Đặc điểm của Phật giáo khu vực đồng bằng Bắc Bộ

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống văn hóa, tinh thần phụ nữ Việt Nam hiện nay” (khu vực đồng bằng Bắc Bộ (Trang 34)

Chính những đặc điểm về tự nhiên và xã hội của đồng bằng Bắc Bộ đã tạo tiền đề cho đạo Phật khi du nhập vào Việt Nam đã nhanh chóng hội nhập với văn hóa bản địa, tạo ra những nét đặc trưng của Phật giáo khu vực đồng bằng Bắc Bộ.

Thứ nhất, Phật giáo khu vực đồng bằng Bắc Bộ giữ được nhiều dấu ấn của Phật giáo nguyên thủy

Phật giáo từ Ấn Độ du nhập vào khu vực đồng bằng Bắc Bộ sớm, Luy Lâu đã nhanh chóng trở thành một trung tâm Phật giáo với nhiều bảo tháp, tăng ni, kinh Phật. Trong sách Tam quốc chí khi tả Sĩ Nhiếp (quan Thái thú ở nước ta lúc bấy giờ) ra vào Luy Lâu còn có người Hồ đi bên cạnh đốt hương nến. Người Hồ ở đây là những nhà sư Ấn Độ vào nước ta truyền đạo lúc đó. Điều này nói lên tính chất Ấn Độ, cổ kính của Phật giáo ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ khi ấy [xem 11; 12]. Hay việc thờ Thạch Quang Phật cũng chính là một Linga bằng đá. Điều này càng nói lên tính chất Ấn Độ cổ xưa của Phật giáo khi truyền vào miền Bắc [xem 11; 15].

Nét nguyên thủy của Phật giáo ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ thể hiện đặc biệt rõ qua kiến trúc chùa. Các ngôi cổ tự Phật giáo ở miền Bắc mô phỏng theo chùa hang Ấn Độ nên hình thành cấu trúc chuôi vồ rất phổ biến. Loại chùa theo mô hình này thường gồm có một tiền đường và một hậu cung đặt tượng Phật và một số tăng phòng vây quanh, tiêu biểu như chùa Hòe Nhai, chùa Bà Đá, chùa Liên Phái ở Hà Nội. Ngoài ra, ở đồng bằng Bắc Bộ còn có các chùa mang phong cách kiến trúc cổ xưa như phong cách chùa chữ Tam và phong cách chùa chữ Công. Tiêu biểu cho phong cách chùa chữ Công là chùa Dâu ở Bắc Ninh, có Phật điện được mở rộng (xem minh họa hình 1.1; hình 1.2)

Hình 1.1. Mặt bằng chùa chữ Công

→ ( Hoặc nhà thờ Tổ Sư)

→( Hoặc nhà Tiền Đường)

Hình 1.2. Mặt bằng chùa chữ Tam

→( Hoặc nhà thờ Tổ)

→( Hoặc nhà Tiền Đường)

Nếu kiểu chùa này có tường vây quanh nữa thì thành dạng “Nội công ngoại quốc” như chùa Láng ở Hà Nội. Ngoài ra, chùa ở đồng bằng Bắc Bộ còn chịu ảnh hưởng bởi phong cách kiến trúc hình chữ Tam của Trung Quốc như chùa Thầy, chùa Sùng Phúc ở Hà Tây (cũ), chùa Kim Liên ở Hà Nội. Kiến trúc chùa chữ Tam có ba nếp nhà chạy song song với nhau. Ngoài ra, chùa chiền ở đồng bằng Bắc Bộ còn có các kiểu kiến trúc truyền thống như kiểu chữ Đinh (xem hình 1.3).

Hình 1.3. Mặt bằng chùa chữ Đinh

→( Hoặc nhà Tiền Đường)

Chùa thiết kế kiểu này có chính điện thờ Phật được nối thẳng với nhà bái đường ở phía trước, tiêu biểu như chùa Hà, chùa Bộc, chùa Nhất Trụ ( Hà Nội), chùa Bích Động (Ninh Bình), chùa Dư Hàng (Hải Phòng)...Trong khi đó kiến trúc chùa Nam tông của người Khơ-me lại chịu ảnh hưởng của kiến trúc Cam-pu-chia và Thái Lan.

