Hiệu quả thương mại sản phẩm bánh kẹo

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thương mại sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu của công ty TNHH thực phẩm Ân Nam Hà Nội trên thị trường miền Bắc (Trang 37)

Trên cấp độ DN hiệu quả thương mại sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu được phản ánh thông qua 2 chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận.

Bảng 2.5: Tỷ suất lợi nhuận của công ty TNHH ô tô VTC giai đoạn 2009-2012

Đơn vị: phần trăm

Năm / Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012

Tỷ suất lợi nhuận/Doanh

thu 11.51 11.56 10.01 9.53

Tỷ suất lợi nhuận/Vốn

kinh doanh 11.67 11.83 10.58 11.01

Nguồn: Phòng kinh doanh công ty TNHH thực phẩm Ân Nam

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: là chỉ tiêu phản ánh trong một thời kỳ nhất định, DN thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trên một đồng doanh thu bán hàng thuần. Theo kết quả tổng hợp qua các năm 2009-2012, tỷ suất lợi nhuận đạt cao nhất vào năm 2010 với mức

tương ứng là 11.56 %. Như vậy, trong giai đoạn 2009-2012 tính trung bình cứ 100 dồng doanh thu kinh doanh sẽ đem lại cho DN 10 đồng lợi nhuận.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh: là chỉ tiêu phản ánh một đồng vốn trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Theo kết quả tổng hợp ở bảng trên có thể thấy qua các năm 2009-2012, tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh luôn đạt mức 11%, cao nhất là 11.83% vào năm 2010. Như vậy cứ 100 đồng vốn kinh doanh mà DN bỏ ra sẽ thu về 11 đồng lợi nhuận

2.3. Kết luận và phát hiện về công tác phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu của công ty TNHH thực phẩm Ân Nam

2.3.1. Những thành công đạt được trong công tác phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu của công ty TNHH thực phẩm Ân Nam

Trong những năm gần đây, mặc dù phải đối diện với những biến động không ngừng của thị trường trong nước cũng như thế giới nhưng công ty TNHH thực phẩm Ân Nam luôn nỗ lực và đạt được một số thành công nhất định trong lĩnh vực sản xuất – kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu:

Trong giai đoạn 2009-2012, doanh thu bán hàng của công ty có sự biến động đáng kể nhưng nhìn chung có sự tăng trưởng về tốc độ tăng trưởng sản phẩm và doanh thu tăng lên qua các năm đã cải thiện đáng kể lợi nhuận của DN. Mức lợi nhuận từ kinh doanh đạt từ 7-9 tỷ/năm trong giai đoạn 2009 – 2012, cao nhất là năm 2012 với mức lợi nhuận là 8,9 tỷ VND. Trong 4 năm nghiên cứu thì cả 4 năm tăng trưởng về doanh thu bán hàng. Từ nguồn lợi nhuận này, DN đã tích cực đầu tư vào cơ sở vật chất, trang thiết bị, các chương trình quảng bá giới thiệu sản phẩm, các hoạt động nghiên cứu thị trường…Mặt khác, công ty luôn nỗ lực trong công tác mở rộng thị trường để tăng số lượng bán ra. Mục tiêu chính là hướng tới các thị trường tiêu thụ tập trung đông dân cư với mức sống ổn định nằm ở các thành phố lớn và thị xã. Cho đến nay, mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của công ty đã bước đầu phát triển tại một số thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh,…

Cơ cấu sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu và phân phối của công ty theo hướng tập trung kinh doanh những sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu được người tiêu dùng ưa chuộng và bán chạy trên thị trường như Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Italia,…

Bên cạnh đó các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận của DN trong giai đoạn 2009-2012 đều giữ ở mức ổn định, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu liên tục đạt mức 10%, tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh luôn đạt 11%. Như vậy cứ 100 đồng doanh thu thu về DN sẽ có đồng 10 lợi nhuận và cứ 100 đồng vốn bỏ ra sẽ thu lợi nhuận là 11 đồng.

2.3.2. Những vấn đề còn tồn tại

Tốc độ tăng trưởng tiêu thụ sản phẩm cao nhưng không ổn định qua các năm. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, kết quả trên đã phản ánh phần nào đó mức sống của người dân trên địa bàn Hà Nội cũng như những khó khăn trong việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của đất nước..

Cơ cấu sản phẩm kinh doanh còn kém đa dạng, cơ cấu thị trường còn chênh lệch nhiều, chú trọng vào các quận nội thành Hà Nội trong khi các huyện ngoại thành có diện tích khá rộng lớn và nhiều tiềm năng thì chưa được tập trung khai thác.

