Nội dung ảnh hưởng Tam Giáo trong tư tưởng đạo đức người cầm quyền của Lê Thánh Tông.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng tam giáo trong tư tưởng đạo đức Lê Thánh Tông (Trang 63)

2.2.1. Ảnh hưởng của Nho Giáo đến tư tưởng đạo đức của Lê Thánh Tông

Như trên đã phân tích xu thế tất yếu ảnh hưởng đạo đức Nho giáo thời Lê là tất yếu, Các vua Lê từ Lê Thái Tổ trở đi rất sùng đạo Nho, dùng đường lối này làm tư tưởng chính thống để cai trị quốc gia. Nguyễn Trãi là người xác lập đường lối dựa vào Nho giáo lấy đức trị, nhân trị để trị nước được Thái Tông, Nhân Tông hưởng ứng. Để tỏ sự tôn sùng Nho học, năm 1435 Lê Thái Tông sai Thiếu bảo Lê Quốc Hưng chọn ngày làm lễ cúng Khổng Tử ở Văn Miếu, khoa thi Tiến sĩ năm Nhâm Tuất (1442) được xem là mốc quan trọng xác lập vị trí độc tôn của Nho học ở Việt Nam.

Sang thời Lê Thánh Tông, để ổn định kỷ cương, phép nước, thâu tóm quyền lực Nho giáo đạt tới đỉnh cao thịnh vượng, dù vẫn để tâm tới Phật giáo và Đạo giáo nhưng tư tưởng đạo đức cai trị chủ đạo của Lê Thánh Tông là Nho giáo. Lê Thánh Tông đưa Nho giáo lên vị trí hàng đầu trong đời sống văn hóa đạo đức của thời đại này. Để đời sống tư tưởng đạo đức của xã hội quy về với Nho giáo, ông đã tìm mọi cách "làm sáng tỏ đạo thánh hiền" khiến muôn người tin theo[3].

Trước hết giáo dục và thi cử nội dung đạo đức Nho giáo chiếm nội dung chủ yếu. Để tôn vinh Nho học, Lê Thánh Tông cho dựng bia Tiến Sĩ, những người đỗ từ năm 1442 tại nhà Thái học và tôn vinh sử dụng đức tài của họ.

Nội dung thi cử Nho giáo thời Lê Sơ cơ bản áp dụng chủ yếu theo nhà Tống, còn gọi là Tống Nho. Nhưng từ năm 1467, ông đặt ra chức Ngũ kinh bác sĩ, tức là chọn người giỏi kinh điển Nho học giao cho nhiệm vụ nghiên cứu chuyên sâu về Ngũ kinh để giảng cho học trò thúc đẩy truyền bá Nho

giáo trong xã hội. Bản thân Thánh Tông cũng có học vấn khá cao về Nho học, ông thường cùng các quan lại bàn về các phạm trù cơ bản như đạo, lý Nho giáo trong lúc rỗi rãi. Ông đề cao phẩm hạnh giữ mới "tam cương": quân thần, phụ tử, phu phụ (vua tôi, cha con, vợ chồng) chữ “Trung” và chữ "hiếu".

