5. Kết cấu của luận vă n:
1.2.1.2. Vai trò đầu tƣ công đối với phát triển kinh tế-xã hội
Trong thực tiễn đời sống kinh tế xã hội, có nhiều lĩnh vực, nhiều dự án mà tƣ nhân không đủ khả năng hoặc đủ khả năng mà không muốn thực hiện đầu tƣ nhƣ các dự án xây dựng công trình cầu, đƣờng, các công trình công cộng; đầu tƣ phát triển cho vùng miền núi, dân tộc thiểu số,... Bởi đó đều là những dự án phải bỏ nhiều vốn đầu tƣ ban đầu, thời gian thu hồi vốn lâu, hoặc khả năng thu hồi đƣợc vốn là không cao. Do đó, việc đầu tƣ của nhà nƣớc để đảm bảo các nhu cầu tối thiểu của cộng đồng đƣợc đáp ứng, giữ vững ổn định xã hội, tránh tình trạng bất công, bất bình đẳng trong xã hội. Vai trò của đầu tƣ công đƣợc thể hiện trên ba khía cạnh quan trọng sau:
- Thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế dựa trên việc đầu tƣ cho các công trình hạ tầng, cơ sở vật chất – kĩ thuật tối thiểu chung cho xã hội. Đây cũng đồng thời tạo những điều kiện thiết yếu cho các thành phần kinh tế ngoài nhà nƣớc đầu tƣ và phát triển. Ngoài ra, đầu tƣ công giúp có cơ hội đƣợc tập trung nguồn lực cao, hoặc Trung ƣơng có thể điều tiết đƣợc một cách hợp lý các nguồn đầu tƣ, tránh tình trạng cục bộ, địa phƣơng, nơi thừa nơi thiếu.
- Góp phần làm giảm khoảng cách giàu nghèo, giảm bất bình đằng, bất công trong xã hội bằng các chƣơng trình, dự án kinh tế hỗ trợ các vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa, các dân tộc thiểu số (chƣơng trình 134, 135 của Chính phủ, các chƣơng trình xóa đói giảm nghèo,...), nâng cao và ổn định đời sống ngƣời dân.
- Đảm bảo ổn định và không ngừng tăng cƣờng quốc phòng, an ninh. Các công trình, dự án về an ninh quốc phòng đều không mang lại hiệu quả kinh tế trƣớc mắt nên khu vực tƣ nhân không thể và cũng không muốn đầu tƣ vào lĩnh vực này. Nhƣng đó lại là cơ sở quan trọng của đất nƣớc để bảo vệ Tổ quốc, giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia.
15
Trong đầu tƣ công, đầu tƣ cho cơ sở hạ tầng là đối tƣợng chính, là một bộ phận đặc thù của cơ sở vật chất kỹ thuật trong nền kinh tế quốc dân có chức năng, nhiệm vụ cơ bản là đảm bảo những điều kiện chung cần thiết cho quá trình sản xuất và tái sản xuất mở rộng đƣợc diễn ra bình thƣờng, liên tục. Có cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại, nền kinh tế mới có điều kiện để tăng trƣởng nhanh, ổn định và bền vững. Trình độ phát triển của cơ sở hạ tầng có ảnh hƣởng đến trình độ phát triển của đất nƣớc, có tác động tích cực đến tăng trƣởng kinh tế và công tác xoá đói giảm nghèo.
Việc phát triển kết cấu hạ tầng gồm có sáu tác động quan trọng sau đây: - Cơ sở hạ tầng phát triển mở ra khả năng thu hút các luồng vốn đầu tƣ đa dạng cho phát triển kinh tế-xã hội.
- Cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ, hiện đại là điều kiện để phát triển các vùng kinh tế động lực, các vùng trọng điểm và từ đó tạo ra các tác động lan toả lôi kéo các vùng liền kề phát triển.
- Cơ sở hạ tầng phát triển trực tiếp tác động đến các vùng nghèo, hộ nghèo thông qua việc cải thiện hạ tầng mà nâng cao diều kiện sống của họ.
- Cơ sở hạ tầng thực sự có ích với ngƣời nghèo và góp phần vào việc giữ gìn môi trƣờng.
- Đầu tƣ cho cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông nông thôn, đem đến tác động cao nhất đối với giảm nghèo.
- Phát triển cơ sở hạ tầng tạo điều kiện nâng cao trình độ kiến thức và cải thiện tình trạng sức khoẻ cho ngƣời dân, góp phần giảm thiểu bất bình đẳng về mặt xã hội cho ngƣời nghèo.
16