Những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm làm tăng doanh thu tại công ty TNHH khoa học kỹ thuật VIETLAB. (Trang 39)

Về tốc độ tăng doanh thu của công ty:

Sau khi phân tích tốc độ phát triển của doanh thu của công ty từ năm 2008 tới năm 2012, ta nhận thấy doanh thu của công ty tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng của doanh thu qua các năm không ổn định. Doanh thu của công ty biến động mạnh trong những năm 2008, 2009 và năm 2010, 2011. Doanh thu của công ty có tăng qua các năm nhưng nguyên nhân tăng doanh thu chủ yếu là do giá bán tăng và số lượng lao

động của công ty tăng. Cụ thể trong năm 2012, so với năm 2011 doanh thu của công ty tăng 2,352,757,250VNĐ tương ứng với tỷ lệ 12.3% do ảnh hưởng của các nhóm nguyên nhân sau hai nguyên nhân:

Nhóm nguyên nhân số lượng hàng bán và đơn giá bán: Thứ nhất, do số lượng hàng bán tăng 5.293% làm cho doanh thu tăng 1,012,398,030 VNĐ. Thứ hai, do giá bán tăng 7.007% làm cho doanh thu của công ty tăng 1.340.359.220 VNĐ. Điều này đặt ra yêu cầu bức thiết cho doanh nghiệp là cần giảm giá bán để tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường để từ đó tăng lượng hàng hóa bán ra.

Nhóm nguyên nhân số lượng lao động và năng suất lao động bình quân: Do số lao động năm 2012 tăng 3 người so với số lao động năm 2011 làm cho doanh thu tăng 1,793,394,275 VNĐ; tương ứng tăng 9.375% . Trong khi đó năng suất lao động tăng làm doanh thu tăng 559,362,975.55 VNĐ; tương ứng tăng 2.925%. Ta nhận thấy, tốc độ tăng của doanh thu do ảnh hưởng của tăng số lượng lao động lớn hơn ảnh hưởng tăng của doanh thu do năng suất lao động bình quân. Do vậy, cần có kế hoạch cụ thể để sử dụng lao động một cách hiệu quả hơn để từ đó nâng cao NSLĐ một nhân viên của công ty.

Đối với công tác phân tích doanh thu

Công ty TNHH khoa học kỹ thuật VIETLAB là một công ty có quy mô còn khiêm tốn nên chưa có bộ PTKT riêng, nên công tác phân tích doanh thu cũng còn nhiều hạn chế. Công tác PTKT do các kế toán viên trong phòng kế toán- tài chính đảm nhiệm, do vậy phân tích kinh tế nói chung và công tác phân tích doanh thu nói riêng chưa được chú trọng và quan tâm đúng mức. Điều này xuất phát từ đội ngũ kế toán phải đảm trách nhiều công việc chồng chéo, hơn nữa đội ngũ kế toán nên còn gặp nhiều khó khăn trong vấn đề chuyên môn.

Do chưa tiến hành công tác phân tích và dự báo doanh thu một cách thường xuyên nên công ty chưa nắm bắt kịp thời các nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu và mức độ ảnh hưởng của nó. Thông thường công tác phân tích doanh thu chỉ được tiến hành vào cuối mỗi năm tài chính, dẫn đến việc thông tin cung cấp không đảm bảo tính kịp thời, ảnh hưởng đến tính linh hoạt trong các quyết định kinh doanh của nhà quản trị, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế đang có sự thay đổi từng ngày, từng giờ và sự cạnh tranh gay gắt của thị trường.

Phương pháp phân tích doanh thu và hệ thống các chỉ tiêu phân tích doanh thu chưa đầy đủ, bỏ ngỏ một số chỉ tiêu liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này làm cho nhà quản trị không có được thông tin mang tính bao quát toàn công ty, dẫn đến khó khăn trong quản lý. Công tác tổ chức phân tích doanh thu hiện nay được áp dụng tại công ty là phương pháp tập trung – có nghĩa là hoạt động

phân tích được giao cho phòng kế toán đảm nhiệm, các bộ phận các chỉ có trách nhiệm cung cấp thông tin và nhận các báo cáo phân tích. Ưu điểm của việc phân công này là thông tin tập trung thuận lợi cho việc xử lý thông tin đầu vào và phân tích tổng hợp hoạt động kinh doanh của công ty. Nhưng nhược điểm lớn nhất đó là khối lượng công việc mà bộ phận kế toán phải đảm nhận quá nhiều: từ việc thu thập và xử lý các thông tin từ báo cáo tài chính, hóa đơn, hợp đồng đến việc phân tích khá nhiều các chỉ tiêu khác nhau để đưa ra được nhận xét và giải pháp. Việc bộ phận kế toán đưa ra các giải pháp gây ra một hạn chế đó là các giải pháp đưa ra không sát với thực tế, có chăng những biện pháp đề ra trong báo cáo chỉ mang tính hình thức, không sát với thực tiễn của công ty.

