Đa dạng hoá lĩnh vực kinh doanh nhằm bổ sung và mở rộng hoạt động kinh doanh đang có thế mạnh.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Marksys Việt Nam (Trang 54)

kinh doanh đang có thế mạnh.

+ Trong những năm gần đây hiệu quả kinh doanh của công ty tăng trưởng theo số vốn kinh doanh. Vì vậy công ty nên tiếp tục đầu tư vốn mở rộng sản xuất kinh doanh. Với vốn chủ chiếm tới hơn 75% và lợi nhuận trong năm qua tăng hơn 40% so với năm trước công ty có thể huy động vốn một cách dễ dàng để tăng quy mô. Công ty nên tập trung nghiên cứu sản phẩm mới có chất lượng, mẫu mã đẹp. Đổi mới bao bì và chú trọng Marketing, quảng cáo trên truyền thông.

3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Do đặc thù kinh doanh nên vốn lưu động chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu vốn của công ty, trong đó phải kể đến là khoản mục hàng tồn kho, đây cũng là nguyên nhân chính gây ra tình trạng ứ đọng vốn. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả sử

dụng vốn thì buộc phải đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý và sử dụng vốn lưu động.

3.2.2.1. Dự trữ hàng tồn kho hợp lý, tăng cường công tác quản lý hàng tồnkho kho

Kết quả kinh doanh không đạt như mong đợi trong những năm gần đây chủ yếu do dự trữ hàng tồn kho không hợp lý, cụ thể là việc xác định thời điểm dự trữ còn nhiều yếu kém, tồn tại. Vì vậy, để công tác dự trữ hàng tồn kho hợp lý quan trọng là phải thực hiện tốt công tác dự báo thị trường, phân tích và tính toán những biến động về giá trên thị trường. Cụ thể, bộ phận kế hoạch lập kế hoạch dự trữ phải chi tiết, cụ thể, đảm bảo sát với thực tế để hạn chế tới mức thấp nhất số vốn dự trữ, đồng thời xác định thời điểm dự trữ hàng tốt nhất. Đồng thời bộ phận tài chính có kế hoạch tìm nguồn tài trợ tương ứng.

Công ty cũng cần phải tiến hành kiểm kê, đối chiếu tình hình nhập tồn của các loại thép định kỳ nhằm làm cơ sở cho việc xác định mức dự trữ cần thiết cho kỳ tiếp theo.

3.2.2.2. Xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên một cách hợp lý

Việc xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động thường xuyên sẽ giúp công ty có kế hoạch phân bổ, sử dụng vốn lưu động phù hợp, chủ động trong kinh doanh, tránh được tình trạng thiếu vốn trong kinh doanh, tránh để ứ đọng vốn, góp phần tăng nhanh vòng quay vốn, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Đối với công ty chủ yếu về thương mại như Marksys vốn lưu động chiếm tỉ trọng chủ yếu song vốn lưu động của công ty chiếm tỷ trọng rất cao trên 95%, khi thị trường biến động theo chiều hướng theo chiều hướng không rất rủi ro cho doanh nghiệp. Công ty nên tăng vốn vào tài sản cố định để mở rộng sản suất kinh doanh, ngoài ra doanh nghiệp nên đầu tư vào thị trường tài chính.

3.2.2.3. Thu hồi công nợ một cách mềm dẻo hơn

Công ty đã quản lý rất tốt các khoản nợ phải thu, năm 2012 công t không có khoản phải thu nào song đây cũng là một trong nguyên nhân khách hàng mới khó

có thể tiếp cận với công ty. Trong hai năm gần đây khoản phải thu của công ty tăng nhưng doanh số và lợi nhuận của công ty cũng tăng theo. Công ty nên chia sẻ khó khăn cùng bạn hàng, có những chính sách dãn nợ cho khách hàng hay cho phép trả nhiều lần thay vì yêu cầu trả tiền ngay. Như vậy tạo được mối quan hệ tốt với bạn hàng và thu hút thêm được những khách hàng mới. Tuy nhiên công ty cần phân tích, tính toán cho hợp lý các khoản nợ phải thu ở mức công ty chấp nhận được tránh những khoản thu khó đòi, dẫn tới rủi ro tài chính.

3.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định

Do đặc thù kinh doanh nên vốn cố định chiếm tỷ trọng không cao trong tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp nhưng hiệu quả sử dụng vốn cố định cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung. Hiệu quả sử dụng vốn cố định tăng cao trong mấy năm gần đây, đặc biệt năm 2014 lên tới 7,37 vì vậy cần phát huy sức tăng trưởng trên. Công ty nên mạnh dạn thay đổi kết cấu vốn, giảm tỉ trọng vốn lưu động, tăng tỷ trọng vốn cố định theo tỷ lệ 50-50%. Với tỉ lệ này công ty làm song song vừa thương mại, vừa sản suất. Với vốn lưu động công phân tích để dự trữ hàng tồn kho một cách hợp lý, giảm chi phí phát sinh không cần thiết do thuê kho, bảo quản hàng hóa, trả lại ngân hàng dẫn tới lợi nhuận tăng. Với vốn cố định công ty thêm mới trang thiết bị, máy móc dây truyền hiện đại tạo ra sản phẩm giá trị cao. Nghiên cứu sản phẩm mới, đầu tư Marketing rộng rãi ra công chúng qua các kênh truyền thông, quảng cáo.

