2.3.1.Sơ đồ kế toán của Công ty TNHH Mai Phương

Một phần của tài liệu đồ án công nghệ thông tin XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN CHI TIẾT VẬT TƯ TẠI CÔNG TY TNHH MAI PHƯƠNG”. (Trang 41)

PHƯƠNG

2.3.1.Sơ đồ kế toán của Công ty TNHH Mai Phương

lương Kế toán giá thành Kế toán trưởng

Tổ chức hoạt động của bộ máy kế toán

2.3.2. Hoạt động của bộ máy kế toán

- Bộ máy kế toán gồm 07 người trong đó có 04 người có trình độ đại học, 03 người trình độ cao đẳng và trung cấp, được bố trí phù hợp với công tác chuyên môn

Phòng kế toán đặt dưới phòng lãnh đạo trực tiếp của ban Giám đốc Công ty. Bộ máy kế toán có trách nhiệm ghi chép, kiểm tra tổng hợp toàn bộ các chức từ tài liệu theo đúng chế độ kế toán. Cung cấp những thông tin cho lãnh đạo, lập báo cáo tài chính, xác định kết quả sản xuất kinh doanh, phân phối lợi nhuận, đề ra những phương hướng cụ thể và phù hợp cho niên độ kế toán sau:

- Bộ máy kế toán của doanh nghiệp bao gồm 6 bộ phận chính:

1. Kế toán trưởng: với nhiệm vụ cao nhất, tổng hợp thông tin, lên kế hoạch định kỳ lập báo cáo tài chính và báo cáo quản trị.

2. Kế toán tổng hợp: hàng tháng vào sổ tổng hợp và theo dõi các tài khoản, lập bảng cân đối kế toán sau đó vào sổ cái các tài khoản.

3. Kế toán thanh toán : với nhiệm vụ theo dõi tình hình thu chi tiền mặt và tiền gửi ngân hàng cùng các khoản tạm ứng cho cán bộ công nhân viên tại doanh nhiệp .

4. Kế toán vật tư: Quản lý vật tư, tình hình nhập vật tư từ mua ngoài và xuất vật tư cho sản xuất.

5. Kế toán lương: Tính toán lương theo sản lượng của công nhân

6. Kế toán giá thành: Phục vụ công tác tình toán giá thành sản xuất về giá thành quản trị.

7. Thủ kho: Phụ trách nhập xuất vật tư và thành phẩm.

8. Thủ quỹ: Nhiệm vụ thu chi tiền mặt theo sự chỉ đạo chính của Ban giám đốc.

-Quy trình hoạt đông của bộ máy kế toán:

<a> Khi phòng kinh doanh nhận đơn hàng sẽ chuyển đơn hàng xuống bộ phận phân xưởng; bộ phận phân xưởng sẽ tính toán khối lượng tiêu thụ,

lập bảng tính mức tiêu hao nguyên vật liệu chuyển lên bộ phận kế toán; Bộ

phận kế toán xử lý đơn hàng như sau: Kế toán vật tư kiểm tra vật tư trong

kho và tiến hành lập phiếu xuất vật tư, chuyển cho kế toán trưởng và thủ

kho ký sau đó xuất kho nguyên vật liệu – kế toán giá thành tiến hành tính

toán giá thành sản xuất thông qua bảng tiêu hao nguyên vật liệu, nhân công

sau đó gửi lên phòng kinh doanh – thủ kho tiến hành xuất nguyên vật liệu

cho sản xuất, sau đó nhập thành phẩm, nhận báo cáo của bộ phận sản xuất về

sản lượng của từng công nhân trong đơn hàng rồi gửi lên phòng kế toán – bộ

phận kế toán lương ghi nhận sản lượng của từng công nhân sau đó tiến

hành tình toán lương cho công nhân; bộ phận kinh doanh tiến hành bán

theo giá quy định của phòng kế toán, sau đó gửi hóa đơn, chứng từ liên quan về cho bộ phận kế toán.