Không phân tích về tốc độ phát triển của doanh thu bán hàng qua các năm. Các báo cáo PTDT khá sơ sài, không có báo cáo phân tích tốc độ phát triển của doanh thu bán hàng - một báo cáo khá quan trọng trong công tác hoạch định chiến lược của công ty. Báo cáo phân tích tốc độ phát triển của doanh thu là một báo cáo quan trọng bởi mục đích của việc phân tích tốc độ phát triển của doanh thu bán hàng qua các năm là để thấy được sự biến động tăng giảm và xu hướng phát triển của doanh thu bán hàng qua các năm; từ đó đưa ra những thông tin dự báo nhu cầu của thị trường làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch kinh doanh trung và dài hạn. Có thể nói công ty đã bỏ ngỏ không phân tích một nội dung quan trọng trong công tác phân tích doanh thu bán hàng. Không tiến hành phân tích doanh thu bán hàng theo tháng quý. Do thời điểm tiến hành công tác phân tích kinh tế của công ty là cuối các năm tài chính nên công ty chủ yếu tiến hành PTDT bán hàng theo các năm, chưa chú trọng tới công tác PTDT bán hàng theo tháng và quý. Điều này đã gây khó khăn cho công ty trong việc phân bổ chỉ tiêu doanh thu bán hàng theo tháng, quý; làm cho công tác tổ chức, chỉ đạo và quản lí kinh doanh theo tháng và quý gặp nhiều hạn chế.

Việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu bán hàng còn chưa đầy đủ. Các nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu bán hàng gồm có nhân tố định tính và nhân tốt định lượng. Trong việc phân tích các nhân tố định tính ảnh hưởng tới doanh thu bán hàng, các phân tích viên chỉ chú trọng phân tích sự biến động nhu cầu của khách hàng mà chưa chú trọng phân tích dung lượng cung ứng của mặt hàng trên thị trường và thị phần doanh thu của doanh nghiệp trên thị trường. Có hạn chế này chính là do trình độ chuyên môn của các phân tích viên cũng như hiểu biết về mặt hàng. Các phân tích viên thuộc bộ phận kế toán nên họ là cử nhân kế toán, họ không thể hiểu rõ về đặc điểm và nhu cầu của mặt hàng như nhân viên kinh doanh hoặc nhân viên kỹ thuật. Do vậy phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu còn chưa đầy đủ. Điều này thể hiện ở việc trong các phân tích về doanh thu bán hàng vẫn chưa chỉ ra được ảnh hưởng của các

nhân tố như chính sách kinh tế, chính sách thương mại của nhà nước, tình hình tổ chức và quản lý kinh doanh của doanh nghiệp…tới sự biến động của doanh thu.

Phương pháp phân tích doanh thu bán hàng còn nhiều hạn chế.

Do hạn chế về chuyên môn của các nhân viên phân tích, các phương pháp phân tích doanh thu bán hàng được sử dụng chủ yếu ở công ty là phương pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ, tỷ trọng…Những phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ thực hiện nhưng ta không thể thấy được nguyên nhân của sự biến động về doanh thu mà chỉ thấy được kết quả của sự biến động về doanh thu. Để thấy được nguyên nhân của các biến động doanh thu cần sử dụng một số phương pháp phân tích như: phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp số chênh lệnh, phương pháp chỉ số…Đây là một hạn chế khá lớn trong công tác phân tích doanh thu bán hàng của doanh nghiệp.

Đối với công tác marketing giới thiệ sản phẩm

Công ty chưa xây dựng được đội ngũ nhân viên marketing chuyên nghiệp, hầu hết các công việc này được thực hiện bởi phòng kinh doanh. Hoạt động của Website của công ty còn chưa hiệu quả nên việc đưa thông tin của sản phẩm tới khách hàng còn gặp nhiều hạn chế, điều này không đáp ứng được yêu cầu quảng bá thương hiệu, sản phẩm của công ty đồng thời gây khó khăn trong việc mở rộng thị trường tiềm năng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới cố gắng tăng doanh thu của doanh nghiệp theo từng năm.

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm làm tăng doanh thu tại công ty TNHH khoa học kỹ thuật VIETLAB. (Trang 39)

w