Biện pháp công nghệ

Một phần của tài liệu Luận văn: Đánh giá hiện trạng xử lý chất thải chăn nuôi lợn và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường của một số trang trại (Trang 82)

- Các trang trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn cần kết hợp phương pháp xử lý biogas và ủ sinh học, các trang trại có quy mô vừa và nhỏ áp dụng phương pháp xử lý bằng biogas.

- Xây dựng hầm biogas có dung tích phù hợp với quy mô chăn nuôi để xử lý chất thải. Hỗ trợ chi phí xây dựng 3 triệu đồng/hầm ủ biogas có thể tích trên 10 m3trở lên.

Hầm Biogas: Thiết kế hầm ủ biogas có nắp vòm cố định được chôn dưới đất gồm có 3 phần chính nối tiếp nhau:

+ Ngăn trộn: là nơi phân được trộn với nước trước khi đổ vào hầm phân hủy. + Hầm phân hủy: là nơi phân và nước bị phân hủy lên men. Khí CH4 và các loại khí khác sẽ sinh ra trong hầm này.

Bảng 3.19. Tính toán lượng thải và xác định dung tích bể Biogas

Nội dung thông số ĐVT Số lượng 1. Số lợn nái: Con N1

Nhu cầu thức ăn kg/con/ngày 5

Nhu cầu nước uống, nước tắm, nước rửa chuồng lít/con/ngày 40 Lượng phân tạo ra (30% lượng thức ăn) kg/con/ngày 1,5 Lượng nước thải tạo ra (70% lượng nước sử dụng) lít/con/ngày 28

Tổng lượng phân tạo ra tấn/ngày 1,5*N1 Tổng lượng nước thải tạo ra m3/ ngày 0,028*N1 Tổng lượng chất thải (phân + nước thải) m3/ ngày 1,528*N1 2. Số lợn giống, lợn thịt: Con N2

Nhu cầu thức ăn kg/con/ngày 2,5

Nhu cầu nước uống, nước tắm, nước rửa chuồng lít/con/ngày 40 Lượng phân tạo ra (30% lượng thức ăn) kg/con/ngày 0,75 Lượng nước thải tạo ra (70% lượng nước sử dụng) lít/con/ngày 28

Tổng lượng phân tạo ra tấn/ngày 0,75* N2 Tổng lượng nước thải tạo ra m3/ ngày 0,028* N2 Tổng lượng chất thải (phân + nước thải) m3/ ngày 0,778* N2 Tổng lượng chất thải m3/ ngày Q=1,528*N1+0,778*N2

Thời gian lưu trữ trong bể Ngày 15

Tổng thể tích hữu ích bể chứa M3 V=15*Q

(Nguồn: Trần Mạnh Hải, 2009) [7] Vậy dung tích phần chứa nước trong ngăn phân hủy của bể Biogas:

Vnước= 15*(1,528. N1 + 0,778. N2) = 22,92. N1+ 11,67.N2 (m3) Trong đó: N1: số lượng lợn nái

N2: số lượng lợn giống, lợn thịt

Nước trong bể chiếm chỗ khoảng 2/3 chiều cao bể còn lại dung tích để chứa khí. Dung tích của ngăn phân hủy của bể Biogas:

- Sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý chất thải rắn làm phân bón. Sử dụng hệ thống hai hầm ủ và chứa phân luân phiên. Sau mỗi lần thải phân rải tro bếp để giảm mùi và điều chỉnh C/N. Cho phân vào 2/3 thể tích hầm thì cho thêm rác, lá cây vào và đậy nắp đất để ủ trong khoảng 2-3 năm. Tuy nhiên, để giảm thời gian ủ phân, nên cho các chế phẩm sinh học như BIO-F,...vào trộn cùng với nguồn phân ủ.

- Nghiên cứu và chuyển giao các công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi trong các điều kiện môi trường sinh thái khác nhau, quy mô chăn nuôi khác nhau như: bể UASB, SBR...

- Xử lý chất thải chăn nuôi lợn bằng bèo tây, bèo cái, rau ngổ và rau muống.

Một phần của tài liệu Luận văn: Đánh giá hiện trạng xử lý chất thải chăn nuôi lợn và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường của một số trang trại (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)