Quan hệ tổ chức, quản lý

Một phần của tài liệu Sự biến đổi của quan hệ sản xuất trong điều kiện kinh tế thị trường ở hương thủy (thừa thiên huế) (Trang 63)

THỰC TRẠNG VÀ KHUYNH HƯỚNG BIẾN ĐỔI CỦA QUAN HỆ SẢN XUẤT Ở HƯƠNG THỦY (THỪA

2.2.2Quan hệ tổ chức, quản lý

Để phù hợp với điều kiện cũng như định hướng chung của đất nước, thị xã Hương Thủy đã tuân thủ cũng như đưa ra những chủ trương, chính sách linh hoạt phù hợp với nguyên tắc của Đảng và nhà nước ta đưa ra về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thứ nhất, Đảng bộ thị xã Hương Thủy đã đưa ra những chủ trương

đúng đắn về phát triển khoa học và công nghệ: tích cực đưa cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao và công nghệ mới vào sản xuất như các mô hình trình diễn, các giống lúa lai, lúa có chất lượng cao, ngô lai, nấm rơm, nấm

Hương, nấm tuyết...chú trọng phát triển kinh tế cho từng vùng với đặc thù của địa phương. Thực hiện các công tác khuyến nông, thực hiện chuyển giao kỹ thuật cho người nông dân, đặc biệt chú trọng ở địa bàn vùng núi và vùng định cư sinh sống của dân tộc thiểu số, bước đầu đã mang lại những hiệu quả thiết thực. Chú trọng đào tạo,bồi dưỡng cán bộ khoa học kỹ thuật có khả năng tiếp thu và làm chủ công nghệ mới.

Thứ hai, thường xuyên tổ chức quán triệt, tuyên truyền và phổ biến những chủ trương chính sách, nghị quyết của Đảng đến từng cán bộ, đảng viên và nhân dân. Tích cực phát huy tính dân chủ, tạo điều kiện thuận lợi để nhân và cán bộ cơ sở phát huy được tính năng động, sáng tạo, học tập và tìm kiếm, ứng dụng các mô hính tiên tiến có hiệu quả, đẩy mạnh trong việc đổi mới công nghệ, quy trình sản xuất .

Công tác tập huấn kỹ thuật được quan tâm: việc thường xuyên mở các lớp tập huấn về trồng trọt và chăn nuôi cho nông dân đã đưa đến nhận thức trong sản xuất nông nghiệp của người nông dân. Công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư trên địa bàn thị xã đã thu được những hiệu quả tích cực, góp phần không nhỏ vào việc chuyển cơ cấu cây trồng vật nuôi của thị xã.

Thứ ba; chỉ đạo, khuyến khích và tạo điều kiện lợi cho nông dân chuyển dịch cơ cấu sản xuất kinh doanh. Đồng thời hỗ trợ và khuyến khích các tầng lớp nhân dân, các thành phần kinh tế ứng dụng khoa học và công nghệ đem lại hiệu quả cao. Trích ngân sách để tổ chức các buổi tập huấn về công tác quản lý trong sản xuất nhằm nâng cao trình độ quản lý cho các thành phần kinh tế. Các cơ quan chức năng của thị xã không can thiệp quá sâu vào việc sản xuất và quản lý kinh doanh sản xuất của các thành phần kinh tế. Các chủ thể kinh doanh có quyền tự quyết trong sản xuất kinh doanh của mình? Sản xuất ra cái gì? Sản xuất ra như thế nào? Bằng cách gì? Tiêu thụ như thế nào?... Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và cạnh tranh bình đẳng cho mọi chủ thể thuộc các thành phần kinh tế. Do đó, xóa bỏ được sự kỳ thị đối với

thành phần kinh tế tư nhân cũng như hợp tác xã như trước đây đã tạo động lực cho các thành phần kinh tế cùng phát triển.

Trong đó, kinh tế hợp tác xã đã có sự biến đổi rõ rệt. Trước đây, hợp tác xã hoạt động theo cơ chế vận động và bắt buộc, hoạt động theo đơn vị hành chính, cơ chế quản lý tập trung bao cấp, chủ thể quản lý là hợp tác xã. Và giờ đây, hợp tác xã kiểu mới được tổ chức dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, không theo đơn vị hành chính, quản lý theo cơ chế thị trường, chủ thể quản lý là hộ gia đình xã viên, hợp tác xã.

Một phần của tài liệu Sự biến đổi của quan hệ sản xuất trong điều kiện kinh tế thị trường ở hương thủy (thừa thiên huế) (Trang 63)