–Nghĩa vụ và quyền lợi của các bên trong phương thức tín dụng chứng từ :

Một phần của tài liệu Lý luận chung về thaNH TOáN QuốC Tế BằNG PHƯƠNG THứC TíN DụNG CHứNG Từ (Trang 30 - 32)

4 – Các bên tham gia và quy trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ :

4.3–Nghĩa vụ và quyền lợi của các bên trong phương thức tín dụng chứng từ :

tiến hành kiểm tra tính chất hợp lệ và hợp pháp của chứng từ đối chiếu với những điều khoản trong thư tín dụng đã mở trước đây, nếu thấy không phù hợp thì gửi trả ngay cho người xuất khẩu để điều chỉnh sửa đổi, trường hợp chứng từ hoàn toàn phù hợp với L/C thì ngân hàng thông báo có thể thanh toán ngay cho người xuất khẩu bằng cách ghi nợ vào tài khoản ngân hàng mở L/C và ghi có vào tài khoản của người xuất khẩu (Trường hợp này chỉ khi ngân hàng mở L/C có số dư tiền gửi tại ngân hàng thông báo) hoặc ngân hàng thông báo sẽ đòi tiền thẳng qua ngân hàng mở L/C bằng cách ký phát hối phiếu và đòi tiền ngân hàng mở L/C.

Bước 7 : Sau khi ngân hàng mở L/C nhận được bộ chứng từ thanh toán do ngân hàng thông báo thì phải tiến hành kiểm tra, đối chiếu với các điều khoản đã ghi trong thư tín dụng. Nếu thấy phù hợp, ngân hàng mở L/C sẽ thanh toán cho ngân hàng phục vụ người xuất khẩu ( thường là ngân hàng thông báo) hoặc là chấp nhận thanh toán.

Bước 8 : Người nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp thì

thanh toán ngay hoặc chấp nhận thanh toán (chấp nhận hoàn trả lại tiền cho ngân hàng mở L/C). Nếu thấy chứng từ không phù hợp thì có quyền từ chối thanh toán

Trong quy trình nghiệp vụ thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ thường nội dung và các điều khoán quy định trong L/C đều phải được đãn chiếu bằng UCP-DC 500, và đó chính là cơ sở pháp lý để ràng buộc các bên về quyền lợi và nghĩa vụ.

4.3 –Nghĩa vụ và quyền lợi của các bên trong phương thức tín dụng chứng từ : chứng từ :

Có thể nói rằng, trong tất cả các phương thức thanh toán quốc tế nói chung, phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ là phương thức phức tạp nhất nhưng lại được coi là chặt chẽ nhất bởi những khả năng đảm bảo của nó đối với tất cả các bên có liên quan, dù chi phí để thực hiện có lớn hơn các

phương thức khác nhưng nó lại luôn đảm bảo được khả năng nhận hàng, khả năng được thanh toán và hạn chế được nhiều rủi ro trong quan hệ thanh toán XNK. Phương thức này trở nên hữu hiệu đối với tất cả các bên, cụ thể là:

- Đối với người Xuất khẩu : (người bán) : Người bán chỉ giao hàng khi nào được biết người mua đã mở thư tín dụng cam kết trả tiền cho mình. Người bán phải kiểm tra thư tín dụng (L/C ) xem có đúng với nội dung của hợp đồng mua bán không, nếu sai hoặc có những điều kiện ghi không rõ ràng, không có lợi cho mình thì có quyền yêu cầu người mua sửa đổi hoặc bổ xung L/C . Nội dung sửa đổi và bổ xung L/C phải được Ngân hàng mở L/C xác nhận thì mới có hiệu lực thanh toán . Sau khi giao hàng ,người bán phải lập đầy đủ các chứng từ theo yêu cầu của L/C và xuất trình cho Ngân hàng trong thời hạn hiệu lực của L/C .Và người bán chỉ thu được tiền hàng nếu như Ngân hàng kiểm tra thấy chứng từ đó phù hợp về hình thức với các điều kiện của L/C .

- Đối với người Nhập khẩu (người mua) : Khi ký hợp đồng mua bán áp dụng phương thức thanh toán TDCT thì việc mở L/C của người mua là điều kiện tiên quyết cho người bán thi hành hợp đồng. Người mua phải mở L/C theo đúng thời hạn quy định của hợp đồng . Người mua phải căn cứ vào nội dung của hợp đồng mua bán để làm đơn yêu cầu mở L/C gửi tới Ngân hàng. Người mua phải trả một khoản thủ tục phí cho Ngân hàng mở L/C và thường phải ký quỹ từ 20% đến 25% số tiền L/C tại Ngân hàng mở L/C . Người mua có quyền từ chối hoàn trả toàn bộ hay một phần số tiền của L/C cho Ngân hàng nếu xét thấy bề ngoài bộ chứng từ không phù hợp với những điều kiện mà người mua đã nêu ra trong L/C.

- Ngân hàng mở thư tín dụng : Có nghĩa vụ căn cứ vào đơn yêu cầu mở thư tín dụng của người mua để mở thư tín dụng ( L/C ) cho người bán hưởng và tìm cách thông báo việc mở L/C thư tín dụng này cho người bán biết. Ngân hàng mở L/C chịu trách nhiệm thẩm tra các chứng trừ do người bán xuất trình xem bề ngoài có phù hợp vơí L/C hay không. Nếu phù hợp thì Ngân hàng phải thanh toán tiền cho người bán và nhận chứng từ , nếu Ngân hàng làm sai thì

Ngân hàng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm . Sau khi trả tiền cho người bán, Ngân hàng trao bộ chứng từ cho người mua và thu tiền lại của người mua.Ngân hàng mở L/C được người mua trả một khoản thủ tục phí từ 0,125% đến 0,5 % trị giá của L/C và phí sửa đổi bổ sung L/C nếu có. Ngân hàng mở L/C thường là Ngân hàng nước người mua.

- Ngân hàng thông báo L/C – Ngân hàng thanh toán tiền cho người bán : theo quy định của ICC Ngân hàng thông báo thông báo L/C cho người hưởng lợi và phải kiểm tra tính chân thật bề ngoài của L/C mà mình thông báo, đồng thời có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu bộ chứng từ và L/C gởi tới Ngân hàng mở L/C để đòi hộ tiền cho người hưởng lợi . Sau khi hoàn thành nghĩa vụ Ngân hàng thông báo được hưởng một khoản phí gọi là phí thông báo L/C và các khoản phí sửa đổi L/C .. nếu có. Ngân hàng thông báo được miễn trách trong tất cả các sai sót của L/C cũng như của bộ chứng từ thanh toán .

Một phần của tài liệu Lý luận chung về thaNH TOáN QuốC Tế BằNG PHƯƠNG THứC TíN DụNG CHứNG Từ (Trang 30 - 32)