Với mọi vấn đề khó khăn để có thể tìm ra được những giải pháp phù hợp và có hiệu quả thì việc phân tích, tìm ra nguyên nhân của những hạn chế đó là điều rất quan trọng. Có tìm ra nguyên nhân đúng thì mới có những giải pháp đúng để tìm ra những bước đi thích hợp. Những khó khăn luôn có sự tác động của các nhân tố khách quan cũng như chủ quan của bản thân công ty. Phần này chủ yếu tập trung phân tích và những khó khăn nội
tại của bản thân công ty, còn những khó khăn khách quan thì chủ tập trung vào những khó khăn từ phía môi trương pháp lý.
Thứ nhất: Những bất cập trong hoạt động của bản thân công ty.
a. Khó khăn về nhân sự và tổ chức cán bộ: công ty hiện nay mới chỉ có 22 nhân viên. Đây quả là con số ít ỏi so với nhu cầu thực tế của công ty. Do đó mỗi cán bộ phải đảm đương rất nhiều việc, vừa thẩm định vừa quản lý tài sản thuê lại liêm cả chức năng tiếp thị quảng cáo. Hơn nữa, không phải tất cả các nhân viên đều đã nắm vững nghiệp vụ cho thuê, đồng thời kiến thức của cán bộ, nhân viên còn rất hạn chế. Hiện nay công ty có 3 phòng: Phòng kinh doanh, Phòng kế toán và phòng tổng hợp so với cơ cấu tổ chức của một công ty tài chính, một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thì cơ cấu này chưa thât sự đầy đủ để đáp ứng yêu cầu hoạt động của công ty. Điều này bắt nguồn từ sự thiếu thốn về mặt nhân sự gây ra những khó khăn trong việc phân công, thực hiên các nhiệm vụ của công ty.
b. Công ty chưa xây dựng được một chiến lược Maketing tổng hợp
Cho thuê tài chính ở Việt Nam hiên nay đã có 9 doanh nghiệp đi vào hoạt động do đó công ty cũng đã bắt đầu phải đối phó với sự cạnh tranh. Đến nay cũng không phải nhiều doanh nghiệp biết đến cho thuê tài chính như một kệnh dẫn vốn mới có tiện ích khá hấp dẫn trong từng dự án cụ thể so với chon vay ngân hàng. Do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó một số doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu qủa, hướng sản xuất kinh doanh chưa xác định rõ... nên chưa mạnh dạn đầu tư trang bị máy móc thiết bị kỹ thuật cao, hoặc đổi mới năng lực sản xuất, đây là một thực tế khách quan. Mặt khác các doanh nghiệp lớn kinh doanh ổn định, uy tín và có hiệu quả thì đã xác lập mối quan hệ tín dụng tiền gửi với các ngân hàng thương mại truyền thống trên từng địa bàn. Từ thực tế trên một nhiệm vụ quan trọng đặt ra cho công ty phải tích cực chủ động tìm kiếm khách hàng, xâm nhập thị phần của các ngân hàng. Đồng thời tìm hiểu nhu cầu của thị trường để nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ. Điều đó đòi hỏi phải có một đội ngũ nhân viên làm công tác quảng cáo, tìm hiểu thị trường nhưng hiện công ty lại chưa có một phòng Maketing để làm nhiệm vụ này. Điều này dẫn tới công ty chưa có một chiến lược cụ thể về khách hàng, chủng loại tài sản cho thuê và hạot động quảng cáo, khuyếch trương.