Khi nhập nguyên vật liệu: Kế toán vật tư có nhiệm vụ tổng hợp tình hình

vật tư, công cụ dụng cụ, nguyên liệu vật liệu gửi về cho bộ phận mua sắm;

bộ phận mua sắm tổng hợp lập báo cáo, xin báo giá của các đơn vị, sau đó

lên bảng kế hoạch trình ban giám đốc, sau khi được sự đồng ý của ban giám (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đốc sẽ tiến hành mua sắm; mọi chứng từ liên quan sẽ được tập hợp về phòng kế toán.

<b> Nguyên tắc chứng từ: Mọi phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập, phiếu xuất; hóa đơn phải có đủ chữ ký của: Giám đốc, kế toán trưởng, trưởng bộ phận; thủ quỹ hoặc thủ kho, kế toán viên phụ trách.

2.3.3. Chế độ kế toán áp dụng tại công ty

- Niên độ kế toán áp dụng: Kỳ kế toán năm (bắt đầu từ ngày 01/01/N kết thúc vào ngày 31/12/N).

-Chế độ kế toán áp dụng: Doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo quyết định 48/QĐ-BTC ban hành ngày 14/09/2006 của Bộ Tài Chính.

- Đơn vị tiền tệ sử dụng: VNĐ

-Nguyên tắc chuyển đổi các đồng tiền khác: Tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng do Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam công bố.

- Phương pháp kế toán TSCĐ:

+ Nguyên tắc đánh giá: Theo nguyên giá và giá trị hao mòn + Phương pháp khấu hao: Khấu hao theo đường thẳng -Phương pháp kế toán hàng tồn kho:

+ Phương pháp ghi nhận hàng tồn kho : ghi nhận theo giá gốc. + Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên (KKTX)

+ Phương pháp tính giá xuất: Giá bình quân gia quyền

- Phương pháp kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng : theo phương pháp khấu trừ. - Công ty áp dụng hình thức Nhật ký chung với hệ thống sổ chi tiết, Sổ tổng hợp, sổ cái, bảng cân đối số phát sinh, báo cáo kế toán tương đối đầy đủ.

Sổ nhật kí chung Sổ nhật kí chung Sổ Cái Sổ Cái Bảng cân đối phát sinh Bảng cân đối phát sinh Sổ kế toán, thẻ chi tiết Sổ kế toán, thẻ chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết

Báo Cáo Tài Chính

Báo Cáo Tài Chính

Chứng từ gốc Chứng từ gốc

Ghi chú:

Ghi hằng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Trình tự ghi sổ:

- Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ đã được kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung từ đó căn cứ số liệu đã ghi ở sổ Nhật ký chung vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp; đồng thời chứng từ gốc cũng vào sổ kế toán chi tiết và cuối tháng vào bảng tổng hợp chi tiêt và đối chiếu sổ cái.

- Cuối tháng cộng số liệu trên sổ cái lập bảng cân đối phát sinh, nếu số liệu đối chiếu không có sai sót được dùng lập Báo cáo tài chính.

2.3.4. Hệ thống báo cáo của công ty

- Công ty áp dụng hệ thống báo cáo tài chính theo quy định của nhà nước. - Hệ thống báo cáo được lập với mục đích tổng hợp và trình bày một cách

tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, công nợ, nguồn vốn, tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ hạch toán.

- Các thông tin của báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng cho việc ra kết quả về quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, có nên đầu tư vào doanh nghiệp trong hiện tại hoặc tương lai hay không.

- Hệ thống báo cáo của Công ty được lập theo năm gồm: + Bảng cân đối kế toán (B01-DNN)

+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (B02-DNN) + Bảng cân đối tài khoản (F01-DNN)

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Phương pháp khấu trừ) (B03-DNN) + Thuyết minh báo cáo tài chính (B09-DNN)

(Theo quy định hiện hành của Bộ tài chính)

- Để phục vụ cho ban Giám đốc trong quá trình sản xuất phòng kế toán còn lập một số báo cáo chi tiết như:

+ Báo cáo về doanh thu của Công ty (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Báo cáo về chi phí khoản mục theo giá thành + Báo cáo về tiêu thụ thành phẩm Công ty + Báo cáo nhập – xuất – tồn vật tư.

...

