c. Tính tương hợp với các dung môi
3.1.2. Quá trình khử khoáng
Để loại khoáng, các nhà nhiên cứu đã sử dụng rất nhiều tác nhân như HCl, H2SO4, HNO3, CH3COOH... Nhưng HCl được sử dụng nhiều nhất do loại khoáng gần như triệt để và không gây phản ứng phụ đáng kể.
Trong vỏ tôm, thành phần khoáng chủ yếu là muối CaCO3, MgCO3 và rất ít Ca3(PO4)2 nên người ta thường dùng các loại axit như HCl, H2SO4… để khử khoáng. Khi khử khoáng, nếu dùng HCl thì cho hiệu quả cao hơn. Nếu dùng H2SO4 sẽ tạo muối khó tan nên ít sử dụng.
Trong quá trình rửa thì muối Cl- tạo thành được rửa trôi, nồng độ axit HCl có ảnh hưởng lớn đến chất lượng của chitosan thành phẩm, đồng thời nó ảnh hưởng lớn tới thời gian và hiệu quả khử khoáng. Nếu nồng độ HCl cao sẽ rút ngắn được thời gian khử khoáng nhưng sẽ làm cắt mạch do có hiện tượng thủy phân các liên kết β-(1-4) glucozit để tạo ra các polyme có trọng lượng phân tử
trung bình thấp, có khi bị thủy phân triệt để đến glucosamin. Ngược lại nếu nồng độ HCl quá thấp thì quá trình khử khoáng sẽ không triệt để và thời gian xử lý kéo dài ảnh hưởng tới chất lượng của sản phẩm.
Tỷ lệ nguyên liệu và dung dịch axit HCl cũng ảnh hưởng tới hiệu quả khử khoáng. Vì vậy, ở đây chúng tôi chọn dung dịch HCl 10% với tỷ lệ bột vỏ tôm/HCl là w/v = 1/3 và thời gian khử khoáng là 12 giờ (qua đêm) để đảm bảo quá trình khử khoáng xảy ra hoàn toàn.
Sau khi khử khoáng là công đoạn rửa trung tính có tác dụng rửa trôi hết các muối, axit dư tan trong nước. Quá trình rửa kết thúc khi dịch rửacho pH = 7.
Quá trình loại khoáng nên thực hiện ở nhiệt độ thường, có một số tác giả đã loại khoáng bằng cách đun trong HCl, điều này có thể dẫn đến mạch chitin bị cắt thành từng mảnh tạo ra glucosamin.
3.1.3Quá trình loại bỏ protein:
Rất nhiều tác nhân đã được sử dụng để loại protein như NaOH, NaHCO3, KOH, K2CO3...Tác nhân ưa chuộng nhiều nhất là NaOH do tính phổ biến của nó. Hiện nay, do yếu tố môi trường được chú ý nhiều hơn nên người ta đang phát triển các qui trình sử dụng men và vi sinh vật.
Vỏ tôm sau khi đã loại khoáng được tiến hành loại bỏ hoàn toàn protein bằng dung dịch NaOH 10%. Protein bị kiềm thủy phân thành các amin tự do tan và được loại ra theo quy trình rửa trôi. Lượng NaOH 10% cho vào đến khi ngập toàn bộ vỏ tôm và kiểm tra pH = 11-12 là được để đảm bảo việc loại bỏ protein được hoàn toàn, ngâm ở nhiệt độ phòng trong thời gian 12 giờ (qua đêm). Sản phẩm được rửa sạch bằng nước thường và nước cất đến pH = 7. Sau đó tiến hành rửa trung tính, nhằm mục đích rửa trôi hết các muối natri, các amin tự do và NaOH dư. Sấy khô ở 60ºC, thu được chitin thô.