Cấu trúc của cảm xúc

Một phần của tài liệu Cảm xúc của người mẹ lần đầu sinh con (Trang 25)

2. Các khái niệm cơ bản

2.1.4. Cấu trúc của cảm xúc

Khi bàn về cấu trúc cảm xúc, một số nhà nghiên cứu khẳng định rằng loài người trải qua hai kiểu hoặc hai trình độ cảm xúc: Một có nền tảng về mặt sinh học nên có tính bản năng và phổ biến, một do con người học được nhờ những tác động của xã hội.

Theo D. Kemper (1987), chỉ có 4 cảm xúc được di truyền qua con đường sinh học là sợ hãi, giận dữ, buồn rầu, thỏa mãn. Ông tin rằng mỗi người đều trải qua 4 cảm xúc này bởi con người bị quy định về mặt sinh học để thực hiện điều đó. Bên cạnh đó, một số nhà nghiên cứu khác như Ekman và Davision (1994) không đồng ý với ý kiến cho rằng một số cảm xúc là nền

kể của xã hội. Con người học được: khi nào và đối với cái gì thì cảm thấy sai trái hoặc kiêu ngạo; khi nào thì cảm thấy biết ơn, ngượng nghịu hoặc phẫn nộ. Có một sự nhất trí cao độ giữa các nhà khoa học là không nên phân chia rạch ròi những cảm xúc nền tảng với những cảm xúc học được trong quá trình sống.

C.E.Izard đưa ra thuyết các cảm xúc phân hóa và cho rằng cảm xúc có cấu trúc tầng bậc gồm những cảm xúc nền tảng và những cảm xúc phức hợp.

Cấp bậc thứ nhất bao gồm 10 cảm xúc nền tảng là (1) Hạnh phúc, (2) Vui sướng, (3) Ngạc nhiên, (4) Đau khổ, (5) Căm giận, (6) Ghê tởm, (7) Khinh bỉ, (8) Khiếp sợ, (9) Xấu hổ, (10) Tội lỗi. Cấp bậc thứ hai là các phức hợp cảm xúc được tạo nên từ những tổ hợp của các cảm xúc nền tảng.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ tìm hiểu một số cảm xúc nổi trội của các bà mẹ liên quan đến một số tình huống chăm sóc, nuôi dạy con: Hạnh phúc, vui, lo lắng, buồn, căng thẳng.

Một phần của tài liệu Cảm xúc của người mẹ lần đầu sinh con (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)