Không những vậy, Phật giáo ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ còn sớm có các kinh Phật được dịch ra như Tứ thập nhị chương (kinh 42 chương) phổ biến những quan niệm về Phật, pháp, tăng, Luân hồi, Nghiệp báo, Từ bi, Bố thí cả về Thiền định và kinh Pháp hoa tam muội. Nét nguyên thủy của Phật giáo khu vực đồng bằng Bắc Bộ, thậm chí còn được thể hiện ngay ở những ngôn ngữ Phật giáo đời thường như chúng tôi đã trình bày ở trên.

Thứ hai, xét về tông phái thì Phật giáo khu vực đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là Bắc tông

Nếu như Phật giáo ở miền Nam bao gồm cả Bắc Tông và Nam Tông thì ở miền Bắc nói chung và đồng bằng Bắc Bộ nói riêng, Phật giáo chủ yếu là Bắc tông.

Từ sau khi Đức Phật nhập diệt, Phật giáo đã phân ra thành hai hệ thống chính đó là: Hệ thống Phật giáo Đại thừa và hệ thống Phật giáo Tiểu thừa. Phật giáo Đại thừa phát triển lên phía Bắc gọi là Bắc tông, theo đường bộ qua Tây Tạng sang các nước Mông Cổ, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên. Phật giáo Tiểu Thừa phát triển xuống phương Nam gọi là Nam

tông, qua đường biển truyền vào các nước Đông Nam Á như Campuchia, Lào, Thái Lan, Việt Nam.

Về triết lý, Phật giáo Tiểu thừa giữ nguyên triết lý Vô Thường của Phật giáo. Theo đó vạn vật luôn biến đổi, con người tu Phật cũng tự luôn biến đổi. Tiểu Thừa đề cao tính tự giác, mỗi người tự tu luyện để nhập cõi Niết Bàn. Vì thế chùa Phật giáo Tiểu Thừa chỉ thờ một tượng Thích Ca. Còn Phật giáo Đại thừa, đề cao tinh thần bình đẳng. Chúng sinh không những tự mình giác ngộ mà còn đem điều mình giác ngộ được để giúp đỡ người khác cùng giác ngộ (tự độ và độ tha). Bởi thế chùa Phật giáo Đại thừa không chỉ thờ Đức Phật Thích Ca mà còn thờ nhiều vị bồ tát khác.

Mặc dù Phật giáo ban đầu được du nhập vào miền Bắc nước ta là theo con đường Nam truyền. Nhưng khi vào đồng bằng Bắc Bộ, Phật giáo đã sớm kết hợp với nhiều loại hình tín ngưỡng truyền thống của người Việt. Đồng thời, Phật giáo miền Bắc nước ta trước đây chịu ảnh hưởng rất lớn bởi Phật giáo Đại thừa Trung Quốc. Cho nên, hiện nay ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Phật giáo chủ yếu là theo Bắc Tông. Trong khi đó, quá trình mở mang lãnh thổ của các triều đại phong kiến Việt Nam trước đây, cũng đem theo cả Phật giáo Bắc tông thâm nhập vào vùng Nam Bộ. Điều đó đã tạo nên hai dòng Phật giáo Bắc tông và Nam tông ở nơi đây.

Xét về mặt văn hóa, Phật giáo Nam Tông khi truyền đến các nước ở vùng phía nam Ấn, mà các nước này đã từng chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và đạo Bà-la-môn nên Phật giáo Tiểu thừa ở các nước như My-an- ma, Thái Lan, Căm-pu-chia, Lào, miền Nam Việt Nam..có sự pha trộn nhiều yếu tố của văn hóa Ấn Độ. Còn Phật giáo Bắc Tông khi truyền đến các nước phía Bắc thường từ con đường Trung Quốc sang nên khu vực Phật giáo Bắc Tông như đồng bằng Bắc Bộ nước ta chịu ảnh hưởng khá đậm nét của văn hóa Trung Quốc, nhất là của Nho giáo và Lão giáo.