Ngoài yếu tố giao lưu văn hóa, trong lịch sử trước đây, Nho giáo thâm nhập vào dân tộc Việt Nam chủ yếu thông qua diễn trình xâm lược, đô hộ của quân xâm lược phong kiến Trung Quốc (bắt đầu từ năm 179 trước công nguyên và kéo dài đến năm 905 sau công nguyên), không chỉ âm mưu biến Đại Việt trở thành một quận huyện của Trung Quốc, chúng còn muốn đồng hóa, nô dịch nhân dân ta về mặt văn hóa thông qua công cụ chủ yếu là Nho giáo với tư tưỏng Tam cương, Ngũ thường, Thiên mệnh hết sức khắc nghiệt. Trước tình thế đó, các triều đại phong kiến Việt Nam, đặc biệt là thời Lý - Trần đã sử dụng ưu thế của Phật giáo làm phương thức thể hiện tinh thần tự cường, độc lập tự chủ của đất nước. Tư tưởng Phật giáo tại Việt Nam với tinh thần phá chấp sau khi đã bản địa hóa, kết hợp cả Nho giáo với những yếu tố dân tộc, đã thực sự trở thành bức tường thành kiên cố chặn đứng mọi sự tấn công, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc để lại hào quang về sau. Tuy nhiên, sau thời kỳ đất nước rối loạn, ở giai đoạn Lê Thánh Tông các yêu cầu thực tiễn đặt ra việc lựa chọn và sử dụng mô hình xã hội có đạo đức theo Nho giáo hoàn toàn không phải sự lệ thuộc văn hóa Trung Quốc mà để tự cường. Trong thời kỳ thuộc Minh, cùng với Đạo giáo, Phật giáo đã bị giai cấp phong kiến phương Bắc lợi dụng với âm mưu thống trị đời sống tinh thần nhân dân, hạn chế ý chí đấu tranh tự cường của dân tộc. Mặt khác, thời kỳ chiến tranh loạn lạc kéo dài từ cuối thế kỷ XIV sang đầu thế kỷ XV cũng gián tiếp gây ra hiệu ứng tâm lý bất an trong xã hội. Do vậy, lịch sử đặt ra cho nhà nước phong kiến trong thời kỳ LêThánh Tông trong xu thế đang phát triển của nó yêu cầu hạn chế bớt những hình thức sa sút bởi mê tín dị đoan, tệ lậu của Phật giáo, Đạo giáo ảnh hưởng tới sức sản xuất, và phần nào làm dao động nhân tâm. Nhiệm vụ trên đây đã được Lê Thánh Tông nhận thức sâu sắc, và tư

tưởng cải cách hướng theo nho của ông chính là lời giải đáp cho những thách thức lớn của thời đại. Vận dụng tư tưởng đạo đức chính trị Nho giáo của phong kiến Trung Quốc đã được ông sử dụng để tái thiết xã hội Đại Việt, hướng tới sự phát triển rực rỡ, toàn trị.

Có thể nói, tư tưởng cải cách về đạo đức chính trị hướng theo Nho giáo đặt ở thời đại ấy của Lê Thánh Tông vẫn là sự kế tục truyền thống yêu nước, tinh thần độc lập tự chủ, tự cường của dân tộc. Có thể xem ý tưởng xây dựng một xã hội Nho giáo theo khuôn mẫu Đường Nghiêu, Ngu Thuấn là sự hiện thực hóa nguyện vọng thiết lập ổn định xã hội, giải phóng sức sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân và nâng cao vị thế Đại Việt của Lê Thánh Tông.

Không những thế, bản thân Lê Thánh Tông còn được biết đến với tư cách là một nhà Nho có tinh thần dân tộc, có lý tưởng, trước khi làm vua, Lê Thánh Tông đã là một trí thức Nho học uyên bác, tinh thông tất cả đạo lý thánh hiền rất gần gũi dân chúng. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Ngọc trong "Lê Thánh Tông và sự toàn vẹn của quốc gia Đại Việt" thì: "Ông là sản phẩm của thời đại mà Nho giáo đã ăn sâu bám rễ và phát huy ảnh hưởng của nó trong xã hội Đại Việt. Nhưng ông còn nhận đinh “Tư tưởng Nho giáo và chế độ chuyên chế vừa là bệ đỡ, vừa là vật cản tầm nhìn cách nghĩ của Lê Thánh Tông” [19, tr 7]. Vì thế, mô hình cải cách do Lê Thánh Tông đưa ra không thể không chịu sự chi phối của hệ tư tưởng đạo đức Nho giáo cả 2 mặt được và chưa được. Học giả John Kremers Whitmore đã cho rằng: Lê Thánh Tông "cảm thấy sứ mệnh của mình là tái thiết toàn quốc Việt Nam trong hình ảnh của Nho giáo" [17, tr 152].

