Quan hệ sở hữu

Một phần của tài liệu Sự biến đổi của quan hệ sản xuất trong điều kiện kinh tế thị trường ở hương thủy (thừa thiên huế) (Trang 60 - 63)

THỰC TRẠNG VÀ KHUYNH HƯỚNG BIẾN ĐỔI CỦA QUAN HỆ SẢN XUẤT Ở HƯƠNG THỦY (THỪA

2.2.1 Quan hệ sở hữu

Trong các thành phần kinh tế hiện đang tồn tại và phát triển tại Hương Thủy trong những năm gần đây thì kinh tế tư nhân, cá thể phát triển mạnh hơn cả. Đây là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân góp phần xây dựng quê hương - đất nước. Đầu tư vào tất cả các ngành nghề đều tăng qua các năm. Thị xã Hương Thủy đã tạo điều kiện cho nhiều hình thức sở hữu và tương ứng với nó là nhiều thành phần thành phần kinh tế cùng phát triển.

Từ thực tế của đất nước và địa phương, các cấp lãnh đạo thị xã đã khẳng định sự tồn tại và phát triển nhiều thành phần kinh tế là chiến lược mang tính lâu dài trong sự nghiệp phát triển kinh tế của thị xã.

Trong năm thành phần kinh tế đang tồn tại ở Hương Thủy thì thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng, chủ chốt nhằm tạo động lực thúc đẩy cho các thành phần kinh tế khác phát triển. Số lượng doanh nghiệp nhà nước có xu hướng giảm: năm 2000 với 37 doanh nghiệp nhưng đến năm 2013 thì có 28 doanh nghiệp. Trong những năm gần đây, hoạt động của kinh tế của các doanh nghiệp nhà nước lại hoạt động kém hiệu quả hơn so với các thành phần kinh tế khác. Giá trị sản lượng nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ có tăng nhưng chưa xứng với vị trí, vai trò chủ đạo của mình. Thế nên các doanh nghiệp nhà nước đang có xu hướng tiến hành cổ phần hóa. Việc tiến hành cổ phần hóa cho các công ty

doanh nghiệp nhà nước đã được thực tế chứng minh là hoàn toàn hợp lý, những công ty làm ăn thua lỗ sau khi tiến hành cổ phần hóa thì đã đem lại những dấu hiệu tích cực trong hoạt động. Gần đây nhiều công ty vẫn có xu hướng cổ phần hóa để phát huy được tính năng động động tích cực, thu hút mạnh nguồn vốn xã hội đầu tư cho công ty phát triển trong điều kiện mới của đất nước.

Bên cạnh đó chính là thành phần kinh tế tập thể, thành phần kinh tế tập thể ở địa phương chủ yếu gắn liền với hoạt động của các mô hình kinh tế hợp tác xã. Các hợp tác xã đã hoàn thành việc chuyển đổi theo luật. Hình thành nên các hợp tác xã kiểu mới theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ và cùng có lợi. Trong đó, các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống đang được đầu tư chú trọng bảo tồn và phát triển. Các liên minh hợp tác xã được đẩy mạnh nhằm mở rộng quy mô và năng suất lao động của các hợp tác xã đưa lại lợi ích kinh tế cao hơn. Toàn thị xã có 43 hợp tác xã chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế của thị xã. Các hợp tác xã hoạt động mang lại hiệu quả cao là các hợp tác xã có khâu dịch vụ phát triển, và các hợp tác xã có sự chuyển đổi trong phát triển vào đầu tư vào các lĩnh vực mới như khai thác cát sạn, khai thác du lịch địa phương... góp phần tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ cho địa phương.

Với thành phần kinh tế tư nhân thì sau khi luật Doanh nghiệp ra đời, Nghị quyết TW lần thứ 5 (khóa VII) về chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đa dạng hóa nông nghiệp, Nghị định 64/CP về khuyến khích hộ nông dân phát triển kinh tế trang trại...đã tạo động lực thực sự cho kinh tế tư nhân phát triển. Kinh tế tư nhân phát triển hết sức đa dạng trong các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh. Trong Nông – Lâm – Ngư nghiệp: kinh tế hộ nông dân, cá thể và kinh tế trang trại. Trong các lĩnh vực phi nông nghiệp như hộ sản xuất dịch vụ cá thể, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách

nhiêm hữu hạn đều có sự gia tăng đáng kể cả về quy mô, chất lượng và số lượng.

