Đẩy nhanh tốc độ cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU ĐẦU TƯ THEO NGÀNH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2001 ĐẾN 2005 (Trang 25 - 27)

Mục tiêu của cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước nhằm huy động nguồn vốn để đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, tạo điều kiện để người lao động thực sự làm chủ doanh nghiệp, thay đổi phương thức quản lý doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Phần lớn các doanh nghiệp Nhà nước được Thành phố lựa chọn cổ phần hóa là những doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh thấp, chủ yếu là khu vực thương mại dịch vụ, trong đó một số doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa nhanh nhờ vị trí thương mại thuận lợi (công ty cổ phần Phú Gia, Hồ Tây, Phúc Thịnh, Sứ bát tràng...). Hiện nay không ít doanh nghiệp Nhà nước do Thành phố quản lý muốn cổ phần hóa lại không thuộc lợi thế nói trên.

Cũng như các địa phương khác, quá trình thực hiện cổ phần hóa ở Thành phố Hà Nội đang gặp một số trở ngại là:

+ Tâm lý của lãnh đạo doanh nghiệp Nhà nước không muốn cổ phần hóa. + Công nợ trước khi cổ phần hóa khó giải quyết.

+ Định giá tài sản doanh nghiệp kéo dài.

+ Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sau cổ phần chưa đủ liều lượng và thực hiện tốt.

+ Riêng Hà Nội việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đất tiến hành chậm, ảnh hưởng đến việc bảo đảm pháp lý đối với tài sản dùng thế chấp vay vốn ngân hàng.

+ Lựa chọn thêm một số doanh nghiệp Nhà nước làm ăn tương đối có hiệu quả thuộc lĩnh vực công nghiệp đưa vào danh sách cổ phần hóa.

+ Về giải quyết công nợ, Thành phố nên xin ý kiến Bộ Tài chính lập công ty xử lý nợ trực thuộc Sở Tài chính Hà Nội. Với cơ chế phù hợp, việc ra đời của công ty này có tác động xử lý nhanh các khoản nợ đối với doanh nghiệp cổ phần hóa.

+ Thành phố Hà Nội cần sớm thống nhất với Bộ Xây dựng để triển khai cấp giấy nhà đất cho các doanh nghiệp cổ phần hóa.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Chi cục quản lý tài chính doanh nghiệp và Kho bạc Nhà nước Hà Nội cần có qui định liên ngành trong việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ cổ phần hóa. Đồng thời, Thành phố trích thêm nguồn ngân sách địa phương để bổ sung cho Quỹ hỗ trợ cổ phần hóa. + Trên cơ sở chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần sau cổ phần hóa, Thành phố nên có chủ trương khuyến khích, tạo điều kiện để công ty phát hành cổ phiếu tăng vốn kinh doanh.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU ĐẦU TƯ THEO NGÀNH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2001 ĐẾN 2005 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w