2.4. Tổ chức quản lý vật tư 2.4.1. Đặc điểm vật tư của công ty

Công ty TNHH Mai Phương là công ty kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất bao bì với 5 loại sản phẩm chính là: túi PE, túi PP, túi HD, màng cuốn Pallet, màng bọc thực phẩm, mỗi loại sản phẩm lại cần nguyên vật liệu riêng để sản xuất. Nguyên vật liệu dùng cho sản xuất chủ yếu là các loại nguyên vật liệu đặc thù của ngành, được nhập khẩu từ nước ngoài.Vì vậy khối lượng vật tư trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là khá lớn, nhiều chủng loại, đòi hỏi công tác quản lý vật tư tại doanh nghiệp phải thực sự tốt.Đặc biệt trong tình hình hiện nay, khi công ty không những ngày một mở rộng sản xuất về quy mô mà còn định hướng phát triển thêm về các mặt hàng sản xuất.

2.4.2. Phân loại đánh giá vật tư

Phân loại vật tư là việc sắp xếp các loại vật tư thành từng nhóm, từng loại, và từng thứ nguyên vật liệu theo những tiêu thức nhất định phục vụ cho yêu cầu quản lí.

Căn cứ vào nội dung kinh tế và vai trò của các loại vật tư, vật tư ở công ty TNHH Mai Phương được chia ra thành 4 loại chính là : HDPE,LDPE,LLPE,PP đây là 4 loại nguyên vật liệu chính được nhập với số lượng lớn nhất.

Ngoài ra còn nguyên vật liệu phụ là:

- Hạt nhựa màu : tỷ lệ nhỏ chiếm khoảng 1/100 so với nguyên vật liệu chính, gồm nhiều chủng loại và màu sắc khác nhau.

- Lưỡi dao cắt : gồm 2 loại, một loại cho màng thực phẩm nhỏ và một loại cho mang thực phẩm lớn.

- Lõi giấy : gồm 2 loại, một cho màng PE và một cho màng Pallet.

- Vỏ hộp : gồm 3 loại, một dùng đựng màng Pallet, một đựng màng bọc thực phẩm nhỏ và một loại đựng màng bọc thực phẩm lớn.

2.5. Kế toán chi tiết vật tư

2.5.1. Tài khoản kế toán và chứng từ sử dụng

- Tài khoản sử dụng:

Tài khoản 152, tài khoản 153 có chi tiết theo từng loại nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ.

- Nguyên vật liệu trong doanh nghiệp là những đối tượng lao động mua ngoài hoặc tự chế dung cho mục đích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn của TSCĐ về giá trị và thời gian sử dụng.

- Phương pháp ghi nhận ban đầu đối với NVL, CCDC: theo giá gốc - Phương pháp tính giá xuất kho : phương pháp bình quân gia quyền

- Phương pháp hạch toán : kê khai thường xuyên. - Chứng từ kế toán sử dụng:

+ Phiếu nhập kho. + Phiếu xuất kho.

+ Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ , dụng cụ. + Bảng kê mua hàng.

+ Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm hàng hóa. + Phiếu lĩnh vật tư hạn mức.

- Sổ kế toán sử dụng: sổ chi tiết vật tư, sổ cái tài khoản 152, sổ cái tài khoản 153, sổ nhật kí chung.

2.5.2. Thủ tục nhập xuất vật tư và phương pháp hạch toán

+ Khi nhập NVL, CCDC: vật tư trong Công ty chủ yếu là do mua ngoài. Khi các vật tư đặt mua được vận chuyển tới kho của doanh nghiệp thì kế toán tiền lương kiêm kế toán vật tư cùng với bảo vệ kho tiến hành kiểm hàng xem có đúng yêu cầu hay không, kế toán toán vật tư sẽ lập phiếu nhập kho, bảo vệ kho kí vào chứng từ đó. Chứng từ đó là căn cứ cho bảo vệ kho ghi vào thẻ kho, rồi chuyển cho kế toán ghi sổ và lưu trữ.

+ Khi xuất NVL, CCDC: các bộ phận có nhu cầu lập giấy đề nghị gửi lên cho giám đốc phê duyệt, sau đó kế toán sẽ lập phiếu xuất kho chuyển xuống cho bảo vệ kho thực hiện nghiệp vụ, bảo vệ kho ghi vào thẻ kho rồi chuyển lại cho kế toán ghi sổ và lưu trữ.