Về thờ phụng, Phật giáo Nam tông chỉ thờ Đức Phật Thích Ca, người tu hành mặc y áo màu vàng trong các ngày lễ và ngày thường cả khi đi khất thực. Còn Phật giáo Bắc tông thì thờ các Đức Phật và nhiều vị Bồ - tát, người tu hành thường mặc y áo màu nâu vào ngày thường, còn vào các ngày lễ, tăng sử dụng áo và pháp y màu vàng, ni sử dụng áo màu lam và pháp y màu vàng. Tăng ni Phật giáo Bắc tông tự lao động để sinh sống. Ở các ngôi chùa Phật giáo khu vực đồng bằng Bắc Bộ có rất nhiều tượng, ngoài tượng đức Phật, còn có rất nhiều tượng các vị Bồ-tát, Phạm Thiên và Đế Thích (hai vị vua cõi trời), Anan, Ca Diếp, Thập điện minh vương, các vị thiền sư, thờ Tam giáo và thờ cả các vị tổ sư của chùa... Do vậy, có những chùa lớn ở đồng bằng Bắc Bộ số lượng tượng lên đến hàng trăm, như chùa Mía ở Sơn Tây-Hà Nội có hơn 200 pho tượng, chùa Trăm Gian ở Chương Mỹ-Hà Nội có hơn 150 pho tượng...

Thứ ba, Phật giáo khu vực đồng bằng Bắc bộ kết hợp chặt chẽ với tín ngưỡng dân gian.

Ở khu vực này, Phật giáo khi du nhập vào đã nhanh chóng hội nhập với văn hoá tín ngưỡng dân gian của người Việt, đặc biệt là tín ngưỡng tứ Pháp. Đây có thể coi là một đặc điểm đặc sắc nhất của Phật giáo Việt Nam nói chung, Phật giáo đồng bằng Bắc Bộ nói riêng. Hệ thống tín ngưỡng thờ Tứ Pháp là hiện tượng tín ngưỡng bản địa của nước ta mang đậm màu sắc của nền văn minh lúa nước kết hợp với Phật giáo - tôn giáo du nhập từ Ấn Độ, tồn tại khá phổ biến ở đồng bằng Bắc Bộ. Hình thái thờ thần Tứ pháp là một trong những hình thái tín ngưỡng thờ thần nông nghiệp cổ sơ khi mà đời sống nông nghiệp lệ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên. Tứ Pháp bao gồm Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện tượng trưng cho những thế lực thiên nhiên như mây, mưa, sấm, chớp.

Đầu công nguyên, ngay khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam, đã có sự dung hợp kỳ diệu với các vị thần nông nghiệp bản địa, tạo nên một hệ

thống tư tưởng giáo lý và thờ cúng mang yếu tố riêng biệt. Thời gian đầu, Phật giáo du nhập vào nước ta, văn hóa bản địa đã thẩm thấu một cách nhanh chóng văn hóa Phật giáo, tiếp thu trọn vẹn tinh thần bao dung và nhân từ truyền trực tiếp từ Ấn Độ và biến sự dung hợp giữa hai nền văn hóa nay thành một thứ vũ khí chống lại sự đồng hóa một cách áp đặt của văn hóa Trung Quốc. Phật giáo đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp cứu nước, giữ gìn văn hóa Đông Sơn và duy trì tín ngưỡng bản địa.

Như vậy, người Việt đã tạo ra một vị Phật cho riêng mình, cũng như hoàn chỉnh tín ngưỡng Phật pháp. Các yếu tố bản địa (nội sinh) và Ấn Độ (ngoại nhập) đã kết hợp tài tình với nhau để tạo nên một thể thống nhất qua câu chuyện về nàng Man Nương. Sự tích Man Nương và tục thờ Tứ Pháp được lưu truyền trong nhiều truyện sách cổ, như: Lĩnh Nam Chích Quái, Kiến Văn Tiểu lục, Văn Hiến Thông Khảo, An Nam Chí Lược… với những chi tiết khác biệt nhau. Tuy nhiên, nguồn gốc của Tứ Pháp được nhiều người biết đến nhất được ghi lại trong truyện Man Nương - sách “Lĩnh Nam Chích Quái” (Trần Thế Pháp, thế kỷ XIV, Vũ Quỳnh - Kiều Phú, 1492) và đến giữa thế kỷ XVII mới được in thành sách riêng. Hiện còn lưu lại sự tích này qua bản “Cổ châu Pháp Vân Phật Bản Hạnh Ngữ Lục” khắc gỗ tại chùa Dâu được khắc vào năm thứ 13 niên hiệu Cảnh Hưng (1752).

