Hoàn thiện chương trình

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XÂY DỰNG (Trang 27 - 29)

Việc đánh giá sau khi thực hiện chương trình không chỉ dừng lại ở việc xem lợi nhuận thu được là bao nhiều, mà còn phải chú ý các yếu tố khác như ý kiến khách hàng, hướng dẫn viên, điều hành hay các chuyên gia trong lĩnh vực này thông qua các phương pháp như: phiếu ý kiến, quan sát, chuyên gia, hay so sánh với doanh nghiệp có uy tín trên thị trường.

Đánh giá trên các góc độ như vậy giúp nhân viên tại Chi nhánh có nhìn tổng quan về quy trình xây dựng và thực hiện chương trình nhờ tìm được các lỗi doanh nghiệp mắc phải trong quá trình thực hiện, tìm được các yếu tố ảnh

hưởng tiêu cực đến chất lượng chương trình và tìm cách hạn chế nó nếu có thể, hay cũng có thể tìm được những dịch vụ mới đưa vào chương trình tiếp đó.

Tại Chi nhánh, việc đánh giá chương trình chủ yếu thông qua phương pháp quan sát, trưng cầu ý kiến, nhập tâm. Phương pháp được sử dụng nhiều nhất ở đây là phương pháp trưng cầu ý kiến của khách du lịch và báo cáo hướng dẫn viên. Tác dụng phương pháp này thời gian ngắn, thông tin sơ cấp, thu thập dễ dàng, chi phí thấp.

Hạn chế phương pháp này là thông tin được cung cấp đôi khi không chính xác từ cả hướng dẫn viên và khách du lịch. Cụ thể:

Khách du lịch: Với khách du lịch Việt Nam việc điền thông tin bảng hỏi thường ít có hiệu quả vì ở Việt Nam luật bảo vệ người tiêu dùng chưa phát triển, phổ biến suy nghĩ khi ý kiến của bản thân được đưa ra không được ai quan tâm và bảo vệ hay xem xét một cách nghiêm túc. Do tâm lý chung như vậy các phiếu đánh giá hầu như không đúng với suy nghĩ thật của khách du lịch hay họ không tham gia đánh giá.

Hướng dẫn viên: Vì lợi ích cá nhân mà dẫn đến sai lệch thông tin bản phiếu đánh giá. Như họ tự điền phiếu đánh giá, nhờ người khác không phải là khách du lịch hay đưa ra nhận xét không đúng về nhà cung cấp.

Ngoài ra, việc tập trung vào phương pháp này mà không chú ý tới phương pháp khác như ý kiến chuyên gia hay so sánh với doanh nghiệp uy tín trên thị trường hạn chế việc Chi nhánh có cái nhìn rõ ràng về điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp mình và tại sao cùng một chương trình mà doanh nghiệp khác lại được đánh giá cao hơn doanh nghiệp mình ( do thái độ nhân viên phụ vụ trực tiếp, ).

Ngày càng xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh hoạt động trong lĩnh vực lữ hành trên địa bàn Hà Nội, doanh nghiệp muốn đứng vững và nâng cao vị thế của mình phải không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ. Con người là nhân tố đầu tiên, quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng thực hiện các chương trình du lịch, đặt biệt nhân viên điều hành, họ là những người tham gia vào mọi khâu

trong chương trình từ khâu chọn nhà cung cấp, triển khai, kiểm tra, điều chỉnh những bất cập. Do đó, sự hiểu biết, kỹ năng và đầu óc tổ chức của các nhân viên là những nhân tố tích cực góp phần nâng cao chất lượng chương trình du lịch.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XÂY DỰNG (Trang 27 - 29)