Chiến lược khách hàng: Hiện nay công ty cho thuê tài chính và Ngân hàng công thương Việt Nam đều chưa xây dựng được một chiến lược khách hàng cụ thể cho hoạt động cho thuê của công ty. Điều nay gây rất nhiều khó khăn, bởi ngày nay không một doanh nghiệp nào lại không gắn việc kinh doanh của mình với thị trường. Để việc kinh
doanh tiến triển thuận lợi công ty cho thuê tài chính phải xây dựng cho mình một chiến lược khách hàng cụ thể. Mặc dù hiện nay công ty có thể khai thác tốt mối quan hệ khách hàng với Ngân hàng mẹ song việc chưa xác định được khu vực khách hàng mục tiêu đã làm cho hoạt động của công ty thiếu sự định hướng rõ ràng
Chủng loại tài sản cho thuê: Chủng loại tài sản cho thuê gắn liền với một chiến lược khách hàng cụ thể, sau khi định vị được khách hàng mục tiêu, công ty cũng lựa chọn được loại tài sản cho thuê thích hợp để có thể phát triển trong tương lai. Từ đó công ty hướng nỗ lực của mình vào các loại tài sản đó như tạo các mối quen hệ tốt với những nhà cung cấp, đào tạo cán bộ chuyên sâu hiểu biết rộng rãi về các loại tài sản này... Đến nay công ty vẫn chưa xác định được loại tài sản cho thuê chuyên sâu. Các loại tài sản cho thuê của công ty bắt nguồn chủ yếu từ nhu cầu của khách hàng, mang tính phi tập trung. Điều này có nghĩa là Công ty chưa thể tạo ra tính chuyên biệt trong hoạt động của công ty mình, tăng khả năng cạnh tranh với các công ty cho thuê tài chính khác.
Hoạt động quảng cáo, khuếch trương: Trong khi cho thuê tài chính ở Việt Nam là một hoạt động tương đối mới lạ đối với các doanh nghiệp tì công tác quảng cáo khuyếch trương. Tuy nhiên hoạt động này chưa được đầu tư quan tâm thoả đáng nó mới chỉ dừng lại ở mức các chi nhánh ngân hàng Công thương ở các địa phương giúp đữ tìm khách hàng, quảng cáo trên một số báo chí, tổ chức hội nghị khách hàng hàng năm.
c. Lĩnh vực hoạt động chưa đa dạng: như đã phân tích ở trên một công ty cho thuê tài chính có khả năng sử dụng nhiều phương thức khác nhau để cho thuê như cho thuê vận, mua trả góp, mua nơ... Nhưng hiện nay hoạt động kinh doanh của công ty vẫn chưa được đa dạng hoá, vẫn chỉ có một sản phẩm “độc canh“ là cho thuê tài chính. Nguồn thu cơ bản là phí cho thuê tài sản. Các hoạt động kinh doanh như cho thuê vận hành, mua trả góp, làm dịch vụ, tư vân khách hàng vẫn chưa được thực hiện.
d. Nguồn vốn huy động chưa phong phú: Có thể tổng kết là việc huy động vốn của công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Công thương nói riêng và các công ty cho thuê tài chính thuộc các NHTM nói chung đều gặp nhiều khó khăn. Hầu hết các công ty chỉ có thể sử dụng vốn tự có và vay ngân hàng mẹ.(không thể vay vốn của các tổ chức tín dụng khác vì hiện tại phí cho thuê của các công ty tương đương với lãi suất cho vay trung dài hạn của các TCTD, thậm chí bằng với lãi suất của Quỹ hỗ trợ phát triển). Tuy nhiên, bản thân các công ty đều chưa dám mạnh dạn phát hành trái phiếu công ty. Điều này đồng nghĩa với việc lãng phí một nguồn vốn rẻ có kỳ hạn dài.
e. Lãi suất cho thuê không hợp lý:
Có thể nói lãi suất cho vay của ngân hàng ảnh hưởng đến cả việc huy động và sử dụng vốn của công ty cho thuê tài chính. Đơn giản bởi hai lý do: thứ nhất, nguồn vốn vay ngân hàng đặc biệt từ các ngân hàng mẹ luôn là một nguồn quan trọng, nhất là trong thực tế hiện nay Việt Nam có thị trường chứng khoán chưa phát triển. Thứ hai, cho thuê tài chính còn khá mới mẻ với khách hàng nếu so với nguồn tài trợ bằng vay tiền từ ngân hàng. Các khách hàng luôn đặt cho thuê tài chính trong mối quan hệ với vay tiện từ ngân hàng, cụ thể qua việc so sánh phí thuê phải trả và lãi suất cho vay của ngân hàng. Xét về lý thuyết, rõ ràng phí thuê phải cao hơn lãi suất cho vay cùng kỳ hạn vì hoạt động thuê mua phát sinh nhiều chi phí hơn đối với các công ty cho thuê. Tuy nhiên, khi lãi suất cho vay trung dài hạn của ngân hàng giảm thì không thể không giảm phí thuê. Nếu công ty giữ nguyên phí thuê thì khách hàng sẽ tính toán để chuyển sang tiền trung dài hạn từ các ngân hàng. Tình hình này có thể nhận thấy khá rõ trong thực tế hoạt động của các công ty cho thuê tài chính trong những năm 1999, 2000, 2001
