0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực phía Nam, tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI LỢN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CỦA MỘT SỐ TRANG TRẠI (Trang 48 -48 )

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý.

Vùng nghiên cứu bao gồm huyện Phú Bình, huyện Phổ Yên và thị xã Sông Công. Có vị trí tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp thành phố Thái Nguyên và huyện Đồng Hỷ

- Phía Nam giáp thủ đô Hà Nội và tỉnh Bắc Giang (các huyện Hiệp Hòa, Tân Yên và Yên Thế).

- Phía Đông giáp tỉnh Bắc Giang

- Phía Tây giáp huyện Đại Từ và tỉnh Vĩnh Phúc.

Với điều kiện địa lý như trên, khu vực phía Nam là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội đi các tỉnh phía Bắc, lại có các khu công nghiệp lớn của tỉnh và gần với các khu công nghiệp của Hà Nội, nên khu vực hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế theo hướng công ngiệp hóa và đô thị hóa.[6]

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo.

Vùng nghiên cứu có nền địa hình trung du miền núi, trong đó diện tích đồi núi thấp dạng bát úp, sườn thoải chiếm khoảng 40%, còn lại là đồng bằng. Địa hình có xu thế thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Vùng phía Tây gồm các xã Vạn Phái, Thành Công, Minh Đức, Phú Thuận, Phúc Tân, TT Đắc Sơn huyện Phổ Yên và Bình Xuyên, Bình Sơn thị xã Sông Công có địa hình đồi núi là chính, độ cao trung bình vùng này 200 - 300m. Khu vực trung tâm và phía Đông Nam vùng nghiên cứu có địa hình đồng bằng khá bằng phẳng, có độ cao trung bình 8 - 15m xen lẫn gò đồi thấp với độ cao tuyệt đối 50 - 70m. Diện tích khu vực đồng bằng có độ dốc thấp, nhỏ hơn 8% thuận lợi cho

việc cấy lúa nước và phát triển các loại hình khác. Khu vực này tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều khu công nghiệp, đô thị dần hình thành và phát triển.[6]

Nhìn chung, địa hình khá bằng phẳng xen lẫn đồi núi thấp là một lợi thế cho việc tạo khả nằng, tiềm năng cung cấp đất cho xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, công trình thủy lợi, thuận lợi cho việc bố trí các khu công nghiệp.

3.1.1.3. Khí hậu.

Vùng nghiên cứu mang đặc trưng khí hậu vùng đồng bằng Bắc Bộ nói chung là khí hậu nhiệt đới gió mùa, với cơ chế hoàn lưu gió mùa tạo ra sự phân hóa rõ rệt hai mùa. Đặc điểm chung là mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều với nền nhiệt không khí cao; về mùa đông khô lạnh, nhiệt độ không khí tương đối thấp. Theo số liệu quan trắc của Trạm khí tượng thủy văn Thái Nguyên, đặc điểm khí hậu của vùng như sau:

* Lượng mưa

Lượng mưa trên toàn khu vực được phân bổ theo hai mùa: mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9, lượng mưa tăng dần từ đầu mùa tới giữa mùa đạt tới cực đại vào tháng 7, tháng 8 ( tháng nhiều nhất trong vùng). Mùa khô ( ít mưa) từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.[6]

- Lượng mưa hàng năm: từ 1400 - 2000 mm, trung bình 1700mm; - Số ngày mưa trong năm: 150 đến 160 ngày;

- Lượng mưa trung bình tháng lớn nhất: 568 mm (tháng 5 năm 2009); - Lượng mưa trung bình tháng nhỏ nhất: 2,1 mm (tháng 1 năm 2007); - Ngày có lượng mưa lớn nhất: 122,7 mm (ngày 17 tháng 5 năm 2010). * Lượng bốc hơi

Lượng bốc hơi hàng năm trong khu vực là 1146 mm/năm. Trong đó lượng bốc hơi lớn nhất vào các tháng 10, 11, 12 hàng năm; lượng bốc hơi nhỏ nhất vào các tháng từ tháng 1 đến tháng 4 hàng năm.[6]

- Tháng có lượng bốc hơi lớn nhất: 145,0 mm (tháng 11 năm 2009) - Tháng có lượng bốc hơi nhỏ nhất: 63,9 mm (tháng 2 năm 2009)

- Ngày có lương bốc hơi lớn nhất: 10,4 mm (ngày 2 tháng 11 năm 2009) - Ngày có lượng bốc hơi nhỏ nhất: 0,1 mm (ngày 14 tháng 3 năm 2010) * Nhiệt độ không khí

- Nhiệt độ trung bình năm 23,80C

- Nhiệt độ cao nhất trung bình của tháng nóng nhất: 29,10C (tháng 6) - Nhiệt độ thấp nhất trung bình của tháng lạnh nhất: 16,10C (tháng 1) * Độ ẩm không khí

Độ ẩm không khí trung bình năm tại khu vực là 81,5 % thời kì cuối mùa hè đến đầu mùa Đông (XI-XII) là thời kì tương đối khô, độ ẩm trung bình tháng chỉ 71 %. Thời kì từ tháng III-VII do thời tiết ẩm ướt, có mưa phùn nên độ ẩm trung bình tháng đạt cao nhất trong năm 90%. Các tháng giữa mùa mưa độ ẩm tương đối lớn, trung bình từ 81 - 90 %.[6]

Tại khu vực có:

- Độ ẩm tương đối trung bình năm của không khí: 81,5% - Độ ẩm tương đối trung bình tháng lớn nhất (tháng 3, 7): 90% - Độ ẩm tương đối trung bình tháng thấp nhất (tháng 2, 11): 71% * Nắng

- Số giờ nắng trung bình trong năm: 1330 giờ

- Tháng có số giờ nắng trung bình lớn nhất: 217 giờ (tháng 8 năm 2009) - Tháng có số giờ nắng trung bình nhỏ nhất: 13 giờ (tháng 3 năm 2006) Mùa đông từ tháng II-III có nhiều ngày trời âm u, mưa phùn nên có số giờ nắng ít nhất trong năm. [6]

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI LỢN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CỦA MỘT SỐ TRANG TRẠI (Trang 48 -48 )

×