh làm giảm năng lực cạnh tranh của cả hệ thống NHTM Việt Nam
Góp phần cho các NHTM chuẩn bị những điều kiện cần thiết để các NHTM Việt Nam hội nhập và cạnh tranh quốc tế một cách chủ động, có hiệu quả.
Đảm bảo quyền tự chủ trong kinh doanhvà bình đẳng về các cơ hội và trách nhiệm trong kinh doanh của các Ngân hàng và quyền lựa chọn sử dụng các dịch vụ Ngân hàng của khách hàng.
3.3.1.4.Thành lập cơ quan chuyên trách về xếp hạng tín nhiệm các Doanh nghiệp.
Cơ quan này sẽ có trách nhiệm thu thập, xử lý, phân tích thông tin về tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có đăng ký để tiến hành đánh giá các doanh nghiệp đó. Trên cơ sở bảng xếp hạng của tổ chức này, các NHTM sẽ tham khảo để có được những đánh giá chính xác về doanh nghiệp vay vốn. Để đảm bảo hiệu quả hoạt động của tổ chức này Chính phủ có thể quy định bắt buộc chỉ những doanh nghiệp nào có đăng ký tại cơ quan xếp hạng tín nhiệm mới được Ngân hàng xem xét cho vay vốn. Bằng cách này, các doanh nghiệp sẽ phải tự giác tham gia đăng ký xếp hạng tín
nhiệm để có được giáy chứng nhận nếu muốn vay vốn Ngân hàng. Ngoài tác dụng giúp đỡ Ngân hàng trong việc thẩm định khách hàng, hoạt động của tổ chức này còn tạo động lực thúc đẩy các doanh nghiệp tự hoàn thiện mình, nâng cao năng lực tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh,uy tín của mình để có được vị trí xếp hạng cao. Đó cũng là một cách để tạo môi trường đầu tư thuận lợi thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài.