Biến chứng sau hóa xạ trị đồng thời

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ BIẾN CHỨNG SAU XẠ TRỊ UNG THƯ VÒM MŨI HỌNG TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU CẦN THƠ NĂM 2013 – 2014 (Trang 59)

4.4.1 Độc tính huyết học cấp

Xạ trị và hóa trị, mỗi phương pháp đều có độc tính khác nhau trên cơ thể bệnh nhân. Với tác dụng gây độc tế bào, hóa chất không chỉ tiêu diệt tế bào ung thư mà còn tiêu diệt cả tế bào lành. Trong đó có tế bào của hệ tạo huyết, hệ tiết niệu, hệ tiêu hóa. Đối với hệ tạo huyết, dòng bạch cầu dễ bị tổn hại nhất.

Theo y văn, một trong những hạn chế của hóa – xạ trị đồng thời là làm gia tăng độc tính trên hệ tao huyết và niêm mạc. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi, các bệnh nhân đều được làm xét nghiệm đánh giá trong suốt quá trình điều trị. Chúng tôi nhận thấy tất cả bệnh nhân được hóa xạ trị đồng thời

51

chức năng gan thận không bị ảnh hưởng trong suốt quá trình điều trị. Nhưng độc tính huyết học cấp như: giảm bạch cầu, giảm hồng cầu và tiểu cầu...là mối quan tâm của nhiều tác giả khi thực hiện các thử nghiệm lâm sàng về hóa-xạ trị đồng thời. Tỷ lệ giảm bạch cầu, thiếu máu và giảm tiểu cầu của chúng tôi chiếm tỷ lệ lần lượt là 83.8%, 18.9% và 9.8%.

Bảng 4.1. So sánh độc tính huyết học cấp độ III-IV giữa các nghiên cứu

Nghiên cứu Số bệnh nhân Độc tính độ III-IV

Tingting Xu 168 Hồng Cầu 0% Bạch Cầu 10.1% Tiểu Cầu 1.2% Fang-fang Kong 81 Hồng Cầu 2.5% Bạch Cầu 17.3% Tiểu Cầu 6.2%

Kyong Hwa Park 19

Hồng Cầu 0% Bạch Cầu 18% Tiểu Cầu 5% Đặng Huy Quốc Thịnh 121 Hồng Cầu 0.8% Bạch Cầu 0.8% Tiểu Cầu 0% Chúng tôi 37 Hồng Cầu 0% Bạch Cầu 6% Tiểu Cầu 0%

Qua bảng 4.1 so sánh mức độ độc tính huyết học cấp trong nghiên cứu của chúng tôi và một số nghiên cứu khác, chúng tôi nhận thấy độc tính giảm bách cầu cấp độ III-IV thấp hơn nhiều nghiên cứu khác như tác giả Xu là

52

10.1%[52], tác giả Kong là 17.3% [42], của tác giả Park là 18% [47]. Trong nghiên cứu trong nước thì độc tính giảm bạch cầu cấp của chúng tôi lại cao hơn nghiên cứu của Đặng Huy Quốc Thịnh (2012) là 0.8% [26]. Lý do của sự khác biệt này có thể do sự khác nhau trong kiểu cách phối hợp hóa - xạ trị đồng thời giữa các nghiên cứu.

Về độc tính huyết học độ I-II, chúng tôi ghi nhận có 67.5% giảm bạch cầu, 10.8% giảm tiểu cầu và không có giảm huyết sắc tố. Theo Lê Chính Đại (2006), ở nhóm hóa xạ trị đồng thời có 64.5% giảm bạch cầu độ I-II, giảm tiểu cầu là 8.6%, giảm huyết sắc tố là 43.5% [7].Theo Nguyễn Lan Hương (2012), giảm bạch cầu độ I-II là 7.7%, giảm tiểu cầu độ I-II là 7.7%, giảm hồng cầu độ I-II là 12.8% [14]. Kết quả của chúng tôi cũng như các tác giả trên có điểm chung là tỷ lệ giảm bạch cầu chiếm tỷ lệ cao nhất và giảm dòng hồng cầu ít nhất. 4.4.2. Độc tính cấp ngoài huyết học Bảng 4.2. So sánh độc tính ngoài huyết học cấp Độc tính Chúng tôi Đặng Huy Quốc Thịnh [26] n % n % Nôn 27 73 27 100 Tiêu chảy 1 2.7 - - Rụng tóc 1 2.7 - - Viêm da 37 100 121 100

