Các nhân tố chủ yếu tác động đến thanh toán không dùng tiền mặt 1 Trình độ phát triển của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG (Trang 41 - 44)

b. Quy trình thanh toán và kế toán UNT khác ngân hàng.

1.4.Các nhân tố chủ yếu tác động đến thanh toán không dùng tiền mặt 1 Trình độ phát triển của nền kinh tế.

1.4.1. Trình độ phát triển của nền kinh tế.

Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất là trình độ phát triển của nền kinh tế. Mỗi hệ thống thanh toán và hình thái tiền tệ ra đời là phù hợp với nền kinh tế đạt đến trình độ nhất định khi nền kinh tế phát triển cao hơn thì nó yêu cầu hệ thống thanh toán phát triển tương ứng.

Nói cách khác trình độ của nền kinh tế quyết định nhu cầu của doanh nghiệp và cá nhân đối với TTKDTM và như thế quyết định tới sự phát triển của dịch vụ này. Như lịch sử tiến triển của hệ thống thanh toán đã cho thấy. Bởi vì nền kinh tế thị trường phát triển, thương mại gia tăng nên nhu cầu thanh toán trở nên thường xuyên và ở phạm vi rộng. Nhưng nếu như trình dộ của nền kinh tế chưa đạt đến mức có nhu cầu cao về thanh toán thì việc miễn cưỡng sử dụng TTKDTM cũng không thể phát huy tác dụng.

Từ đó cho thấy khi thực hiện TTKDTM không những chỉ dựa vào các biẹn pháp chính sách thúc đẩy trực tiếp việc sử dụng nó mà điều quan trong là còn liên quan đến những lỗ lực phát triển kinh tế thị trường nói chung, sự tác động qua lại hỗ trợ lẫn nhau này sẽ đưa tới việc đạt mục đích là phát triển xã hội.

1.4.2. Pháp luật

Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh tiền tệ do đó chịu ảnh hưởng trực tiép của pháp luật. Trong điều kiện hiện nay, ngân hàng đã có luật riêng như luật NHNN, luật tổ chức tín dụng, luật công ty…do đó đã tạo hành lang pháp lý cơ bản cho hệ thống ngân hàng hoạt động và phát triển.

Nhưng hiện nay mọi hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng đều bị chi phối của pháp luật, một sự thay đổi nhỏ của pháp luật sẽ tạo cơ hội và thách thức mới cho ngân hàng. TTKDTM là một trong những nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng phải chịu ảnh hưởng lớn của pháp luật.

Cũng như mọi hoạt động khác, để sử dụng TTKDTM cần phải có những quy tắc quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia đảm bảo công bằng và hợp lý, tránh tranh chấp xảy ra, điều đó cần đến vai trò của pháp luật. Các nước phát triển trên thế giới sử dụng TTKDTM một cách phổ biến đều có quy định chặt chẽ đặc biệt là quy định về Séc, phương diện.

Lợi thế của TTKDTM là an toàn và tiện lợi hơn tiền mặt do đó nó chỉ có thể phát triển khi đảm bảo được các lợi thế đó tức là sự nhanh chóng, chính xác, thuận tiện và an toàn. Các quy định của pháp luật về TTKDTM và liên quan cũng phải thể hiện được các yếu tố đó làm sao cho chặt chẽ, an toàn nhưng phải linh hoạt, thuận tiện và công bằng cho các bên tham gia thanh toán. Một hệ thống pháp luật như thế sẽ góp phần tích cực cho việc phát triển nhanh chóng không dùng tiền mặt trong nền kinh tế. Ngược lại, nếu các quy định của pháp luạt bất chấp hợp lý thì sẽ cản trở sự phát triển của TTKDTM.

Mặt khác, điều kiện chính trị, pháp luật cũng góp phần vào sự tin tưởng của các tổ chức, cá nhân trong TTKDTM và yên tam sản xuất kinh doanh từ đó giúp

mở rộng phát triển việc sử dụng TTKDTM và các sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.

1.4.3. Công nghệ

Công nghệ ngân hàng là một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh ngân hàng hiện nay. Công nghệ ngân hàng góp phần thúc đẩy nhanh chóng chu trình chu chuyển vốn xã hội, tạo thêm được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư phục vụ cho việc đầu tư phát triển kinh tế đất nước tiến nhanh trên cong đường công nghệ hoá hiện đại hoá.