Công ty cần có kế hoạch theo dõi tình hình sử dụng tài sản cố định để đảm bảo tài sản có hoạt động, được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả.

Lập kế hoạch đầu tư mua sắm, tăng giảm và khấu hao tài sản cố định hàng năm: Kế hoạch này phải xác định rõ nguồn vốn đầu tư vào TSCĐ, xác định danh mục, số lượng, giá trị của từng loại TSCĐ tăng, giảm trong năm; phân tích cụ thể TSCĐ do doanh nghiệp đầu tư và lựa chọn phương pháp khấu hao thích hợp.

- Hướng đầu tư vào TSCĐ đem lại hiệu quả cao nhằm phát huy hết hiệu suất sử dụng TSCĐ.

- Xác định loại TSCĐ chủ sở hữu và TSCĐ thuê đối với các nhu cầu phát sinh trong thực tế.

3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢSỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MARKSYS VIỆT SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MARKSYS VIỆT NAM

3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước

* Phát triển mạnh hệ thống hỗ trợ doanh nghiệp

- Quan tâm đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời tạo điều kiện phát triển các doanh nghiệp lơn: Tạo ra sự bình đẳng trong các khu vực kinh tế, tránh tình trạng quá ưu tiên đến các doanh nghiệp lớn, tạo ra sự ỷ lại cho các doanh nghiệp lớn đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước.

- Tập trung tháo gỡ những rào cản hành chính của Doanh nghiệp; điều này sẽ góp phần đẩy nhanh sự phát triển của các doanh nghiệp, do đó gián tiếp hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của mình.

- Thiết kế các chính sách và công cụ hỗ trợ doanh nghiệp phù hợp với các định hướng phát triển và quy định của các tổ chức kinh tế quốc tế mà Việt Nam gia nhập, đây là một tất yếu khách quan vì phải tạo ra sự phù hợp với các thể chế thì mới mong có sự hoà nhập và phát triển.

- Tạo thuận lợi cho các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, xã hội hoá các dịch vụ công...

- Phát triển và phát huy mạnh vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp, đặc biệt về đại diện bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp, hỗ trợ, xúc tiến thương mại. Điều này đặc biệt cần thiết trong thời buổi cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam phải đứng trước một sự cạnh tranh ồ ạt, lấn sân từ các công ty nước ngoài. Vì vậy, yêu cầu là phải có một hiệp hội các doanh nghiệp trong cùng một ngành đứng ra liên kết để bảo vệ lợi ích các doanh nghiệp.

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng và các tổ chức tín dụng

Trong giai đoạn hiện nay, để mở rộng và phát triển quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty luôn cần một lượng vốn lớn. Ngoài việc huy động vốn từ các

nguồn bên trong, công ty cũng rất cần huy động vốn từ các nguồn bên ngoài, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng phát triển khá mạnh cho phép công ty có thể huy động vốn với chi phí hợp lý. Sau đây là một số giải pháp ngân hàng và các tổ chức tín dụng có thể áp dụng để tạo ra điều kiện thuận lợi cho các công ty huy động vốn: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ngân hàng và tổ chức tín dụng cần linh hoạt và nhanh chóng thực hiện các thủ tục cho công ty vay vốn để công ty có thể chủ động vay vốn, nắm bắt cơ hội kinh doanh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

- Ngân hàng và tổ chức tín dụng cần phát triển thêm nhiều sản phẩm dịch vụ để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

- Ngân hàng và tổ chức tín dụng nên phân doanh nghiệp ra thành từng nhóm khách hàng để có thể áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt đối với mỗi doanh nghiệp. Cần ưu tiên hỗ trợ cho những doanh nghiệp mới thành lập nhưng có tiềm năng hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả và những doanh nghiệp có quy mô lớn cũng như đóng vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.

Đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO, thì rất cần có một mối liên kết chặt chẽ giữa các ngân hàng, các tổ chức tính dụng và các doanh nghiệp trong nước để có thể tạo ra được sức mạnh chiến thắng được sức cạnh tranh khốc liệt của các ngân hàng quốc tế và các doanh nghiệp nước ngoài.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển mạnh như hiện nay thì các doanh nghiệp đang đứng trước những cơ hội và thách thức không nhỏ. Vấn đề đặt ra không chỉ là sự tồn tại mà còn phải phát triển, phát triển trong sự cạnh tranh gay gắt. Vốn kinh doanh là một trong các yếu tố không thể thiếu đối với sự hình thành, tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp. Việc quản lý và sử dụng vốn luôn giữ một vai trò quan trọng trong công tác quản lý sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Là một Công ty thương mại chủ yếu kinh doanh các sản phẩm thuộc lĩnh vực hóa chất, Công ty TNHH Marksys Việt Nam đã có những phát triển vượt bậc cả về

chất lượng lẫn quy mô. Với tiềm năng của Công ty nói riêng và của ngành hóa chất nói chung, Công ty TNHH Marksys Việt Nam hoàn toàn có thể từng bước khẳng định hơn nữa vị thế của mình trên thị trường trong nước cũng như bắt kịp vòng xoáy hội nhập quốc tế. Vì vậy, đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Marksys Việt Nam” được nghiên cứu nhằm mục đích tìm ra các những tồn tại trong công tác tổ chức quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của công ty TNHH Marksys Việt Nam và nguyên nhân của những tồn tại đó. Trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Marksys Việt Nam (Trang 54)