Viêm niêm mạc miệng 37 100 121 100

Khô miệng 36 97.3 121 100

Khó nuốt 28 75.7 - -

53

Chúng tôi nhận thấy không có sự khác biệt nào về độc tính ngoài huyết học cấp so với các nghiên cứu khác về xạ trị ung thư đầu cổ nói chung và carcinôm vòm hầu nói riêng. Các độc tính trên hoàn toàn không thể nào tránh khỏi khi xạ trị vào các vùng này. Về mặt sinh lý bệnh học, tuyến nước bọt, da và niêm mạc là các tổ chức rất dễ bị tổn thương bởi tia xạ. Tình trạng viêm da và niêm mạc khởi đầu sau 2 tuần xạ trị nhưng thường phải qua tuần lễ thứ 3 bệnh nhân và thầy thuốc mới cảm nhận rõ rệt. Với các kỹ thuật xạ trị kinh điển, thường khó có thể bảo vệ các tuyến nước bọt lớn như tuyến mang tai và tuyến dưới hàm thoát khỏi chùm tia bức xạ. Tổn thương các tuyến này gây nên hệ quả tất yếu là tình trạng khô miệng ở nhiều mức độ khác nhau. Tuy nhiên những độc tính này thường có thể kiểm soát và hồi phục được.

Kết quả của chúng tôi ghi nhận các độc tính chiếm tỷ lệ cao nhất là viêm da, viêm niêm mạc miệng, khô miệng chiếm tỷ lệ lần lượt là 100%, 100% và 97.3%. Các độc tính chiếm tỷ lệ cao tiếp theo là khó nuốt 75.7%, nôn 73%, mất vị giác 73% và các độc tính chiếm tỷ lệ thấp là tiêu chảy và rụng tóc cùng chiếm 2.7%.

Kết quả của chúng tôi khá phù hợp với các tác giả như Phạm Lâm Sơn, Đặng Huy Quốc Thịnh, Theo Phạm Lâm Sơn (2012) thì độc tính chiếm tỷ lệ cao nhất là độc tính trên niêm mạc miệng chiếm 100%, độc tính da và khô miệng cùng chiếm tỷ lệ 98% [23]. Theo Đặng Huy Quốc Thịnh (2012) thì độc tính viêm da, viêm niêm mạc miệng, khô miệng là cao nhất và đều chiếm 100% [26].

Trong nghiên cứu của chúng tôi, không có trường hợp nào tử vong do độc tính ngoài huyết học cấp, và chỉ có một trường hợp độc tính độ 4 xảy ra ở mất vị giác. Đối với độc tính độ 3, chúng tôi ghi nhận có 16 bệnh nhân (43.2%). Các nghiên cứu cho thấy hóa xạ trị đồng thời độc tính ngoài huyết học cấp thường nặng hơn so với xạ trị đơn thuần [31],[34].

54

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 37 bệnh nhân ung thư vòm được điều trị bằng hóa xạ trị đồng thời tại Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ từ tháng 1/2013 đến tháng 4/2014, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân ung thư vòm mũi họng tại bệnh viện Ung Bướu Thành Phố Cần Thơ.

- Tuổi trung bình là 51.3 tuổi ( từ 21 đến 84), nhóm tuổi thường gặp là 41-60 tuổi. Tỷ lệ nam/nữ: 1.7/1. Thường gặp ở những người lao động chân tay. Không thấy được mối quan hệ giữa hút thuốc uống rượu và bệnh.