Chúng ta biết rằng, NHNN thực hiện việc quản lý và điều hành chính sách lãi suất tín dụng theo cơ chế lãi suất trần ( trước năm 2000), lãi suất cơ bản (từ năm 2001- được điều chỉnh teo biên độ cho phép là 0,5% đối với lãi suất trung và dài hạn) và lãi suất tái cấp vốn đối với các TCTD.; trong khuôn khổ trần lãi suất cho vay, TCTD được quy định các các mức lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi cụ thể phù hợp với quan hệ cung cầu về vốn trong từng giai đoạn, nhằm mở rộng tín dụng góp phần vào việc kích thích tăng trưởng kinh tế. Trong năm 1999, trần lãi suất cho vay bằng VND của các NHTM quốc doanh ở khu vực thành thị được quy định là 1,2 - 1,25 % / tháng thì mức phí thuê của các công ty cho thuê tài chính trong thời kỳ này dao động từ 1,4 - 1,5 % / tháng. Kết quả tất yếu của sự chênh lệch này là hầu hết các Công ty cho thuê tài chính đều “vắng khách”. Đến năm 2000, NHNN liên tục hạ trần lãi suất để thực hiện kích cầu và đến ngày 25/10 năm 2000 trần lãi suất cho vay trung dài hạn của các NHTM quốc doanh chỉ còn 0,85% / tháng. Đến tháng 10-2001 thì lãi suất cơ bản là 0,75%. Các công ty cho thuê tài chính đương nhiên phải tiến hành hạ phí cho thuê theo, nhưng vẫn luôn cao hơn lãi suất cho vay từ 0,1 –0,2%/ tháng vì các công ty tính phí thuê bằng lãi suất cho vay cùng kỳ hạn cộng phí cho thuê, cùng với phí bảo hiểm.... Như vậy lãi suất cho vay nói riêng và việc điều hành chính sách tiền tề qua công cụ lãi suất của NHNN nói chung giống như một sự rủi ro đối với hoạt động của các công ty cho thuê tài chính. Các công ty cho thuê tài chính hiện nay đều thụ động trong việc điều chỉnh phí cho thuê theo sự thay đổi của lãi suất cho vay của NHNN. Nếu xem xét một cách khái quát thì điều này hoàn toàn dễ hiểu và phí thuê là sự thoả thuận giữa công ty và khách hàng. Tuy nhiên nếu xem xét cụ thể thì có thể thấy sự thiếu khoa học trong các tính phí
thuê của các công ty. Công ty đã xác định phí cho thuê bằng lãi suất cho vay cùng kỳ hạn cộng với chi phí liên quan đến hoạt động cho thuê là rất bất hợp lý. Thực tế hoạt động cho thuê tài chính ở nhiều quốc gia phát triển thì giá của một hợp đồng cho thuê tài chính thường không cao hơn nhiều so với lãi suất cho vay cùng kỳ hạn. Khi một khách hàng tự vay vốn ngân hàng để tiến hành đầu tư máy móc thiết bị thì phải chịu nhiều chi phí trung gian trong quá trình mua bán. Trong khi đó công ty cho thuê tài chính với thế mạnh chuyên biệt trong hoạt động của mình và mối quan hệ với nhà cung cấp, có thể loại bỏ được chi phí này. Theo quan điểm cá nhân thì: trong cùng điều kiện về môi trường kinh tế, nếu lãi suất cho vay trung dài hạn hiện tại có thể mạng lại lợi nhuận cho ngân hàng thì cũng có khả năng đem lại lợi nhuận cho hoạt động cho thuê tài chính. Chưa kể tới xét về khía cạnh rủi ro, hợp đồng cho thuê tài chính mang lại ít rủi ro hơn so với cho vay trung dài hạn. Đương nhiên xét trong điều kiện hiện nay, khi nền kinh tế đang có xu hướng thiểu phát, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn thì tình trạng thừa vốn trong ngân hàng và việc cho vay với lãi suất quá thấp của ngân hàng chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của các công ty cho thuê tài chính. Tuy nhiên, công ty cho thuê tài chính là thành viên của ngân hàng Công thương cũng có cơ hội nhận nguồn vốn vay ưu đãi của ngân hàng mẹ vì cùng với sự sụt giảm của lãi suất cho vay thì lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm cũng bị các ngân hàng hạ đáng kể.