Năng lực cạnh tranh của DN còn kém. Sự thiếu kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu thị trường. Công tác này đòi hỏi phải được tiến hành liên tục, thường xuyên và khoa học thì mới đảm bảo hiệu quả lâu dài và bền vững. Trong khi công ty lại thiếu rất nhiều nhân lực có kinh nghiệm trong lĩnh vực này dẫn đến kết quả là nhiều khu vực huyện ngoại thành mặc dù nhiều tiềm năng nhưng chưa được khai thác có hiệu quả. Vấn đề về huy động và sử dụng vốn của công ty còn hạn chế. Nhất trong năm vừa qua khi khối lượng hàng tồn kho lớn làm cho công ty không đủ nguồn vốn để cho việc quay vòng sản phẩm.

Dịch vụ sau bán của công ty còn tồn tại nhiều bất cập. Chính sách giá còn chưa chủ động, thiếu sự linh hoạt. Giá các loại bánh kẹo nhập khẩu mà công ty kinh doanh mặc dù ở mức trung bình so với nhiều hãng khác song với thu nhập khiêm tốn của một bộ phận dân cư trên địa bàn Hà Nội thì họ vẫn có xu hướng lựa chọn tiêu dùng các loại bánh kẹo trong nước có giá thành thấp hơn.

2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại

Thứ nhất, năm 2012 nền kinh tế vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng, lạm phát tăng cao, chỉ số CPI của cả nước tăng 6,81% so với năm 2011 (theo báo cáo của tổng cục thống kê). Do đó, người dân thu hẹp chi tiêu và tìm các sản phẩm thay thế đến từ nhiều nhà cung cấp khác cho phù hợp với thu nhập và mức sống của mình. Vì vậy, việc phải cạnh

tranh với nhiều hãng khác trên phân khúc thị trường khiến cho việc tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH thực phẩm Ân Nam bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, mạng lưới kinh doanh của công ty vẫn tồn tại nhiều yếu kém, thị trường tiềm năng vẫn chưa được khai thác hoàn toàn. Công ty mới chỉ tập trung vào thị trường dân cư có thu nhập cao trong khi thị trường dân cư có thu nhập trung bình và thấp vẫn chưa được thực sự quan tâm và khai thác hiệu quả.

Thứ hai, trong những năm qua công ty phải đối mặt với tình trạng số lượng hàng hóa trong kho khi thì thừa khi thì thiếu và việc cạnh tranh về giá với các đối thủ cạnh tranh. Công ty chưa ước lượng được nhu cầu về sản phẩm để có chính sách nhập hàng phù hợp. Có những giai đoạn thì số lượng hàng hóa trong kho không đủ để cung cấp cho khách hàng, có giai đoạn thì hàng hóa lại quá thừa không tiêu thụ hết. Để khắc phục điều này, công ty phải làm tốt công tác dự báo cầu và định giá phù hợp với từng đối tượng khách hàng với từng mặt hàng cụ thể.

Thứ ba, năm 2012, các chính sách vĩ mô của nhà nước đã tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của DN cả về trực tiếp lẫn gián tiếp. Có những chính sách thì tác động tích cực, có những chính sách thì tác động tiêu cực, công ty chưa tận dụng hết những tác động của các chính sách này, đôi khi còn bối rối dẫn đến mất đi những cơ hội trong kinh doanh. Cu thể như, nhà nước thực hiện việc điều chỉnh tỷ giá và thị trường ngoại hối theo cơ chế linh hoạt làm cho tỷ giá lên xuống thất thường. Đứng trước tình hình đó, mặc dù công ty đã đưa ra các chính sách đối phó, nhưng các hoạt động kinh doanh của công ty vẫn bị ảnh hưởng lớn. Không chỉ riêng năm 2012, mà từ các năm trước, các chính sách của công ty đưa ra cũng chỉ mang tính đối phó tạm thời không mang tính lâu dài. Có thể nói, các chính sách mà công ty đưa ra không đạt hiệu quả để khắc phục những tác động từ chính sách của nhà nước đến hoạt động kinh doanh của công ty. Đây chính là vấn đề cần thiết mà trước mắt công ty phải giải quyết để hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao.

