Mô phỏng chuyển lưu lượng trong MPLS – Mô hình SD

Một phần của tài liệu Kỹ thuật điều khiển lưu lượng trong chuyển mạch nhãn đa giao thức (Trang 56)

- Mô phỏng SD - Shortest Dynamic: Truyền các lưu lượng:

 Router đích: R10.

 Truyền lưu lượng 01:

 Thời gian truyền từ 0,5s ÷ 2,5s.

 Dung lượng truyền: 0,8MB.

 Kích thước gói tin: 600B.

 Khai báo cơ chế hoạt động của mạng: sử dụng hàm định nghĩa sẵn cho mô hình Shortest-Dynamic (shortest-dynamic).

 Khai báo bảo vệ cho node mạng R5:

 Thời gian bắt đầu bảo vệ : từ 0,7s ÷ hết

 Chu kỳ kiểm tra: 0,01s

 Đường chuyển mạch nhãn thực hiện kiểm tra: 1100 - Hiện tượng:

Thiết lập đường truyền nhãn:

 Thời điểm 0,1s:

 Thiết lập đường truyền nhãn làm việc (LSP) 1100 trên mạng MPLS.

 Xác lập đường truyền nhãn 1100 qua các node mạng R1-R3-R5-R7- R9.

 Router thực hiện phân phối nhãn là R1.

 Truyền dữ liệu:

 Thời điểm 0,5s: truyền lưu lượng 01 trên đường truyền nhãn 1100.

 Thời điểm 1,0s: ngắt kết nối mạng giữa node R5 và R7.

 Thời điểm 2,0s: kết nối lại node R5 và R7.

Hình 4.28 Đồ thị kết quả mô phỏng mô hình shortest-dynamic trong MPLS

- Đánh giá:

 Tại thời điểm 0,5s † 1,5s lưu lượng 01 truyền trên mạng theo đường chuyển mạch nhãn đã xác định là 1100.

Hình 4.29 Quá trình chuyển hướng lưu lượng của mô hình shortest-dynamic

 Từ thời điểm 1,0s ÷ 2,0s do kết nối giữa node mạng R5 và R7 bị gián đoạn, lưu lượng 01 được báo hiệu từ node mạng R5 – Hình 4.29

 Do việc xác nhận lỗi của node mạng R5 mất một khoảng thời gian, trong khoảng thời gian này, toàn bộ dữ liệu đang được truyền đi từ node mạng R1 sẽ bị mất.

 Khi xác định được lỗi tại kết nối giữa node mạng R5 và R7, node mạng R5 chuyển hướng dữ liệu theo đường ngắn nhất đi vòng qua điểm lỗi giữa node mạng R5 và node mạng R7.

Hình 4.30 Sau khi đã khôi phục kết nối của mô hình shortest-dynamic

 Từ thời điểm 2,0s ÷ 2,5s

 Do cơ chế khai báo bảo vệ, khi kết nối giữa node mạng R5 và node mạng R7 được thiết lập trở lại sau 0,01s, node mạng R5 khôi phục đường chuyển mạch nhãn theo đường chuyển mạch nhãn 1100.

 Do đường chuyển mạch nhãn 1100 ngắn hơn so với đường chuyển đổi nên dữ liệu từ hướng chuyển đổi gặp hướng 1100 tại node R9. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Do cùng là một nguồn dữ liệu, mức ưu tiên của hai lưu lượng trên 1100 và hướng chuyển đổi là như nhau, dẫn đến việc nguyên lý FIFO gây nên thứ tự các gói đến đích bị sai lệch– Hình 4.30.

 Sau khi dữ liệu trên đường truyền chuyển đổi được truyền hết, mạng trở lại trạng thái ban đầu.

 Tỉ lệ mất gói: 10,5%

 Số gói bị sai lệch vị trí: 5 gói

- Kết luận:

 Tăng tải xử lý của hệ thống trong trường hợp khai báo bảo vệ cho tất cả các node mạng.

 Có hiện tượng sai lệch thứ tự gói tin trong mạng.

 Tỉ lệ mất gói và đảo lộn gói tin sẽ rất lớn trong trường hợp kết nối mạng chập chờn.

 So sánh với mô hình Makam

 Tỉ lệ mất gói ít hơn.

 Không tối ưu cho dự phòng do việc phải thực hiện tính toán dư thừa lưu lượng cho tất cả các kết nối trên mạng trong khi mô hìng Makam chỉ mất duy nhất một hướng để dự phòng lưu lượng.

 So sánh với mô hình Haskin: không tiêu tốn băng thông như mô hình Haskin.

 Trường hợp mạng truyền thoại và video:

 Chất lượng mạng sẽ bị ảnh hưởng trong thời gian ngắn ( vài giây).

 Có hiện tượng lẫn tiếng trước và sau.

 Trường hợp mạng sử dụng cho dữ liệu:

 Độ trễ của mạng tăng cao trong thời gian chuyển hướng kết nối.

 Truyền dữ liệu UDP sẽ bị lỗi.

 Truyền dữ liệu TCP sẽ bị chậm do truyền lại.

 Có khả năng bị nghẽn mạng với các trường hợp khác nhau nếu tính toán dự phòng lưu lượng không tốt.

Một phần của tài liệu Kỹ thuật điều khiển lưu lượng trong chuyển mạch nhãn đa giao thức (Trang 56)