- Bệnh nhân thường vào viện vì nổi hạch cổ, kèm các triệu chứng nhức đầu, các triệu chứng về tai: ù tài, giảm thính lực, các triệu chứng về mũi: chảy máu mũi, nghẹt mũi. Các triệu chứng nổi bật là hạch cổ, nhức đầu, ù tai, chảy máu mũi. Nhóm hạch cổ thường gặp là hạch nhóm II,III. Bệnh thường đến ở giai đoạn muộn: giai đoạn III, IV .

- Hạch di căn trên CT-Scan chiếm 54.1%. Hình ảnh bướu trên CT-Scan chiếm nhiều nhất là dày thành vòm bên phải là 27%, dày trần vòm là 21.6%, dày thành vòm trái là 18.9%. Tính chất bướu trên CT-Scan nhiều nhất là lan cửa mũi sau chiếm 37.8%, xâm lấn sàng sọ chiếm 35.1%. Đại thể bướu qua nội soi đa số là dạng sùi chiếm 94.6%, thâm nhiễm chiếm 5.4%.

- Vị trí bướu qua nội soi nhiều nhất là trần vòm chiếm 48.6%, vị trí thành phải chiếm 40.5%, vị trí thành trái chiếm 32.4%. Tính chất bướu qua nội soi chiếm tỷ lệ cao là lan cửa mũi sau chiếm 32.4, ít lan xuống họng miệng 5.4%. Mô bệnh học thường gặp là carcinôm tế bào gai không sừng hóa chiếm 64.9%, carcinôm biểu mô không biệt hóa chiếm 32.4%.

55

- Độc tính huyết học thường không nghiêm trọng chủ yếu gặp ở độ 0, độ III-IV ít gặp, chỉ có 16.2% có giảm bạch cầu hạt sau kết thúc điều trị bệnh nhân hồi phục hoàn toàn chỉ còn một số ít độc tính độ I.

- Các độc tính trên gan, thận hầu như không có ở bệnh nhân hóa-xạ đồng thời. Không có bệnh nhân nào tử vong trong quá trình điều trị.

- Tổn thương da và niêm mạc miệng thường gặp nhất, chủ yếu độ 2, còn có một trường hợp mất vị giác độ 4 chiếm 2.7%. 73% bệnh nhân có nôn mửa sau điều trị hóa chất. Có 1 trường hợp rụng tóc độ 1 sau điều trị hóa chất.

56

KIẾN NGHỊ

Qua các kết quả trên, chúng tôi đưa ra một số kiến nghị như sau:

Phần lớn bệnh nhân đến vào giai đoạn muộn của bệnh nên cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bệnh cũng như nâng cao trình độ chuyên môn của bác sĩ khám bệnh ở tuyến cơ sở. Khi một bệnh nhân vào viện khám với các triệu chứng hạch cổ, nhức đầu, ù tai, chảy máu mũi thì nên nghĩ ngay một UTVMH có di căn hạch và cho bệnh nhân làm các xét nghiệm như nội soi tai mũi họng, lấy sinh thiết làm giải phẫu bệnh, chụp CT-Scan để chẩn đoán xác định.

Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy được tỷ lệ các biến chứng cấp độ III, IV tương đối ít và đa số bệnh nhân dung nạp hết quá trình điều trị. Theo y văn thì hóa xạ trị đồng thời là phương pháp tối ưu so với xạ trị đơn thuần làm tăng thời gian sống còn cũng như giảm tỷ lệ tái phát của bệnh. Do đó chúng tôi đề nghị nên áp dụng phương pháp hóa xạ trị đồng thời một cách rộng rãi cho các bệnh nhân UTVMH, đồng thời có thêm những công trình nghiên cứu đánh giá về đáp ứng của điều trị hóa xạ trị đồng thời UTVMH.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Nguyễn Thanh Ái, Tôn Thất Cầu (2006), "Kết quả bước đầu điều trị ung thư vòm họng bằng xạ trị ngoài tại khoa Ung bướu Bệnh viện Trung ương Huế từ 1996-2006". Tạp chí Y học thực hành, số 542, tr. 293-293. 2. Đái Duy Ban (2003), Sinh học phân tử của ung thư vòm họng, Nhà xuất

bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

3. Nguyễn Đình Bảng (1998), Bài giảng Tai Mũi Họng, Bộ môn Tai Mũi Họng, Trường Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.