Và để đạt được điều đó, điều trước hết là ông đã nỗ lực không ngừng để tu dưỡng xây dựng mình - người đứng đầu quốc gia - như hình tượng tiêu biểu cho một Minh Quân ông vua Thánh nhân của Nho giáo, vươn tới mẫu mực đạo làm Vua Thánh nhân.

Xuất phát từ thực tại xã hội hết sức rối loạn vào thời cuối Trần, Lê Thánh Tông nhận thấy chỉ có Nho giáo mới là học thuyết đạo đức chính trị -

xã hội có thể đem lại sự ổn định, trật tự, kỷ cương cho đất nước mình. Nho giáo với các chuẩn mực, nguyên lý đạo đức của đạo Tam cương, Ngũ thường chính là điều mà xã hội Đại Việt lúc bấy giờ đang cần tới. Cho nên, không phải ngẫu nhiên mà Lê Thánh Tông đề cao vai trò đạo đức Nho giáo, đẩy mạnh giáo dục, khoa cử Nho học mà vẫn yêu nước. Có thể nói đây, là một trong những biện pháp chính trị căn bản nhất để truyền tải đạo đức hoá, Nho giáo các mặt của đời sống xã hội, theo khuôn mẫu đạo đức người quân tử.

Trong đời sống xã hội, có các lĩnh vực như: giáo dục khoa cử, đạo đức, văn hóa tư tưởng, chính trị… Có thể nói ở hầu hết các lĩnh vực đó đều có sự đạo đức hoá và điều chỉnh của Nhà nước bằng công cụ lập pháp hệ tư tưởng Nho giáo kết hợp với Hành và Tư pháp, xuất phát từ yêu cầu quản lý tập trung và kiểm soát mọi hoạt động đang diễn ra trong xã hội, nhằm đảm bảo sự ổn định chính trị và an ninh trật tự công cộng. Những quan hệ đạo đức xã hội (quan hệ người - người) phù hợp quy định của pháp luật thì được Nhà nước bảo vệ và khuyến khích phát triển. Ngược lại, những quan hệ đạo đức bất hợp pháp sẽ bị ngăn chặn, xử lý.

Giáo dục, khoa cử lấy Nho giáo làm cốt tuỷ một mặt góp phần bổ sung đội ngũ quan lại có đức có tài cho bộ máy nhà nước.nhưng về sau là nguyên nhân chính của sự quan liêu của bộ máy này. Nhưng qua đó, Lê Thánh Tông cũng gián tiếp khẳng định tư tưởng "Lễ trị", “Nhân trị” “Đức trị” dùng Lễ Nghĩa, giáo hóa để dạy dân, đồng thời cũng phải tìm cách nuôi dân, tiến tới một xã hội ổn định, thái bình thịnh trị. Qua tiếp thu các đời trước Ông hiểu rằng, muốn dùng Đạo Đức Lễ Nghĩa để ràng buộc con người vào Triều đình không có phương thức nào hữu hiệu, nhanh chóng bằng con đường giáo dục, khoa cử. Bởi lẽ, nội dung học tập của Nho giáo bao gồm những "tri thức về đạo đức, phương pháp tu dưỡng đạo đức, cách thức ứng xử trong các quan hệ xã hội của con người, đặc biệt là những tri thức cùng những kinh nghiệm, những bài học cần thiết cho nhà Vua, người cầm quyền trong việc trị nước, an dân theo đường lối Đức trị, Lễ trị" [4 tr 226].