Nói cho cùng, tình trạng thiểu phát hiện nay ở Việt Nam chỉ là nhất thời, hơn nữa chu kỳ kinh doanh thường có “hình sin”, suy thoái rồi sẽ tăng trưởng. Vấn đề là trong dài hạn, Công ty cho thuê tài chính phải tìm cho mình được một mô hình tính toán phí thuê hợp lý và nâng cao khả năng dự báo chính xác tình hình lãi suất cho vay của ngân hàng.
Thứ hai những khó khăn từ môi trường pháp lý
Luật ngân hàng và các tổ chức tín dụng có hiệu lực thi hành từ 1/10/1999 những các văn bản hướng dẫn dưới luật về cho thuê tài chính thì chưa có. Do vậy hoạt động của công ty hiện nay vẫn đang thực hiện theo Nghị định 64/CP ngày 9/10/1996 của Chính phủ và Thông tư 03/TT/NH5 ngày 9/2/1997 của Ngân hàng Nhà nước Việt nam. Hai văn bản trên có nhiều qui định chưa phù hợp với luật và những vướng mắc cần tháo gỡ. Do đó môi trường pháp lý hoạt động của công ty còn nhiều bất cập. Những hạn chế đối với hoạt động cho thuê tài sản do sự bất cập của các văn bản chế độ chính sách có thể thấy rõ qua một số điểm sau:
Quy định về cho thuê một khách hàng: Theo nghị định 64/CP thì “ Tổng giá trị của tài sản cho thuê đối với một khách hàng không vượt quá 30% vốn tự có. Trường hợp vượt mức phải được Thống đốc Ngân hàng cho phép”. Luật các tổ chức tín dụng ban hành vừa qua đề cập đến qui định an toàn không vượt quà 15% vốn tự có. Như vậy với các dự án lớn từ 1,5 triệu USD trở lên công ty cần phải xin phép với thủ tục khá phức tạp. Với những dây chuyền công nghệ hiện đại thì con số này là còn lớn hơn. Mặt khác thông thường khi thuê khách hàng thường trả ngay một khoản tiền có khi lên tới hơn 10% giá trị tài sản thuê. Do vậy chỉ nên qui định là “ Tổng số tiền thuê không được vượt quá...”
Quy định về bên thuê: Điều 2, khoản 2 nghị định 64/CP quy định “bên thuê là các doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam”. Tuy nhiên ngoài các pháp nhân là doanh nghiệp còn có các tổ chức khác ( cơ quan, đoàn thể văn phòng đại diện...) và các cá nhân, các hộ gia đình sản xuất có nhu cầu thuê tài chính các máy móc, thiết bị và động sản để phục vụ cho việc kinh doanh của mình. Điều khoản này gây nên sự bất bình đẳng giữa các chủ thể tham gia kinh doanh trong nền kinh tế, đồng thời làm thu hẹp thị trường của công ty cho thuê tài chính và không phù hợp với những qui định tại khoản 1 điều 61 luật các tổ chức tín dụng ” Hoạt động cho thuê đối với tổ chức, cá nhân được thực hiện thông qua công ty cho thuê”
Quy định về quyền sở hữu: Hiện nay ở nước ta chỉ có một số loại tài sản như nhà cửa, phương tiện giao thông có giấy chứng nhận quyền sở hữu còn tất cả tài sản khác chưa có cơ quan nào đứng ra nhận đăng ký sở hữu. Điều này cũng gây khó khăn cho Công ty trong việc qua quản lý tài sản cho thuê, rất dễ xảy ra trường hợp bên thuê đem đi thế chấp hoặc bán tài sản. Gây rủi ro cho bên cho thuê.
Quy định về tài sản thuê: Trong nghị định 64/CP, khoản 3, điều 2 quy định “ Tài sản thuê là máy móc thiết bị và các bất động sản khác đạt tieu chuẩn kỹ thuật tiên tiến, có giá trị sử dụng hữu ích trên 1 năm, được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu ” Như vậy theo nội dung của điều khoản này tài sản cho thuê chỉ có thể là động sản, điều này hạn chế mặt hàng của các công ty cho thuê tài chính bởi vì bên thuê có thể cần thuê bất động sản như văn phòng, đất đai, nhà xưởng nhằm mục đích kinh doanh của họ.