Chúng ta có thể chứng minh bộ thu thích nghi có thể cung cấp dung năng cao hơn bộ thu truyền thống cả khi có và không có điều khiển công suất. Từ kết quả được chỉ ra trong (bảng 3.1), ở đây lấy ví dụ N=31. Với bộ thu
truyền thống, chúng ta sử dụng (3.22), (3.23) để tính trực tiếp. Với bộ thu thích nghi, chúng ta tính dựa trên số lượng lớn Jmin, sau đó tìm ra giá trị trung bình và phương sai của Jmin, thay thế chúng vào (3.27). Trong tính toán này, giả định Eb/N0=10dB, số người dùng=31, Pmax=0.001, Pb=1%. Rõ ràng, bộ thu thích nghi vượt trội hơn bộ thu truyền thống.
Chuỗi trải phổ
Bộ thu thích nghi Bộ thu truyền thống Không điều
khiển công suất
Điều khiển công suất hoàn hảo
Không điều khiển công suất
Điều khiển công suất hoàn hảo
31 4.3 4.4 0.02 2.3
(Bảng 3.1. So sánh dung năng hệ thống khi sử dụng bộ thu thích nghi và bộ thu truyền thống)
Kết luận chương 3:
Tóm lại, trong chương 3 đã giới thiệu bộ thu thích nghi có rất nhiều ưu việt đã được nói đến ở trên. Hơn thế nữa, nó không yêu cầu nhiều thông tin về người sử dụng hoặc kênh như là bộ thu truyền thống. Bản chất thích nghi của bộ thu cho phép hiệu chỉnh các thay đổi của môi trường, vì vậy nó cho ta sự vận hành tốt nhất. Nó có khả năng chống được hiệu ứng gần xa và gia tăng được dung năng. Thêm vào đó, nó vận hành tốt trong môi trường nhiễu đa đường và nhiễu băng hẹp. Và với các kết quả như trên, bộ thu thích nghi (chuyển đổi) là một giải pháp thu vượt trội trong mạng CDMA.
KẾT LUẬN
Trong phạm vi luận văn này, tôi đã trình bày một cách ngắn gọn, rõ ràng những đặc điểm cơ bản của hệ truyền thông CDMA. Qua đó tìm hiểu bộ tách sóng đa người dùng, những ưu điểm của nó. Và cuối cùng là đưa ra nguyên lí hoạt động của bộ thu thích nghi DS/CDMA. Với những ưu điểm mà bộ thu đã đưa ra, nó đã mở ra một khả năng vận hành tốt trong môi trường nhiễu đa đường, đa người dùng.
Những kết quả trên nêu trong luận văn chỉ áp dụng trong trường hợp dùng đơn sóng mang. Một hướng nghiên cứu mới, đang được triển khai rộng rãi trên thế giới và ở Việt Nam cũng đã bắt đầu nghiên cứu cho trường hợp đa sóng mang kết hợp CDMA. Đó chính là vấn đề tôi mong được nghiên cứu (nếu có điều kiện) trong thời gian tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Lí thuyết trải phổ và ứng dụng (1999), Học viện công nghệ bưu chính viễn thông
2 JS .Blogh, L.Hanzo (2002), Third-Generation Systems and Intelligent Wireless Networking, John Wiley & Sons Ltd
3 Vijay K.Garg & Kenneth Smolik (1997), Application of CDMA in Wireless/Personal communication
4 Andrew J.Viterbi (1997), CDMA principles of spread spectrum comunication
5 Theory and Practice Savo G. Glisic (2003), Adaptive WCDMA, John Wiley & Sons Ltd
6 Dr.Tan Wong (2002), Adaptive DS/CDMA Receiver for Multiuser Detection- Course project for EEL6503: Spread Spectrum and CDMA,
URL: http://www.geocities.com/sscdma2002/ss_project.html
7 Nguyễn Phạm Anh Dũng (2004), Lý thuyết trải phổ và đa truy nhập vô tuyến, Nhà xuất bản bưu điện.