Thiết lập hệ thống giáo dục hoàn bị về đạo đức bắt đầu từ việc lấy đạo đức Nho giáo làm tiêu chuẩn để Sĩ Tử đi thi, Lê Thánh Tông đã từng bước phổ biến tri thức Nho giáo trong xã hội Đại Việt. Ngoài trình độ Nho học và đạo đức, người dự thi phải tinh thông kinh sử và có năng lực hành đạo. Ta thấy tài liệu học tập của Sĩ Tử chủ yếu là Tứ thư, Ngũ kinh, Tính Lý, Bắc sử do chủ yếu phái Tống Nho chú giải. Hơn thế, Thánh Tông còn đặt ra chức Bác Sĩ dạy Ngũ kinh, mỗi người chuyên nghiên cứu một kinh (Dịch, Thi, Thư, Lễ, Xuân thu) để giảng dạy cho giám sinh Quốc tử giám. Và sau khi gia nhập vào đội ngũ quan lại của nhà nước phong kiến, đội ngũ Nho Sĩ này sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ nước, xây dựng và phát triển đất nước về nhiều mặt. Đồng thời, họ cũng chính là tầng lớp tri thức, những nhân tài của dân tộc, góp phần truyền tải, đưa quan niệm đạo đức Nho giáo thâm nhập sâu rộng vào trong đời sống xã hội. Nho giáo đã đi đến tận các làng xã thông qua trước hết từ tầng lớp Nho sĩ - sản phẩm của hệ thống giáo dục, khoa cử quy củ, hệ thống.

*Nho giáo ảnh hưởng đến Lê Thánh Tông trong quan niệm về vai trò đạo đức của đấng Minh Quân .

Khi ghé vai của mình vào gánh vác giang sơn Đại Việt, Lê Thánh Tông đã thấy được sự cần thiết phải có một đạo làm Vua đó chính là những phẩm chất, tư cách đạo đức, năng lực ý chí của một vị Vua và có một sự hiểu biết rộng lớn, phải "Tìm tòi kế sách xây đời thịnh". Đạo làm Vua là luôn lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ không bao giờ được thờ ơ, bỏ bê công việc, phải có trách nhiệm và làm hết trách nhiệm với nhân dân. Ông từng nói về đạo làm Vua:

"Đạo lớn đế vương nghĩa đã tình

Thương yêu dân chúng kính Trời xanh"

Trước hết đối với bản thân mình Lê Thánh Tông luôn quan niệm đạo làm Vua là phải "thừa thiên mệnh". Mỗi khi đề ra một chủ trương, đường lối nào là ông thường suy nghĩ xem có thiên thời, địa lợi, nhân hoà hay không.

Vua thay trời "nhận dân, chăm dân, huệ dân" Lê Thánh Tông kế thừa tư tưởng "Thiên mệnh" truyền thống của Nho gia Trung Quốc thông qua sự kế thừa và Việt hoá của ông cha từ các triều đại trước. Tức là, khi lên ngôi, Vua tự nhận mình là "Thiên tử" (con Trời) Vua chỉ dưới quyền của Trời và sợ Trời. Khổng Tử nói rằng "Quân tử uý Thiên mệnh" và "không biết mệnh Trời thì không phải là người quân tử, đạo mà thi hành được là do mệnh Trời, Trời không thay đổi thì Đạo không thay đổi" (13, tr 97). Đổng Trọng Thư nói rằng "Tam cương của Vương đạo ở Trời và trật tự xã hội là do ý chí của Trời, mọi hoạt động tốt hay xấu của giai cấp thống trị ở dưới trần thế đều gây nên những "xúc cảm" vui hay giận của Trời, biểu hiện ra những hình thức ban ơn" hay "trừng phạt" của Trời như được mùa, mưa thuận, gió hoà hay mất mùa, thiên tai, bão lụt. Cho nên vua phải nắm được quy luật ấy (Thiên thống) để mà cai trị cho hợp ý Trời và chỉ có Vua là con Trời mới nắm được quy luật của Trời" (65, tr 87). Những tư tưởng trên đã ảnh hưởng rất sâu đậm vào các triều đại phong kiến Việt Nam trước Lê Thánh Tông. Ở thời Lý -Trần trách nhiệm của người đứng đầu triều đại đối với Trời là phải luôn luôn kính sợ, đồng thời tuân theo bằng các nghĩa vụ "kính Thiên” "thuận Thiên” "thừa Thiên” Khi có thiên tai hoặc hiện tượng dị thường xảy ra thì cầu khấn Trời tha tội và tự mình thấy phải tu đức để được Trời tha thứ. Vua nhân danh Trời và "mệnh Trời" để trị vì. Cho nên bất kể một chiếu chỉ, sắc chỉ nào bao giờ đầu cũng mở là câu "Thừa thiên hưng vận Hoàng đế chiếu sắc" tạo ra quyền lực là vô cùng thiêng liêng trong mắt người dân. Lê Thánh Tông cũng vậy với ông đạo của Vua là đạo của Trời. Ông nói: "Đạo là việc đương nhiên rõ ràng dễ hiểu" (37, tr 448) Lê Thánh Tông luôn lo lắng cái trách nhiệm Trời trao cho Ông để chăm sóc muôn dân thì Vua không lúc nào được lười biếng, trễ nải.