CHƯƠNG 3: CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI MẶT HÀNG BÁNH KẸO NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM

ÂN NAM

3.1. Định hướng phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu trong giai đoạn 2010 – 2020 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.1. Quan điểm của công ty TNHH thực phẩm Ân Nam về phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu

Tiếp tục hoàn thiện công tác phát triển thị trường, tăng cường khai thác và tìm kiếm thông tin thị trường để mở rộng thị trường tiêu thụ của công ty, phấn đấu mở rộng thị trường theo cả chiều rộng và chiều sâu.

Tiếp tục phấn đấu để mức sản lượng tăng đều qua các năm, công ty phấn đấu để tốc độ tăng trưởng của hoạt động PTTM sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu cao và ổn định qua từng năm.

Đẩy mạnh việc thực hiện các chương trình đảm bảo chất lượng sản phẩm như khách hàng mong đợi. Đa dạng hóa các loại sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu, cung cấp đầy đủ nhu cầu cho khách hàng. Phát huy các nguồn lực trong DN như nguồn vốn, tài chính, nguồn nhân lực… để hiệu quả sử dụng đạt mức tối đa nhất.

Mục tiêu:

Mục tiêu quan trọng nhất là nâng cao vị thế của công ty trên thị trường thông qua việc nâng cao sức tiêu thụ sản phẩm, phấn đấu hoàn thiện cơ cấu sản phẩm với chất lượng bảo đảm và đa dạng nhất. Tập trung phát triển đa dạng các loại sản phẩm có giá trị kinh tế cao, có sức tiêu thụ trên thị trường lớn. DN chiếm thị phần trên các thị trường mới tiềm năng. Công ty cố gắng tìm kiếm được các đơn đặt hàng lớn, chất lượng sản phẩm không ngừng tăng lên.

Để đảm bảo thực hiện thắng lợi phương hướng và mục tiêu nêu trên, từ nay đến năm 2020 Công ty phải xác định được lợi thế phát triển của từng vùng, từng khu vực thị trường. Theo đó Công ty có các chiến lược sử dụng các nguồn vốn hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của DN.

3.1.2. Định hướng của công ty TNHH thực phẩm Ân Nam về phát triển thương mại sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu trên thị trường miền Bắc

Với mục tiêu đẩy mạnh tăng trưởng quy mô thương mại, mở rộng thị phần của công ty trên địa bàn miền Bắc, đa dạng hóa cơ cấu các loại sản phẩm kinh doanh, phấn đấu nâng cao mức tăng trưởng lợi nhuận, đảm bảo mức tăng trưởng lợi nhuận, đảm bảo mức thu nhập cho nhân viên và hoàn thành chỉ tiêu nộp ngân sách cho Nhà nước, trong những năm

tới (2015 – 2020), định hướng của Công ty TNHH thực phẩm Ân Nam sẽ tiếp tục phát huy những thành công đã đạt được trong PTTM sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu để xây dựng một DN phát triển ổn định, đa dạng hóa được các sản phẩm kinh doanh, nâng cao uy tín đối với khách hàng, gia tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Để làm được điều này, Công ty cần nỗ lực trên nhiều phương diện như:

Xác định đúng đắn yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế để có kế hoạch phát triển phù hợp với cam kết.

Kinh doanh sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu cần thực sự gắn kết giữa thị trường Hà Nội với các thị trường khác, thị trường trong nước và ngoài nước.

PTTM sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu trên cơ sở tiếp thu công nghệ tiên tiến trong khu vực kết hợp với tiềm năng kinh doanh của công ty để đảm bảo sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực.

Tiếp cận ngày càng tốt hơn với thị trường thông qua các chính sách xúc tiến thương mại, dịch vụ chăm sóc khách hàng, tạo uy tín và niềm tin của khách hàng đối với Công ty.

Nắm bắt tốt những thay đổi về giá của thị trường để điều chỉnh kịp thời với mục tiêu nâng cao doanh số.

Chú trọng hơn đến chất lượng và giá cả của sản phẩm.

Cải thiện môi trường làm việc và nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân viên trong Công ty.

Ngoài ra, công ty chú trọng đến công tác quản lý nhân sự, quản lý tài chính, đẩy mạnh công tác nghiên cứu và phát triển thị trường để đảm bảo tính chủ động và hiệu quả trong kinh doanh. Nắm bắt một cách đúng đắn phương hướng trên là điều kiện thuận lợi để công ty thực hiện mục tiêu PTTM sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu trên thị trường Hà Nội nói riêng và thị trường miền Bắc nói chung.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thương mại sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu của công ty TNHH thực phẩm Ân Nam Hà Nội trên thị trường miền Bắc (Trang 37)