Một số kiến nghị:

Một phần của tài liệu PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU ĐẦU TƯ THEO NGÀNH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2001 ĐẾN 2005 (Trang 38 - 39)

Để thực hiện các giải pháp trên đạt hiệu quả cao với tư cách là một sinh viên thực tập, tôi mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị với Trung Ương như sau:

+ Hà Nội đề nghị với Trung Ương cần xem xét nâng tỷ lệ điều tiết ngân sách để lại cho Thành phố lên 40% so với mức hiện nay là 23%

+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần có biện pháp khắc phục tình trạng giao kế hoạch vốn đầu tư chậm như thời gian qua. Hàng năm nên giao kế hoạch vốn tín dụng sớm hơn, tốt nhất là giao cùng với kế hoạch vốn đầu tư XDCB đầu năm

+ Chính phủ nên có cơ chế lãi suất vốn tín dụng ưu đãi riêng cho đầu tư phát triển nhà ở và xây dựng hạ tầng cơ sở, mức tối đa là bằng lãi suất tín dụng ưu đãi dành cho chương trình xe đạp, xe máy và quạt điện.

+ Chính phủ hướng dẫn một số vấn đề chưa rõ trong qui chế quản lý đầu tư xây dựng liên quan nhiều tới Thành phố Hà Nội, như:

- Quy định quản lý xây dựng khu đô thị mới, khu công nghiệp vừa và nhỏ... ra sao, vì đối với loại dự án đầu tư này, chủ dự án chưa phải là chủ cuối cùng, họ chỉ xây dựng xong cơ sở hạ tầng sau đó người khác đến đầu tư.

- Việc quản lý với công trình có nhiều chủ sở hữu vốn thuộc nhiều thành phần khác nhau.

- Trách nhiệm, hiệu quả đầu tư đối với các dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách huyện (quận), xã (phường).

- Chỉ đạo Bộ tài chính, Tổng cục địa chính, Ban vật giá Chính phủ cho phép Hà Nội được ghi nợ tiền nhà đất và đơn giản hóa thủ tục nhà đất khi thực hiện Nghị định 60/CP và 61/CP của Chính phủ.

- Nghiên cứu điều chỉnh cơ chế tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo hướng khắc phục tình trạng Quỹ hỗ trợ phát triển "vừa đá bóng, vừa thổi còi" như vừa tiếp nhận, thẩm định, xét duyệt dự án đầu tư, vừa cho vay và thu nợ. Việc này chỉ phù hợp với nguồn vốn ngân hàng thương mại không có tính chất ưu đãi.

+ Về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đề nghị Nhà nước chưa thực hiện phân cấp quyền giấy phép đầu tư cho các địa phương vì như vậy sẽ tạo ra xu hướng phân tán mục tiêu và gây nên tình trạng cạnh tranh, gây nên những tổn thất không đáng có. Cần xúc tiến thành lập các công ty giám định vốn đầu tư. Trong xét duyệt và cấp giấy phép đầu tư cần đặc biệt chú trọng hiệu quả kinh tế-xã hội, không vì cần vốn mà tiếp nhận ồ ạt. Với hình thức liên doanh

giữa các xí nghiệp Nhà nước với nước ngoài, không nên chỉ liên doanh một phần vì như vậy sẽ gây nhiều hậu quả xấu: phân tán vốn, tranh chấp thị trường, chảy chất xám tại chỗ... làm suy yêú phần “nội địa” còn lại của xí nghiệp và nhiều tiêu cực khác cũng theo đó mà sinh ra.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU ĐẦU TƯ THEO NGÀNH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2001 ĐẾN 2005 (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w