Trong khu vực kinh tế tư nhân thì kinh doanh thương mại, dịch vụ là lĩnh vực được chủ thể tham gia nhiều nhất, chiếm tỷ trọng cao trong một số ngành kinh doanh như lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng. Thương mại - dịch vụ tư nhân trở thành một đối tác cạnh tranh và dần thay thế thương mại quốc doanh và hợp tác trên lĩnh vực bán lẻ hành hóa. Trong lĩnh vực dịch vụ thương mại doanh nghiệp tư nhân tham gia một cách đông đảo vì do kinh tế tư mới được tái lập nên chọn lĩnh vực này không đòi hỏi nhiều vốn, vòng luân chuyển vốn lại nhanh, tỷ xuất lợi nhuận thường cao hơn so với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác. Đồng thời nó cũng phản ánh tâm lý của nhà đầu tư nhỏ là đầu tư ăn chắc, “đánh nhanh, thắng nhanh”, “rút gọn”, “mau lẹ” khi có tình huống bất thường sảy ra.

Trong mấy năm trở lại đấy thì doanh nghiệp tư nhân đang có sự biến động lớn theo xã hội hóa sản xuất trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Số lượng doanh nghiệp tư nhân gia tăng nhanh với quy mô ngày càng được mở rộng, sức cạnh tranh được nâng cao hơn. Năm 2006 với 35 doanh nghiệp và 47 công ty trách nhiệm hữu hạn thì đến năm 2013 trên địa bàn toàn thị xã có 38 doanh nghiệp tư nhân và 56 công ty trách nhiệm hữu hạn. Sự tăng nhanh này của các công ty, doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân đã chứng tỏ các nhà đầu tư đã ý thức được điểm lợi và bất lợi của từng loại hình doanh nghiệp, có xu hướng lựa chọn loại hình doanh nghiệp hiện đại, tạo cơ sở để loại hình doanh nghiệp phát triển ổn định, không hạn chế về quy mô và thời gian hoạt động với giá trị nội bộ ngày càng chính quy, minh bạch hơn. Thực tế cho thấy các nhà đầu tư ngày càng mạnh dạng trong đầu tư và minh bạch trong hoạt động. Điều này đã cho thấy tính hợp lý của luật doanh nghiệp, đã khuyến khích các nhà đầu tư yên tâm, tin

tưởng vào đường lối chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước.

Kinh tế gia đình và kinh tế trang trại ngày một phát triển nhanh, ngày càng mở rộng quy mô và áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất như: chọn giống, phân bón, sử dụng máy gặt lúa, máy gieo mạ,... Kinh tế trang trại chú trọng hiệp mang tính đầu tư và phát triển rừng, thủy sản nước ngọt, các sản phẩm nông nghiệp phục vụ cho các ngành công nghiệp chế biến và thực phẩm vì những loại hình này đang làm ăn phát đạt, tạo ra lợi nhuận cao, góp phần hạn chế cây trồng hàng năm với thu nhập thấp và có thu nhập không ổn định. Từ đó tạo cho Hương Thủy một nền kinh tế tổng hợp đa dạng, nông lâm ngư nghiệp tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải, dịch vụ và có nhiều nghề thủ công truyền thống như nghề nón Thủy Thanh, Thủy Vân,nghề gót Dạ Lê,... Đặc biệt trong nông nghiệp, cây lúa luôn nổi tiếng cả nước với nếp Phú Bài thơm thảo, với gạo de An Cựu sắc trắng vị thơm và mềm mại.

Các thành phần kinh tế tồn tại và phát triển đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế hàng hóa, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, phát triển các mặt đời sống kinh tế xã hội. Cho phép khai thác và sử dụng có hiệu quả sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế trên địa bàn thị xã.

Một phần của tài liệu Sự biến đổi của quan hệ sản xuất trong điều kiện kinh tế thị trường ở hương thủy (thừa thiên huế) (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w