Giới thiệu (59)

Một phần của tài liệu TÁCH SÓNG ĐA NGƯỜI DÙNG VỚI BỘ THU DS/CDMA THÍCH NGHI (Trang 60)

Vấn đề gần xa trong môi trường truyền thông đa truy nhập phân chia theo mã (CDMA) trải phổ trực tiếp đang thu hút nhiều sự chú ý. Mục đích của

phần này là tìm khả năng loại bỏ nhiễu đa người dùng của bộ thu thích nghi DS/CDMA.

Bộ thu dùng một bộ lọc hoà hợp mức chip kèm theo một cấu trúc thích nghi cân bằng. Nó cho phép người sử dụng điều chỉnh nhiễu và ồn. Kết quả là bộ thu này có tỉ lệ lỗi bit BER thấp hơn bộ thu truyền thống.

Ngoài ra, bằng việc kiểm tra tỉ lệ lỗi bit BER khi có và không có điều khiển công suất, chúng ta cũng có thể đưa ra kết luận rằng bộ thu này có thể chống lại hiệu ứng Gần-Xa.

Công suất nhận được từ người sử dụng ở các khoảng cách khác nhau thay đổi rất nhiều vì fadinh. Vấn đề gần xa là hạn chế chung của các bộ thu truyền thống mà không có bất kì một giải pháp chống lại. Để có thể phân biệt tín hiệu của từng người sử dụng riêng biệt ta quan tâm khi có rất nhiều người sử dụng khác và nhiễu, thì hệ thống phải có khả năng quản lí công suất phát của từng người sử dụng theo cách sao cho khi đến, chúng có cùng một công suất. Vấn đề này được gọi là nhiễu đa người dùng (MUI) hay nhiễu đa truy nhập (MAI). Nó làm hiệu năng của hệ thống xuống cấp một cách đáng kể, xét theo tỉ lệ lỗi bít BER. Để xử lí vấn đề này, chúng ta có hai giải pháp. Một là như đã nói ở chương 1, sử dụng kĩ thuật điều khiển công suất; hai là sử dụng một số bộ thu chống nhiễu hoặc bộ tách sóng, tách để giải điều chế tín hiệu (như trong chương 2)

Trong kĩ thuật quản lí công suất, nếu công suất phát được cập nhật với tốc độ vừa phải, điều khiển công suất có thể chỉ cần tính sự khác nhau của công suất thu do mất mát trên đường truyền. Fadinh đa đường có thể là nguyên nhân gây ra hiệu ứng gần xa. Để khắc phục điều này, bộ phát phải có cơ chế tự điều chỉnh hàng trăm lần/giây, là nguyên nhân gây ra quá tải. Mặt khác, việc sử dụng bộ thu chống nhiễu có thể khắc phục các vấn đề này. Nếu bộ thu có thông tin về tín hiệu nhiễu, chúng có thể tái tạo nó và sau đó trừ đi nó từ tín hiệu thu được để lấy tín hiệu gốc đã gửi. Có rất nhiều nghiên cứu đã thực hiện với bộ thu chống nhiễu, nhưng họ đều gặp một vấn đề chung là

chúng yêu cầu một lượng lớn thông tin về trễ và chuỗi được dùng bởi từng người sử dụng. Trong thực tế, thông tin này có thể hữu dụng ở trạm gốc, nhưng khó có thể hữu dụng ở trạm di động. Vì thế đường xuống cũng vẫn là một vấn đề khó của các loại bộ thu. Thêm vào đó, những bộ thu loại này không thể thu được những thông tin về trễ trong môi trường đa đường. Ngoại trừ bộ thu chống nhiễu, một phương cách khác là sử dụng một kĩ thuật phân tập nào đó. Một kĩ thuật khá phổ biến hiện nay, là kĩ thuật phân tập của Không gian-Thời gian có thể thực hiện ở trạm gốc để thu được độ lợi phân tập, nhưng ngược lại, nó không khả thi khi thực hiện ở các trạm di động, vì thế đường xuống vẫn là một vấn đề.

Sau đây chúng ta sẽ trao đổi về một loại bộ thu dựa trên bộ cân bằng, nhưng có thể đạt được hiệu quả như bộ thu RAKE lý tưởng mà không cần biết trễ đa đường. Bộ thu này được gọi là bộ thu thích nghi chống nhiễu đa người dùng DS/CDMA. Bộ thu này sử dụng bộ lọc hoà hợp mức chip theo cấu trúc của bộ cân bằng thích nghi để thực hiện giải trải phổ. Cấu trúc này cho phép điều chỉnh để khử nhiễu và ồn của môi trường. Sự đơn giản trong cấu trúc của bộ thu đã làm nó trở nên hấp dẫn không phải chỉ với trạm gốc mà cả các trạm di động.

Trên đây chúng ta đã nêu lên những nét để đánh giá hiệu năng của bộ thu này so với các bộ thu truyền thống. Ở các phần tiếp theo, chúng ta sẽ cùng thảo luận về mô hình kênh và cấu trúc bộ thu, sau đó sẽ đánh giá tỉ lệ lỗi bit BER và công suất so với bộ thu truyền thống và cuối cùng là đưa ra các kết luận dựa trên các kết quả tính toán và mô phỏng.

Một phần của tài liệu TÁCH SÓNG ĐA NGƯỜI DÙNG VỚI BỘ THU DS/CDMA THÍCH NGHI (Trang 60)