Một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế nông hộ xã Tiền Phong

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (Trang 42 - 46)

- Giáo dục, y tế, văn hoá Xây dựng, mua sắm

4.4.2.Một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế nông hộ xã Tiền Phong

NÔNG HỘ XÃ TIỀN PHONG

4.4.1. Định hướng phát triển kinh tế nông hộ ở xã Tiền Phong

Căn cứ vào phương hướng phát triển kinh tế của xã trong những năm tới, Đảng bộ xã Tiền Phong đã đưa ra phương hướng phát triển kinh tế nông hộ của xã như sau:

Phát huy vai trò kinh tế nông hộ dựa trên cơ sở khai thác mọi nguồn lực sẵn có, từ đó tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp. Cần tạo mọi điều kiện, khuyến khích nông hộ làm giàu, biến mỗi hộ trở thành một cơ sở sản xuất hàng hoá. Đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp, phát triển theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi thuỷ sản và giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt. Đưa ra các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các giống cây, con giống phù hợp với điều kiện tự nhiên và đất đai của các hộ trên cơ sở bố trí hợp lý cơ cấu cây con, cơ cấu mùa vụ sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Tận dụng mọi nguồn lực đẩy mạnh thâm canh hoá, đa dạng hoá trong sản xuất nông nghiệp.

Phát triển mạnh mẽ các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp các làng nghề truyền thống dựa trên lợi thế so sánh của xã, của vùng. Góp phần giải quyết phần nào lao động dư thừa trong xã đồng thời tăng thu nhập cho nông hộ. Việc bố trí phát triển ngành nghề sao cho hợp lý mà không ảnh hưởng đến sự phát triển của các ngành nghề khác đồng thời chú trọng đến bảo vệ môi trường sinh thái.

Bước đầu tiến hành tích tụ ruộng đất giữa các thành viên trong hộ, làm cơ sở nền tảng cho quá trình tích tụ ruộng đất trên quy mô lớn, tạo tiền đề cho sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá với quy mô ngày càng lớn.

4.4.2. Một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế nông hộ xã TiềnPhong Phong

xuât kinh doanh của nông hộ xã, thông qua sự phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông hộ, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế trong phát triển kinh tế nông hộ, khai thác những lợi thế, tiềm năng sẵn có từ đó giúp cho sự phát triển kinh tế hộ nông dân của xã phát triển hiệu quả hơn. Các giải pháp đó gồm:

1. Giải pháp về đất đai

Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, đất đai là yếu tố quyết định vì không có đất thì không có quá trình sản xuất nông nghiệp. Hiện nay đất canh tác của xã phân bố không đều và manh mún. Các cấp có thẩm quyền cần có những biện pháp hợp lý để vận động nông hộ tiến hành dồn điền đổi thửa cho nhau để có diện tích đất canh tác trên mảnh lớn hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư thâm canh, tăng cường sản xuất hàng hoá nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất. Đồng thời hoàn thành nốt việc giao quyền sử dụng đất lâu dài cho hộ nông dân.

2. Giải pháp về vốn

Để tiến hành sản xuất hàng hoá nông nghiệp rất cần có vốn, để chuyển dịch cơ cấu cây trồng tăng cường các hoạt động phi nông nghiệp càng cần có vốn vì vậy giải pháp về vốn là rất cần thiết đối với quá trình phát triển kinh tế nông hộ.

Về phía Nhà nước cần mở rộng hơn nữa các chương trình cho vay vốn tới tận tay người nông dân, thông qua các tổ chức tín dụng, các ngân hàng phục vụ người nghèo thông qua các tổ chức đoàn thể ở địa phương như hội phụ nữ, đoàn thanh niên... việc cho vay vốn phải xác định được đúng đối tượng được vay, số lượng vốn vay phải đảm bảo cho người đi vay có đủ khả năng tái sản xuất mở rộng, các phương pháp thu hồi vốn phải phù hợp với đặc điểm và chu kỳ sản xuất nông nghiệp. Trong quá trình vay phải giám sát các hoạt động của hộ được vay vốn thông qua các tổ chức đoàn thể ở địa phương, tránh tình trạng sử dụng vốn vay không có khả năng hoàn trả vốn. Ngoài ra có thể cho hộ nông dân vay

vốn bằng hiện vật thông qua hoạt động kinh doanh của HTX dịch vụ như các tư liệu sản xuất trong nông nghiệp, các dịch vụ sản xuất bằng cách này có thể theo dõi chính xác qua trình sản xuất của các hộ vay và đảm bảo đúng mục đích trong việc vay vốn của nông hộ.

