I MỘT VÀI NÉT VỀ THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI NGHỈ HƯU QUA VIỆC THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH BHXH ĐỐI VỚI NGƯỜI VỀ HƯU.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM HƯU TRÍ TẠI BHXH VIỆT NAM (Trang 30 - 31)

THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH BHXH ĐỐI VỚI NGƯỜI VỀ HƯU.

Thực trạng đời sống của người về hưu sẽ là bức tranh sinh động phân tích, phản ánh đúng đắn tính thực tiễn của các chính sách, chế độ của Nhà nước đối với người nghỉ hưu. Đánh giá đúng thực trạng đời sống của người nghỉ hưu sẽ là một trong những cơ sở để hoàn thiện chế độ, chính sách đối với người nghỉ hưu ở nước ta.

Khi còn công tác, nền kinh tế chưa phát triển chính sách tiền lại chưa hợp lý nên tiền lương của người lao động còn thấp. Nói chung người lao động không có tích luỹ khi tại chức, về nghỉ hưu lương hưu thấp, người nghỉ hưu phải tham gia các hoạt động kinh tế để tăng thu nhập cho bản thân và gia đình. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế thị trường với thực trạng tuổi tác và sức khoẻ, thu nhập ngoài lương hưu của người nghỉ hưu là không đáng kể. Trong tổng thu nhập, hưu vẫn chiếm tỉ trọng lớn.

Với thu nhập còn hạn chế nên các gia đình người nghỉ hưu chỉ tập trung chi cho các khoản cơ bản nhất như chi cho ăn chiếm 60% ( cao nhất là vùng miền núi và trung du phía Bắc 75,09% và thấp nhất là vùng đồng bằng sông Cửu long 53,33% ). Các khoản chi khác như chi cho văn hoá, may mặc, y tế là rất thấp.

Cơ cấu chi tiêu của người nghỉ hưu phản ánh một mức sống thấp mặc dù thu nhập chưa cao nhưng người nghỉ hưu vẫn giữ vai trò quyết định trong gia đình, bản thân họ vẫn còn nuôi dương 1,05 người, do đó người nghỉ hưu phải tằn tiện các khoản chi cho cá nhân mình. Mỗi tháng chênh lệch giữa thu và chi của cá nhân người nghỉ hưu vùng Bắc Trung Bộ là 149140 đồng và vùng duyên hải miền Trung là 171460 đồng. Khoản chênh lệch này không có nghĩa người nghỉ hưu có sự dư dật mà họ phải dành ra để trang trải cho nhu cầu của gia đình và để dự phòng khi có những chi tiêu đột xuất trong cuộc sống.

Chi tiêu và cơ cấu chi tiêu phản ánh mức sống thấp, tuy nhiên trong tình hình kinh tế của đa số hộ gia đình nhất là ở nông thôn còn nghèo nên khi tự đánh giá về mức sống gia đình nói chung, các gia đình nghỉ hưu vẫn có mức sống tương đối và khá hơn các gia đình ở địa phương. Theo số liệu khảo sát ở vùng Bắc Trung Bộ thì 80% người nghỉ hưu được hải cho rằng mức sống của gia đình họ đạt mức trung bình trở lên so với mức trung bình của địa phương cùng nơi cư trú, trong đó khoảng 20% có mức sống khá hơn, chỉ có khoảng 20% gia đình người nghỉ hưu có mức sống thấp vì những gia đình này có hoàn

cảnh đặc biệt như đông người, không có việc làm, ốm đau hoặc phải nuôi con ăn học...

Cũng như các gia đình khác, có rất nhiều người nghỉ hưu và gia đình họ gặp phải những khó khăn trong cuộc sống, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay đã xoá bỏ bao cấp, giá cả hàng hoá dịch vụ đều tăng lên, các chi phí cho y tế, văn hoá, giáo dục rất cao. Người nghỉ hưu không những phải lo cho bản thân mà còn phải có trách nhiệm với gia đình trên cơ sở thu nhập mà chủ yếu là lương hưu. Vì vậy, thu nhập thấp vẫn là khó khăn chủ yếu nhất của người nghỉ hưu. Tiếp đó là khó khăn về sức khoẻ và gánh nặng gia đình, một bộ phận khi về hưu gặp môi trường sống thay đổi đã cảm thấy khó hoà nhập với cuộc sống hiện tại và cảm thấy đời sống tinh thần quá nghèo nàn và đây cũng là khó khăn của người nghỉ hưu.

Từ những khó khăn trên, nguyện vọng chủ yếu của người nghỉ hưu là mong muốn tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, tỷ lệ những người có nguyện vọng này ở Bắc Trung Bộ là 73,1% và duyên hải miền Trung là 71,9%. Tiếp đó là nguyện vọng được khám chữa bện hợp lý khoảng 20% và các nguyện vọng muốn có những sinh hoạt bổ ích cho người nghỉ hưu.

Với những khó khăn như vậy, người nghỉ hưu mong muốn đời sống ổn định và được chăm sóc sức khỏe hợp lý, đồng thời có chính sách cải thiện đời sống tinh thần của họ.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM HƯU TRÍ TẠI BHXH VIỆT NAM (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w