4. Bộ Môn Ung Thư (1997), Bài giảng ung thư học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

5. Bộ Y Tế (2012), "Ung Thư Vòm Mũi Họng", Giới thiệu một số bệnh ung

thư thường gặp, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

6. Trần Thị Chính (2006), "Týp EBV và gen LMP1 trong ung thư vòm mũi họng".Tạp chí Y học thực hành, số 541, tr. 359-363.

7. Lê Chính Đại (2006), "So sánh hiệu quả các phác đồ điều trị phối hợp hóa-xạ trị ung thư vòm mũi họng giai đoạn III,IV(M0) tại Bệnh viện K Hà Nội(2001-2003)".Tạp chí Y học thực hành, 541, tr. 317-324.

8. Lê Chính Đại (2007), Nghiên cứu phối hợp hóa-xạ trị và một số dấu ấn

hóa mô miễn dịch trong ung thu vòm mũi họng, Luận án Tiến sĩ Y học,

Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.

9. Nguyễn Bá Đức (2000), "Phân độ các độc tính của thuốc chống ung thư",

Hóa chất điều trị bệnh ung thư, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 289-

10. Nguyễn Bá Đức (2003), Hóa chất điều trị bệnh ung thư, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

11. Nguyễn Đình Giang, Nguyễn Lam Hòa (2003), "Kết quả xạ trị ung thư biểu mô vòm họng bằng Cobalt 60 tại khoa Ung bướu Việt Tiệp Hải Phòng 1995-2000". Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học Bệnh viện

Đa khoa Cần Thơ, tr. 446-451.

12. Phạm Khánh Hòa (2009), Tai Mũi Họng, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

13. Nguyễn Chấn Hùng, Phó Đức Mẫn, Lê Hoàng Minh và Cs. (2006), "Gánh nặng ung thư tai thành phố Hồ Chí Minh". Tạp chí Y học Thành

phố Hồ Chí Minh, tập 10(phụ bản số 4), tr. i-viii.

14. Nguyễn Lan Hương, Nguyễn Thái Sơn, Nguyễn Hữu Nghĩa (2012), "Kết quả bước đầu điều trị 39 trường hợp ung thư vòm mũi họng tại Viện Y học Phóng xạ và U bướu quân đội". Tạp chí Ung thư học Việt Nam, Số 4, tr. 50-55.

15. Phùng Thị Huyền (2007), "Đánh giá kết quả bước đầu phác đồ hóa xạ trị đồng thời trên bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn III, IV (N2 - 3, M0)". Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Tập 11(phụ bản số 4), tr. 37-42.

16. Mai Trọng Khoa, Phạm Văn Thái, Trần Đình Hà và Cs. (2009), "Ứng dụng kỹ thuật xạ trị điều biến liều(JO-IMRT) trong điều trị ung thư vòm mũi họng tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai".Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 6(13), tr. 54-60. 17. Nguyễn Trọng Minh, Đào Duy Khanh (2011), "Nhận xét bước đầu về

tình hình ung thư vòm tại phía nam nhân 500 trường hợp được chẩn đoán tại phòng khám tai mũi họng Bv Chợ Rẫy TP. Hồ Chí Minh (3.5

năm, 4/2007-10/2010)". Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh,

15(Phụ bản của số 3), 160-165.

18. Nguyễn Trọng Minh, Đào Duy Khanh (2011), "Nhận xét bước đầu về tình hình ung thư vòm tại Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam".Tạp

chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 15(phụ bản của số 1), tr. 253-256.

19. Trần Bảo Ngọc, Trần Thị Kim Phượng (2009), "Nghiên cứu kết quả và độc tính của kết hợp hóa xạ trị các bệnh nhân ung thư vòm mũi họng giai đoạn III, IV(M0)". Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 6(13), tr. 112-121.