Bản chất của hệ thống Tứ pháp Việt Nam, đó là sự dung hòa giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian, thể hiện sự sùng bài tự nhiên của người Việt. Trong tín ngưỡng này, thờ thần tự nhiên và thờ mẫu là điểm nổi bật của Phật giáo Bắc Bộ. Đây có thể gọi là hiện tượng “tiếp biến văn hóa” từ Ấn Độ sang Việt Nam và mang một bản sắc riêng của một vùng văn minh nông nghiệp lúa nước. Hệ thống tín ngưỡng tứ Pháp tại vùng châu thổ đồng bằng Bắc Bộ mang đậm yếu tố văn hóa bản địa trong quá trình tiếp xúc giao lưu với văn hóa ngoại lai và cũng là minh chứng cho sự tác động

ngược trở lại của văn hóa bản địa đối với văn hóa ngoại lai trong quá trình “Ấn Độ hóa”.

Các vị Phật Ấn Độ đã hóa thân với các vị thần tự nhiên của Việt Nam, tạo nên một vị Phật Việt Nam hoàn toàn riêng biệt. Các vị thần, mây, mưa, sấm, sét được Phật hóa để trở thành Phật Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Đó là Tứ pháp - Phật giáo dân gian.

Đầu tiên, Tứ pháp chỉ được thờ ở các chùa vùng Luy Lâu, Bắc Ninh, nhưng ngày nay, tín ngưỡng Tứ pháp phổ biến tại nhiều vùng miền thuộc miền Bắc, nhất là đồng bằng Bắc Bộ. Có thể kể đến các chùa sau:

- Tại Bắc Ninh có chùa Dâu (còn gọi là chùa Cổ Châu, Diên Ứng, Thiên Định) thờ Pháp vân, Pháp Vũ. Chùa Tướng (chùa Phi Tướng) thờ Pháp Lôi, chùa Dàn (chùa Phương Quang) thờ Pháp Điện. Ngoài ra, còn có chùa tổ Phúc Nghiêm (Mãn Xá) thờ Phật Mẫu Man Nương, nên các chùa Tứ Pháp như Dâu, Đậu, Dàn, Tướng đều quay về hướng Tây chầu về chùa Tổ. Chùa tứ pháp rải rác tại các thôn Ngọc trì, Thuận An, Đức Nhân và Nghi An thuộc xã Trạm lộ (Thuận Thành, Bắc Ninh)

- Tại Hà Nội, có một số hệ thống chùa thờ Tứ Pháp, thờ Pháp Vân như chùa Keo, chùa Nành, chùa Pháp Vân, Pháp Vũ ở Thanh trì, chùa Đậu ở Thường Tín.

- Tại Hưng Yên có chùa Thái Lạc (thờ Pháp Vân), chùa Hồng Cầu (thờ Pháp Vũ), chùa Hồng Thái (thờ Pháp Điện), chùa Nhạc Miếu (thờ Pháp Lôi) tại xã Lạc Hồng. Tại xã Lạc Đạo có Chùa Lạc Đạo (thờ Pháp Vân), chùa Hoằng (thờ Pháp Vũ), chùa Tân Nhuế (thờ Pháp Điện), Chùa Hướng Đạo (thờ Pháp Lôi).

- Tại Hà Nam, chùa Quế Lâm, chùa Do Lễ, chùa Thôn Bốn (Kim Bảng), chùa Bà Đanh, Chùa Trinh Sơn (Thanh Liêm) thờ Pháp Vũ, chùa Đặng Xá (Kim Bảng), chùa Nứa (Duy Tiên) thờ Pháp Lôi, chùa Bà Bầu (Phủ Lý) thờ Pháp Điện.

Thứ tư, Phật giáo khu vực đồng bằng Bắc Bộ tồn tại và phát triển theo xu hướng nhập thế.