"Lòng vì Thiên hạ những sơ âu

Ông luôn nêu lên mối quan hệ giữa Vua với thần dân là phải làm sao cho hợp ý Trời và lẽ Trời là rất công bằng:

"Hợp đức theo Trời ý đại nhân"

"Lẽ Trời thiện ác gương nhân quả"[62, tr 82]

Lê Thánh Tông còn hay cầu đảo mỗi khi bị hạn hán, lũ lụt hoặc mưa đá, động đất …

"Cúi lậy Sơn Thần xin nhuận vật

Hoá làm mưa ngọt được mùa no"[62, tr288]

Và khi được mùa Ông lại mừng vui nói với nhân dân:

"Đức nhân ban bố đáng bao năm

Giáng phúc rời cho lúa bội tăng"[62, tr 378]

Với tư tưởng đạo làm vua phải "thừa Thiên mệnh" và hay cầu đảo của Lê Thánh Tông, nếu nhìn bằng con mắt khoa học ngày nay thì Chúng Ta phê phán Ông là mê tín, duy tâm đến ngây thơ nhưng điều mà Chúng Ta ghi nhận ở Ông, đó là tấm lòng của một ông Vua nhân đức, luôn luôn thương dân, lo cho dân.

Không những thế ông còn luôn luôn tự trách tự tu sửa mình cho đúng đạo làm Vua, biết lắng nghe ý kiến của muôn dân, Ông luôn duy trì tinh thần "Phê bình và tự phê bình" khuyến khích các Quan trong triều bàn bạc, phê phán lẫn nhau, bản thân nhà Vua đã gương mẫu trong việc đó, Ông thường dụ các Quan: "Ta có lỗi lầm gì hãy thẳng thắn chỉ ra chớ quen thói giấu giếm"

(34, tr 45).

Bên cạnh tư cách đạo đức kính Thiên Vua còn phải là người thông hiểu sách Thánh Hiền, có năng lực để quản lý quốc gia. Làm vua là lãnh đạo dân chúng được yên ổn giàu mạnh thì không chỉ có đức mà phải có tài, theo Ông đó là phải thông hiểu toàn bộ Thánh kinh đó là bộ sách của Nho giáo thì mới hiểu hết được cái lẽ Cương, Thường, dưới thời Ông các sách sử Nho giáo, các tác phẩm Kinh Điển được phổ biến rộng rãi để phục vụ Xã Tắc Non Sông. Lê Thánh Tông đưa Nho giáo vào văn hoá làng xã. Ông vận dụng những điều

trong sách sử để giáo huấn nhân dân và trong thi cử lấy nhân tài. Theo ông toàn bộ sách Thánh Hiền của Nho giáo và sử sách Đại Việt đều phải biết, không cứ chương nào, không nệ thiên nào. Ông cho rằng học rộng để thấu rõ nghĩa lý của Đạo Nho để thấu rõ nghĩa lý của Đạo Nho để có hiểu biết mà đem tài kinh bang tế thế trị nước, an dân. Làm vua là phải: "Thông qua sử sách để noi những gương tốt và tu tập tính tình".

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng tam giáo trong tư tưởng đạo đức Lê Thánh Tông (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)