TTKDTM gắn liền với công nghệ ngân hàng hiện đại. Chính sự phát triển của các mạng thông tin đã làm thay đổi nhanh chóng các nghiệp vụ ngan hàng nói chung và thanh toán qua ngân hàng nói riêng. Sở dĩ thanh toán qua ngân hàng và TTKDTM đã có được lợi thế an toàn và thuận tiện so với thanh toán bằng tiền mặt là bởi vì nó có hệ thống công nghệ riêng biệt trong thanh toán giữa các ngân hàng những hệ thống này cho phép tiền có thể được chuyển từ tài khoản này sang tài khoản khác trên mọi khu vực địa lí và trong thời gian rất ngắn, không phải di chuyển tiền mặt, tránh rủi ro bị cướp hay các rủi ro vận chuyển tiền khác đồng thời không mất chi phí kiểm đếm.

Vì thế, để có thể phát triển TTKDTM hay thanh toán qua ngân hàng thì cần phải đầu tư cho hệ thống công nghệ hiện đại. Thời gian qua với việc ứng dụng các thành tựu công nghệ tin học vào thanh toán đã đáp ứng được nhu cầu thanh toán nhanh, tiết kiệm được chi phí trong thanh toán.

Trong xu thế phát triển công nghệ xã hội hiện nay người ta đang tìm kiếm phát minh và sử dụng các phương tiện thanh toán hiện đại nhất, vừa đảm bảo tức thì, vừa an toàn bí mật, với chức năng của mình ngân hàng luôn coi trọng, cải tiến, đổi mới công nghệ để hoàn thiện hệ thống thanh toán của mình.

Mặt khác, ngân hàng cũng cần chú ý rằng chính sự thay đổi côngnghệ đã làm thay đổi hệ thống thanh toán trong nền kinh tế. Vào giữa thế kỷ XX những thành tự to lớn của cách mạng thông tin đã ứng dụng vào công nghệ ngân hàng đã làm cho

TTKDTM trở lên phổ biến. Ngày nay công nghệ thông tin và viễn thông lại đang làm cho hệ thống thanh toán trở thành hệ thống phi tiền tệ, tức là hệ thống điện tử. Tuy nhiên, đây mới chỉ là định hướng phát triển lâu dài trong tương lai, hiện nay TTKDTM vẫn là phương thức thanh toán chủ yếu trên thế giới.

1.4.4. Tâm lý

Ngoài những yếu tố về kinh tế và pháp luật, yếu tố xã hội hay tâm lý, thói quen và trình độ văn hoá của người sử dụng cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của TTKDTM. Như ở nước ta phần đông dân cư còn ưa chuộng việc sử dụng trở tiền mặt thì việc thuyết phục họ về lợi ích của TTKDTM cũng gặp những trở ngại nhất định. Mặt khác, do trình độ của da phần người dân còn thấp nên những yêu cầu sử dụng TTKDTM cũng có thể là phức tạp đối với họ.

Tuy nhiên, cần phải thấy rằng yếu tố xã hội không phải là sự cản trở lớn bởi vì ngay cả khi có sức ỳ lớn về thói quen và trình động văn hoá thấp thì nếu thấy được lợi ích rõ ràng của TTKDTM người ta có thể sẵn sàng vứt bỏ thói quen cũ và chú ý học hỏi, sử dụng phương tiện mới, đặc biệt là khi TTKDTM không phải là một phương thức thanh toán khó sử dụng.

Tóm tắt phan 1:

Như vậy trong chương 1, khóa luận này đã giải quyết được một số vấn đề có tính lý luận: Sự cần thiết khách quan và vai trò của TTKDTM trong nền kinh tế thị trường, những quy định chung trong TTKDTM và đã khái quát được cơ chế TTKDTM trong nền kinh tế thị trường. Qua chương 1, chúng ta sẽ nhận được đầy đủ hơn về phương tiện, môi trường pháp lý, sự vận hành, cơ chế và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác TTKDTM ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG (Trang 41 - 44)