1. Những cảm nhận cảm xúc của người mẹ lần đầu sinh con
1.3. Cảm xúc vui:
Cảm xúc này sẽ nảy sinh trong rất nhiều tình huống khác nhau trong quá trình nuôi dạy con.
Lần đầu tiên chứng kiến những bước phát triển của con mình
Nhằm tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi đưa ra câu hỏi: “ Lần đầu tiên được chứng kiến những bước phát triển của con mình (con biết bò, biết đi, biết ngồi..., chị cảm thấy?
Sau khi xử lý số liệu, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 2: Cảm xúc của người mẹ khi lần đầu tiên chứng kiến bước phát triển của con mình
STT Nội dung SL
1 Cảm thấy bình thường, không mấy ngạc nhiên
2 Cảm thấy vui 2
3 Cảm thấy rất vui 29
4 Thực sự hạnh phúc 29
GTTB 3,45
Chúng tôi, cho thang điểm câu hỏi này là 1, 2, 3, 4 kết quả thu được điểm trung bình là 3,45. Như vậy, khách thể nghiên được khảo sát ở ngưỡng “Cảm thấy rất vui” và “ thực sự hạnh phúc”. Chăm con ngày đêm, lo cho con từng ly từng tý bằng tình yêu của mình mẹ luôn mong muốn con mình khỏe
còn là trong sách vở, trong khoa học, trong tưởng tượng nữa mà đây là sự thực. Điều này đã làm cho các bà mẹ không khỏi vui mừng, hạnh phúc bởi sự phát triển đó của con mình.
Chúng tôi đã tiến hành trao đổi – phỏng vấn trò chuyện với một số bà mẹ về vấn đề này. Phần lớn các bà mẹ mà chúng tôi hỏi đều thấy vui và hạnh phúc, nhưng cách biểu hiện, chia sẻ lại khác nhau. Chị H nói: “Lúc con tôi mới sinh nó bé tí ti tôi mong hàng ngày con lớn thật nhanh, mong từng ngày từng ngày đến lúc con biết lẫy, rồi biết bò, biết đi. Tôi tính hay tưởng tượng nên cứ hay nghĩ không biết lúc con mình làm được những điều đó thì trông như thế nào nhỉ? Chắc nhìn thích lắm! Rồi ngày đó cũng đến, trời ơi! Khi nhìn thấy con biết làm vậy vui và sung sướng vô cùng. Vừa vui bao nhiêu lại yên tâm bấy nhiêu vì, điều đó chứng tỏ con mình phát triển rất tốt, phát triển
đúng quy luật của nó”. Trong khi đó chị H – Quận Thanh Trì tâm sự: “ Do
con tôi nó yếu từ lúc mới sinh ra lại cộng thêm là rất lười ăn, tôi xót xa thương con lắm! Chỉ mong con lớn từng ngày, từng ngày. Chính lý do này, nên khi thấy con làm được điều gì là tôi vui vô cùng. Nói đến đây thì chị tự hiểu là khi nhìn thấy con biết lẫy, biết bò, biết đi là tôi vui nhường nào. Lúc nhìn thấy con vậy vui đến nỗi cứ nghẹn ngào ở trong cổ họng, rồi nước mắt cứ ứa ra, rồi đứng tần ngần không nói nổi lên câu nữa. Lúc đó, chỉ biết ôm con vào trong lòng mà âu yếm con thật nhiều thôi!”. Trẻ phát triển bình
thường là niềm vui vô bờ của bậc làm cha làm mẹ và không mong muốn gì hơn điều đó. Khi được hỏi: “ Điều gì khiến bạn sợ nhất hiện nay?” có 18,4% chọn phương án: “con không phát triển bình thường như những đứa trẻ khác”.
Trong những khoảng thời gian hai mẹ con cùng chơi với nhau
Ngoài việc cho con ăn uống, tắm, thay tã lót, quần áo, nấu cho con, việc cơ quan, gia đình…sẽ có khoảng thời gian hai mẹ con chơi đùa cùng nhau.
