Quản lý đối tượng và mô hình chi trả lương hưu

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM HƯU TRÍ TẠI BHXH VIỆT NAM (Trang 26 - 27)

Công tác quản lý đối tượng chi trả là công việc phức tạp, do người lao động khi nghỉ hưu thường về sống ở các địa bàn dân cư hoặc thay đổi nơi sinh sống, do vậy rất khó quản lý chặt chẽ. Các biến động khác liên quan đến đối tượng này cũng diễn biến phức tạp như số tăng thêm, số chết hàng năm... Vì thế số đối tượng quản lý trên thực hiện nhiều khi không khớp với sổ sách.

Tuỳ thuộc vào điều kiện mỗi địa phương việc chỉ trả tiền lương hưu có thể theo cách thức hay mô hình khác nhau. Theo hình thức trực tiếp và gián tiếp. Hiện nay, các cơ quan BHXH thường sử dụng hình thức gián tiếp, dựa vào các cơ quan chính quyền địa phương tại các xã phường để quản lý đối tượng hưu trên địa bàn. Trong bộ máy chính quyền xã, phường thông thường có một uỷ viên uỷ ban theo dõi công tác này. Vì quản lý theo kiểu địa bàn chuyên trách, lại do điều kiện lại khó khăn...nên quản lý không hoàn toàn chính xác, đầy đủ nhất là các vùng có địa bàn rộng, đi lại khó khăn. Hiện nay, đây là công việc BHXH nhiều địa phương cần tìm cách giải quyết.

2.4. Tổ chức bộ mày chi trả.

Hoạt động chi trả được thực hiện chủ yếu ở BHXH cấp quận, huyện và xã, phường ; Các cấp này đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn, nghiệp vụ cơ quan BHXH cấp trên trực tiếp là BHXH tỉnh và có sự lãnh đạo của các cấp

chính quyền địa phương cùng cấp. Hiện nay, bộ máy tổ chức và nhân sự thực hiện chi trả còn nhiều bất hợp lý. Cơ cấu tổ chức cơ quan BHXH giữa các cấp không tương thích. Nhiều nơi ở cấp tỉnh đã gộp hoạt động kế hoạch tài chính và chi trả chế độ vào một phòng và chịu sự chỉ đạo chuyên môn của hai ban khác nhau, dẫn đến khó tập trung và thực hiện bị chồng chéo, chậm chễ. Bên cạnh đó là sự thiếu hụt về chuyên môn và chưa khuyến khích được những người tổ chức làm đại lý do lệ phí chi trả thấp.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM HƯU TRÍ TẠI BHXH VIỆT NAM (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w