- Trình tự ghi sổ kế toán: Phiếu xuất kho, Phiếu nhập kho sau khi được kiểm tra tính hợp lí, hợp lệ sẽ làm cơ sở cho bảo vệ ghi vào thẻ kho, kế toán vật tư ghi vào sổ chi

cứ vào sổ nhật kí chung để ghi vào sổ cái tài khoản 152, 153. Cuối tháng kế toán vật tư căn cứ vào sổ chi tiết lập bảng tổng hợp chi tiết đối chiếu với sổ cái không có sai sót thì được sử dụng để lập bảng cân đối số phát sinh, lên báo cáo tài chính.

2.5.3. Trình tự kế toán các nghiệp vụ liên quan đến vật tư (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Kế toán tổng hợp nhập vật tư:

 Đối với vật tư mua ngoài nhập kho:

- Nếu mua vật tư mà chưa thanh toán:

Nợ TK 152 ,153 - Giá mua không có thuế GTGT Nợ TK 133 - Thuế GTGT

Có TK 331 - Tổng giá thanh toán.

- Nếu vật tư mà thanh toán ngay cho khách:

Nợ TK 152, 153 - Giá mua không có thuế GTGT Nợ TK 133 - Thuế GTGT

Có TK 111,112…

- Nếu mua vật tư có thuế xuất nhập khẩu:

Nợ TK 152

Có TK 3333( số tiền trên giấy thông báo thuế)

 Vật tư phát hiện thừa khi kiểm kê:

Nợ TK 152, 153 - Giá trị vật tư theo đánh giá. Có TK 338 - Chi tiết liên quan.

• Kế toán tổng hợp xuất vật tư

 Đối với trường hợp xuất kho vật tư lắp ráp

Có TK 152

 Khi xuất kho vật tư cho QLDN, SXC

Nợ TK 642 Nợ TK 627

Có TK 152 hoặc 153

 Trường hợp vật tư công ty xuất kho để bán

Nợ TK 632

Có TK 152 hoặc 153

2.6. Nhận xét và đánh giá về công tác kế toán vật tư tại công ty TNHH Mai Phương.

Như đã giới thiệu, công ty TNHH Mai Phương chuyên sản xuất các sản phẩm chủ yếu là túi PE, túi PP, túi HD, màng cuốn Pallet, màng bọc thực phẩm phục vụ cho các hoạt động tiêu dùng trong nước đặc biệt là trong ngành y tế và văn phòng phẩm với sản phẩm là bao bì, các loại túi ni lon nhỏ dùng trong y tế. Khối lượng vật tư dùng trong sản xuất kinh doanh nhiều đòi hỏi kế toán chi tiết vật tư phải theo dõi thường xuyên quá trình nhập xuất tồn để đáp ứng nhu cầu kinh doanh, dự báo đối với những vật tư không đủ đáp ứng kế hoạch, đồng thời lập báo cáo cho ban lãnh đạo để có phương hướng giải quyết.

Qua quá trình thực tập tại công ty, được biết hiện tại doanh nghiệp vẫn chưa ứng dụng phần mềm kế toán, mức độ tin học hóa mới chỉ dừng lại ở việc tính toán thủ công trên công cụ tính toán Excel dẫn đến khối lượng công việc của kế toán vật tư vẫn rất lớn chưa đáp ứng được nhu cầu nhanh chóng, kịp thời, quy trình còn phức tạp, thông tin lưu trữ dễ bị trùng lặp, đặc biệt là gây lãng phí nhân lực. Vậy nên việc xây dựng và phát triển một hệ thống thông tin quản lí kế toán vật tư là hết sức cần thiết, nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất cả về chiều rộng và chiều sâu của công ty trong năm nay và những năm tiếp theo. Căn cứ vào đặc điểm và

tình hình vật tư hiện tại của công ty, phần mềm kế toán chi tiết vật tư tại công ty đòi

Một phần của tài liệu đồ án công nghệ thông tin XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN CHI TIẾT VẬT TƯ TẠI CÔNG TY TNHH MAI PHƯƠNG”. (Trang 41)