Khi chúng tôi hỏi: “Trong những khoảng thời gian hai mẹ con cùng chơi với nhau, chị cảm thấy như thế nào?”. Kết quả chúng tôi có:
Bảng 3: Cảm xúc của người mẹ trong khoảng thời gian hai mẹ con chơi với nhau
STT Nội dung SL
1 Bình thường 0
2 Tôi cảm thấy vui 5
3 Tôi cảm thấy rất vui và quên đi những lo toan
cuộc sống 44
4 Tôi cảm thấy thực sự hạnh phúc 11
ĐTB 3,1
Kết quả trên, cho thấy rằng GTTB = 3,1 điều đó có nghĩa là khi được chơi đùa với con các bà mẹ “cảm thấy rất vui và quên đi những lo toan cuộc sống”
Cảm xúc này xuất hiện sẽ là động lực thúc đẩy giúp các bà mẹ sẵn sàng vượt qua những rào cản trong cuộc sống hàng ngày có thể gặp phải, cũng như trong công việc xã hội của mình. Vì tình cảm lớn dành cho con nên khi thấy con chơi đùa với mình chắc chắn người mẹ sẽ rất vui và nó sẽ tạo nên một sức mạnh kỳ diệu giúp người mẹ làm tất cả những gì mình có để chăm con một cách tốt nhất.
Lần đầu tiên được nghe thấy con gọi tiếng “mẹ”
Theo như chúng tôi khảo sát, không chỉ khi chơi với con người mẹ mới xuất hiện cảm xúc vui mà ngay cả khi “ Lần đầu tiên được nghe thấy con gọi
khi con biểu hiện một sự phát triển ngôn ngữ bình thường của một “tài sản vô giá” của cha mẹ.
Để tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này, trong phiếu trưng cầu ý kiến bằng hoàn thiện câu, chúng tôi đưa ra nội dung “từ khi có con tôi trở nên…..”. Thực tế, cho thấy từ khi có con người mẹ có rất nhiều thay đổi trong cuộc sống của mình: thay đổi thói quen, cách sinh hoạt, tính nết, suy nghĩ…trên 60 phụ nữ được khảo sát có 8,3% trở nên “vui vẻ, hạnh phúc hơn”; Vui vẻ nhiều căng thẳng cũng nhiều; “ Vui và lo lắng nhiều”; “Chín chắn hơn, bận rộn hơn, vui vẻ hơn” (10%). Đứa bé ra đời sự mong đợi của cha mẹ, người thân, bạn bè. Bản thân người mẹ tràn ngập những cảm xúc khác nhau, những suy nghĩ khác nhau. Dĩ nhiên bên cạnh số ít trên thấy vui hơn thì số còn lại cũng có những thay đổi như: chín chắn hơn, bận rộn hơn, hay lo lắng, nghĩ vẫn vơ…. Người mẹ là người trực tiếp chăm sóc, nuôi dạy con hàng ngày nên họ cũng có nhiều trải nghiệm hơn người chồng hay người thân trong gia đình. Bên cạnh niềm vui của người mẹ khi có sự hiện diện của đứa con, mẹ chồng khi trở thành bà nội cũng có niềm vui không kém. Theo kết quả điều tra, chúng tôi thu được từ bảng hoàn thiện câu có 42% mẹ chồng từ khi có cháu trở nên “Vui vẻ hơn”. Có một thành mới xuất hiện trong gia đình không chỉ người mẹ có được niềm vui đó mà gần gũi hơn nữa là bà nội cũng rất vui. Tâm lý của ông bà khi con trai đã lập gia đình họ luôn mong muốn mau sinh cháu. Đó như niềm vui lớn nhất đối với người lớn tuổi, không còn tham gia nhiều công tác xã hội mà phần lớn ở nhà, chăm lo cho con cháu, luôn mong có cháu bên mình.
Người chồng khi trở thành “bố” cũng có niềm vui không kém, “từ khi có con, chồng tôi trở nên….” Rất nhiểu câu trả lời: “Vui hơn” (11,6%). Dĩ nhiên, khi có con bên cạnh niềm vui là trách nhiệm của người làm cha.
Tựu lại, một thành viên hiện diện là niềm vui của cả gia đình. Bản thân người mẹ trong quá trình chăm sóc con có những tình huống đến với người mẹ sẽ được trải nghiệm những cảm xúc vui buồn khác nhau. Trong những tình huống chúng tôi đề cập tới trong đề tài này thì cảm xúc “vui” xuất hiện nhiều nhất “trong khoảng thời gian hai mẹ con chơi đùa với nhau”.