Về phía nông hộ trước tiên phải biết cách huy động vốn từ nguồn vốn tự có của bản thân, vốn vay từ bạn bè và quan trọng là xác định được kế hoạch sử dụng và phân bổ số vốn đó cho từng khâu sản xuất sao cho hợp lý, đem lại hiệu quả đồng vốn là cao nhất.

3. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

Nhìn chung trình độ văn hoá của chủ hộ còn thấp, do vậy xã cần có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về thị trường, kiến thức về thâm canh, về khoa học công nghệ, trình độ tổ chức quản lý kinh doanh của chủ hộ bằng việc tăng cường các hoạt động khuyến nông, mở các lớp truyền bá kinh nghiệm sản xuất, các buổi tập huấn, họp mặt trao đổi kinh nghiệm, thông tin, từ đó giúp nông dân có sự chuyển biến về nhận thức, giúp nông hộ làm quen với cơ chế thị trường, xoá bỏ những tập quán lạc hậu, lựa chọn hướng đi phù hợp với tiềm lực kinh tế của mình, phù hợp với xu hướng phát triển của cả nước.

4. Giải pháp về khoa học kỹ thuật

Nội dung chủ yếu của giải pháp này là nhanh chóng đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất bằng phương pháp khuyến nông.

Đối với những hộ làm nông nghiệp cần tập trung nâng cao kỹ năng sản xuất của hộ, từ khâu chọ giống, làm đất canh tác, chăm sóc đến khâu thu hoạch, phổ biến cho hộ quy trình sản xuất lúa lai, lúa đặc sản mang tính chất hàng hoá cao. Để thực hiện tốt điều này cần tăng cường công tác khuyến nông, tuyên truyền phổ biến những giống cây trồng, vật nuôi có đặc tính tốt. Trợ giúp cho hộ khâu kỹ thuật trong quy trình sản xuất thử nghiệm, xây dựng mô hình điển hình để chuyển giao khoa học kỹ thuật có hiệu quả.

nghiệp, cần khuyến khích các hộ mở rộng quy mô đầu tư theo chiều sâu, lựa chọn áp dụng công nghệ phù hợp vào một số khâu có điều kiện nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Ngoài ra xã cũng cần có biện pháp nhân rộng các hoạt động sản xuất ngành nghề ra toàn xã, thông qua các tổ chức đoàn thể giới thiệu những ngành nghề tiều thủ công nghiệp mới nhằm giải quyết lao động khi nhàn rỗi, tạo điều kiện tăng thu nhập cho hộ

5. Mở rộng thị trường tiêu thụ

Mở rộng thị trừơng tiêu thụ là giải pháp quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội nông thôn nói chung và kinh tế hộ xã Tiền Phong nói riêng. Vì chỉ khi sản phẩm của nông hộ làm ra được tiêu thụ tốt mới kích thích được sự phát triển của sản xuất hàng hoá, kích thích đầu tư thâm canh, đa dạng hoá cây trồng vật nuôi cũng như đa dạng hoá ngành nghề. Để làm được điều đó cần có các giải pháp sau:

- Có chính sách giúp đỡ, hướng dẫn nông hộ nâng cao năng lực sản xuất, tạo ra được sản phẩm có chất lượng cao không chỉ đáp ứng được thị trường trong vùng mà còn trong cả nước.

- Khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức trung gian tiêu thụ sản phẩm do xã sản xuất ra.

- Huyện cần tạo điều kiện hỗ trợ trong việc xây mới chợ, hoàn thiện cơ sở hạ tầng đặc biệt là hệ thống đường giao thông để nông sản phẩm hàng hoá và các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp được nhanh chóng chuyển đến người tiêu dùng

- Đẩy mạnh công tác dự báo, phổ biến rộng rãi thông tin thị trường, các thông tin về khoa học công nghệ để nông hộ nắm bắt được kịp thời và có những quyết định đúng đắn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của gia đình mình, làm sao mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

PHẦN V

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (Trang 42 - 46)