Các bên tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ:

Một phần của tài liệu Lý luận chung về thaNH TOáN QuốC Tế BằNG PHƯƠNG THứC TíN DụNG CHứNG Từ (Trang 26 - 27)

4 – Các bên tham gia và quy trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ :

4.1 Các bên tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ:

Các bên tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ bao gồm :

1. Người yêu cầu mở thư tín dụng ( Applicant): là người mua, người nhập khẩu, hoặc người được uỷ thác nhập khẩu, là người có đầy đủ các điều kiện để mở L/C.

2. Người hưởng lợi ( Benificatian) thư tín dụng: là người bán, người xuất khẩu hay bất cứ người nào khác mà hưởng lợi chỉ định.

3. Ngân hàng mở thư tín dụng ( hay ngân hàng phát hành L/C ) (Issuing bank): là ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu.

4. Ngân hàng thông báo thư tín dụng (Advising bank ): là ngân hàng phát hành thư tín dụng yêu cầu thông báo cho người hưởng lợi các điều khoản của thư tín dụng.( Thông thường ngân hàng này là ngân hàng của nước người xuất khẩu, người hưởng lợi.)

Thông thường trong quan hệ tín dụng chứng từ chỉ có bốn bên tham gia là người xuất khẩu, người nhập khẩu, ngân hàng đại diện cho người xuất khẩu, ngân hàngcủa người xuất khẩu….Nhưng ngoài ra có thể có các Ngân hàng khác tham gia trong phương thức thanh toán như :

- Nhà xuất khẩu muốn có một sự bảo đảm chắc chắn của L/C có thể yêu cầu ngân hàng thông báo xác nhận các L/C đã mở và thanh toán hộ tiền hàng đối với ngân hàng phát hành khi xuất trình bộ chứng từ.

- Ngân hàng xác nhận (The Confirming bank ) : Là Ngân hàng xác nhận trách nhiệm của mình sẽ cùng Ngân hàng mở L/C đảm bảo việc trả tiền cho người xuất khẩu trong trường hợp Ngân hàng mở L/C không đủ khả năng thanh toán. Ngân hàng xác nhận có thể là Ngân hàng thong báo L/C hay một Ngân hàng khác do người xuất khẩu yêu cầu. Thường là một Ngân hàng có uy tín trên thị trường quốc tế .

- Ngân hàng thanh toán (The Paying bank ): Có thể là Ngân hàng mở L/C hoặc có thể là một Ngân hàng khác được Ngân hàng mở L/C chỉ định thay mình thanh toán tiền cho người xuất khẩu hay chiết khấu Hối phiếu . Ngân hàng làm nhiệm vụ chiết khấu Hối phiếu thì gọi là Ngân hàng chiết khấu( Negotiating bank). Nếu địa điểm trả tiền quy định tại nước người xuất khẩu thì ngân hàng trả tiền thường là ngân hàng thông báo L/C., và trách nhiệm của ngân hàng thanh toán cũng giống như ngân hàng mở L/C khi nhận bộ L/C thanh toán của người xuất khẩu gửi đến.

Một phần của tài liệu Lý luận chung về thaNH TOáN QuốC Tế BằNG PHƯƠNG THứC TíN DụNG CHứNG Từ (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w