Nói Phật giáo khu vực đồng bằng Bắc Bộ tồn tại và phát triển theo xu hướng nhập thế không có nghĩa là ở khu vực khác, Phật giáo không có tính nhập thế, mà thực chất xu hướng nhập thế của Phật giáo khu vực này đậm nét hơn. Điều này không chỉ thể hiện ở sự kết hợp giữa Phật giáo với tín ngưỡng sùng bái tự nhiên của dân gian, mà còn thể hiện ở hoạt động xã hội của các nhà tu hành ở khu vực này. Qua đó, cho thấy, Phật giáo ở đây thực tế hơn, gần gũi với đời sống hàng ngày của con người, với lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước.

Sau khi cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thất bại vào năm 43 sau Tây Lịch, Mã Viện tiến hành một loạt các biện pháp đặt nền cai trị nhà Hán lên dân tộc ta bằng cách đày những người chính trị mà chúng gọi là Cừ soái, thâu gom tất cả trống đồng, cải tổ Việt Luật, xây dựng các thành quách đồn bốt mới để trấn áp dân tộc ta. Trước hiểm họa diệt vong của dân tộc, các biện pháp diệt chủng do Mã Viện thực hiện nhằm Hán hóa người Việt, Phật giáo đã được dân tộc ta sử dụng như một tấm lá chắn chống nạn đồng hóa.

Thông qua kinh sách Phật giáo, các cao tăng Phật giáo ở miền Bắc đã chủ trương chống lại quá trình Hán hóa. Mâu Tử viết Lý hoặc Luận là để phê phán Nho - Lão, ca ngợi Phật giáo. Mâu Tử thẳng thừng tuyên bố: "Ngũ Kinh” chưa hẳn là lời Thánh hiền. và "Đất Hán chưa hẳn là trung tâm trời đất", đã đả phá ngay quan niệm dân tộc hẹp hòi, độc tôn theo kiểu Lưu Hy, Tiết Tôn. Tiếp nối bước chân của Mâu Tử là Khương Tăng Hội… Hay như cuốn Cựu tạp thí dụ kinh được dịch thời kỳ đầu công nguyên ở Việt Nam. Tuy tự thân mang danh một bản kinh, nhưng thực tế Cựu tạp thí dụ kinh là một tác phẩm văn học chứa đựng nhiều nhân tố phi Phật giáo. Trong Lục độ tập kinh chúng ta còn tìm ra những đức tin bản địa như tin quỉ, bói gà, gọi hồn. Nó còn ghi lại những yếu tố nói đến truyền thống dân

tộc như truyện Trăm Trứng. Ngôn ngữ của Lục độ tập kinh là ngôn ngữ của người Việt. Về nội dung tư tưởng, các tác phẩm này không chỉ áp dụng giới hạn thuần túy vào cách hành xử của từng cá nhân, mà còn có tham vọng trở thành khả thi đối với toàn xã hội. Nó muốn biến giới luật Phật giáo thành một hệ thống pháp luật chính trị. Những điều đó cho thấy, tính nhập thế đã thấm nhuần vào trong giáo lý của Phật giáo ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ ngay từ thời kỳ đầu.

Phật giáo Đại thừa, Thiền tông với hệ thống chùa tháp, nghi lễ, giáo lý, tín ngưỡng đã phát triển ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ, góp phần tích cực xây dựng văn hóa, xã hội người Việt.

Trong thời kỳ Bắc thuộc, chế độ hà khắc của phong kiến phương bắc làm cho sự học tập của người dân Việt bị hạn chế. Do kẻ sĩ Việt bị xét nét nên các vị tăng sĩ đã dùng chùa chiền làm nơi dạy chữ, chữa bệnh, chia sẻ và khơi dậy lòng yêu nước, ý thức độc lập, tự chủ của quốc gia trong mỗi người dân. Các ngôi chùa trở thành các trung tâm văn hoá trong làng xã. Không chỉ thế, chùa còn là trường học dạy chữ nghĩa, lẽ sống. Các chư tăng còn làm nhiều việc có ích cho cộng đồng như bốc thuốc chữa bệnh, góp sức cùng người dân làm những việc công ích… nên được cộng đồng dân cư

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống văn hóa, tinh thần phụ nữ Việt Nam hiện nay” (khu vực đồng bằng Bắc Bộ (Trang 34)