20. Bùi Vinh Quang, Nguyễn Bá Đức (2012), "Nghiên cứu kết quả điều trị ung thư vòm mũi họng giai đoạn III,IV(M0) bằng phối hợp hóa xạ trị gia tốc đồng thời 3 chiều theo hình dạng khối u tại Bệnh viện K". Tạp

chí Ung thư học Việt Nam, 4, tr. 194-202.

21. Nguyễn Quang Quyền (2011), "Hầu", Bài giảng Giải phẫu học tập 1,

Nhà xuất bản Y học, Tp. Hồ Chí Minh, tr. 366-379.

22. Nhan Trừng Sơn (2011), Tai Mũi Họng, Nhà xuất bản Y học, Hồ Chí Minh.

23. Phạm Lâm Sơn, Bùi Diệu (2012), "Đánh giá kết quả và độc tính của phác đồ điều trị phối hợp hoá xạ trị đồng thời và bổ trợ sau cho ung thư vòm họng giai đoạn III-IVB(N2-3)". Tạp chí Ung thư học Việt Nam, 4, tr. 203-211.

24. Đặng Thanh (2006), "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của ung thư vòm mũi họng tại Bệnh viện Trung Ương Huế". Tạp chí Y học

thực hành, 541, tr. 333-342.

25. Đặng Huy Quốc Thịnh (2010), "Viêm niêm mạc miệng trong hoá-xạ trị đồng thời ung thư vòm hầu". Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh,

26. Đặng Huy Quốc Thịnh, Nguyễn Chấn Hùng, Lâm Đức Hoàng và Cs. (2012), "Hóa xạ trị đồng thời carcinôm vòm hầu giai đoạn tiến xa tại chỗ tại vùng bằng cisplatin liều thấp mỗi tuần: Đánh giá độc tính, đáp ứng và sống còn".Tạp chí Ung thư học Việt Nam, 4, tr. 88-103.

27. Đặng Huy Quốc Thịnh (2013), Hóa-xạ trị đồng thời carcinôm vòm hầu

giai đoạn tiến xa tại chỗ-tại vùng, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại Học Y

dược TP. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.

28. Ngô Thanh Tùng, Lê Đình Roanh (2000), "Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và kết quả xạ trị ung thư biểu mô không biệt hóa vomg họng tại Bệnh viện K giai đoạn 1993-1995". Tạp chí thông tin Y dược, tr. 54- 58.

29. Phạm Nguyên Tường (2010), Nghiên cứu áp dụng phác đồ hóa - xạ phối hợp đồng thời điều trị ung thư vòm mũi họng tái phát tại chỗ- tại vùng,

Luận án Tiến sĩ Y học,Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.

Tiếng Anh

30. Al-Amro Abdullah, Al-Rajhi Nasser, Khafaga Yasser, et al (2005), "Neoadjuvant chemotherapy followed by concurrent chemo-radiation therapy in locally advanced nasopharyngeal carcinoma". International

journal of radiation oncology, biology, physics, 62(2), pp. 508-513.

31. Al-Sarraf M., LeBlanc M., Giri P. G., et al (1998), "Chemoradiotherapy versus radiotherapy in patients with advanced nasopharyngeal cancer: phase III randomized Intergroup study 0099". J Clin Oncol, 16(4), pp. 1310-1317.

32. Barnes Leon, Eveson John W., Reichart Peter, et al (2005), Pathology

and genetics of head and neck tumours, IARC Press, Lyon.

33. Chen C., Wang F. H., An X., et al (2013), "Triplet combination with paclitaxel, cisplatin and 5-FU is effective in metastatic and/or recurrent

nasopharyngeal carcinoma". Cancer Chemother Pharmacol, 71(2), 371-8.

34. Chen Y., Liu M. Z., Liang S. B., et al (2008), "Preliminary results of a prospective randomized trial comparing concurrent chemoradiotherapy

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ BIẾN CHỨNG SAU XẠ TRỊ UNG THƯ VÒM MŨI HỌNG TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU CẦN THƠ NĂM 2013 – 2014 (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)