Thiết kế mô hình liên kết – thực thể ( ER)

Một phần của tài liệu đồ án công nghệ thông tin Xây dựng ứng dụng quản lý tp Đà Lạt (Trang 44)

I/ MÔ TẢ DỮ LIỆU:

4. Thiết kế mô hình liên kết – thực thể ( ER)

Nhiều nhà phân tích thiết kế hệ thống thông tin cho rằng mô hình hóa dữ liệu là phần việc quan trọng nhất của quá trình xây dựng một hệ thống thông tin. Có 3 lý do để họ xác định như vậy:

- Những đặc tính của dữ liệu thâu tóm được trong quá trình mô hình hóa dữ liệu là rất quan trọng cho quá trình thiết kế Cơ Sở Dữ Liệu (CSDL), các chương trình ứng dụng và các thành phần khác.Các ràng buộc và quy tắc nghiệp vụ nắm bắt được trong quá trình này là rất quan trọng để đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu trong hệ thống thông tin.

- Dữ liệu là những khía cạnh phức tạp nhất của một hệ thống thông tin do đó dữ liệu đóng vai trò trung tâm.

- Dữ liệu có khuynh hướng ổn định hơn các quá trình xử lý nó như vậy chúng ta thiết kế một hệ thống thông tin hướng về dữ liệu sẽ ổn định hơn một hệ thống hương về quá trình xử lý dữ liệu.

Mô hình liên kết thực thể là một cách tiếp cận chính thống của mô hình dữ liệu ở mức ý niệm. Mô hình này được sử dụng phổ biến và được ưa chuộng do những yếu tố sau:

- Dễ dùng

- Phần đông tin rằng các thực thể và mối liên kết là những khái niệm mô hình hóa tự nhiên trong thế giới thực.

Mô hình ER được diễn tả theo các thực thể trong môi trường công tác và những mối liên kết giữa các thực thể đó và các thuộc tính của cả các thực thể và những mối liên kết.

4.1 Thực thể là gì ?

Thực thể là những đối tượng chính mà ta thu thập thông tin xoay quanh chúng. Thực thể thường là một người, một đối tượng, một nơi chốn.

Trong đề tài này thì thực thể là các đối tượng: Lòng đường, lề đường, hố ga, Cống, Mương thoát nước, Trụ điện.

Thể hiện của thực thể là một trường hợp cụ thể nào đó của thực thể Trong mô hình ER thực thể được biểu thị bằng một hình vuông với 1 cái nhãn nêu tên thực thể.

4.2 Thuộc tính:

Mỗi kiểu thực thể có một số thuộc tính của nó, mỗi thuộc tính là một đặc tính của kiểu thực thể đáng quan tâm đối với người thiết kế CSDL.

Trong mô hình ER thuộc tính được biểu thị bằng một hình bầu dục với 1 cái nhãn nêu tên thuộc tính.

4.3 Mối liên kết:

Mối liên kết diễn tả sự liên kết của một hay nhiều kiểu thực thể với nhau.

Trong đề tài này thì các thực thể liên kết với nhau ở bậc 2 vì chỉ có hai kiểu thực thể tham gia liên kết, đồng thời các liên kết này cũng chính là liên kết hai ngôi

Trong sơ đồ ER, mối liên kết biểu diễn bằng một hình thoi với một cái nhãn nêu tên liên kết.

4.4 Lượng số:

Lượng số cực đại của một liên kết là số tối đa các thể hiện của thực thể này khi liên kết với mỗi thực thể kia.

4.5 Phân tích mối quan hệ logic của các đối tượng:

Các đối tượng Lòng đường, Lề đường, Mương thoát nước, Hố ga, Cống, Trụ đèn là các thực thể. Và các thông số đi kèm với nó là các thuộc tính.

Vấn đề ràng buộc về mặt lượng số như sau:

Giữa đường với vỉa hè: một đoạn đường tối thiểu có thể không có vỉa hè và tối đa có thể có nhiều đoạn vỉa hè do đó lượng số cực tiểu là 0 và lượng số cực đại là nhiều. Đối với một đoạn vỉa hè tối thiểu phải thuộc một đoạn đường và tối đa cũng chỉ thuộc một đoạn đường vì vỉa hè đã được phân đoạn theo từng đoạn đường tiện cho việc quản lý do đó lượng số cực tiểu là 1 và lượng số cực đại cũng là 1.

Giữa đường với mương thoát nước: một đoạn đường tối thiểu có thể không có mương thoát nước và tối đa có thể có nhiều đoạn mương thoát nước do đó lượng số cực tiểu là 0 và lượng số cực đại là nhiều. Đối với một đoạn mương thoát nước tối thiểu phải thuộc một đoạn đường và tối đa cũng chỉ thuộc một đoạn đường vì mương thoát nước đã được phân đoạn theo từng đoạn đường do đó lượng số cực tiểu là 1 và lượng số cực đại cũng là 1.

Giữa đường với Cống thoát nước: một đoạn đường tối thiểu có thể không có Cống thoát nước và tối đa có thể có nhiều đoạn Cống thoát nước do đó lượng số cực tiểu là 0 và lượng số cực đại là nhiều. Đối với một đoạn Cống thoát nước tối thiểu phải thuộc một đoạn đường và tối đa cũng chỉ thuộc một đoạn đường vì Cống thoát nước đã được phân đoạn theo từng đoạn đường do đó lượng số cực tiểu là 1 và lượng số cực đại cũng là 1

Giữa đường với hố ga: một đoạn đường tối thiểu có thể không có hố ga và tối đa có thể có nhiều hố ga do đó lượng số cực tiểu là 0 và lượng số cực đại là nhiều. Đối với một hố ga tối thiểu phải thuộc một đoạn đường và tối đa cũng chỉ thuộc một đoạn đường vì hố ga đã được

phân chia đoạn theo từng đoạn đường do đó lượng số cực tiểu là 1 và lượng số cực đại cũng là 1.

Giữa đường với trụ đèn: một đoạn đường tối thiểu có thể không có trụ đèn và tối đa có thể có nhiều trụ đèn do đó lượng số cực tiểu là 0 và lượng số cực đại là nhiều. Đối với một trụ đèn tối thiểu phải thuộc một đoạn đường và tối đa cũng chỉ thuộc một đoạn đường vì trụ đèn đã được phân chia đoạn theo từng đoạn đường do đó lượng số cực tiểu là 1 và lượng số cực đại cũng là 1.

Giữa trụ đèn với thông tin loại đèn: một trụ đèn tối thiểu phải có một loại bóng đèn và tối đa cũng chỉ có một loại bóng đèn do đó lượng số cực tiểu là 1 và lượng số cực đại cũng là 1. Đối với một loại bóng tối thiểu phải thuộc 1 trụ đèn và tối đa có thể thuộc nhiều trụ đèn do đó lượng số cực tiểu là 1 và lượng số cực đại là nhiều.

Giữa trụ đèn với thông tin loại dây: một trụ đèn tối thiểu phải sử dụng một loại dây và tối đa cũng chỉ sử dụng một loại dây do đó lượng số cực tiểu là 1 và lượng số cực đại cũng là 1. Đối với một loại dây tối thiểu phải sử dụng cho1 trụ đèn và tối đa có thể sử dụng cho nhiều trụ đèn do đó lượng số cực tiểu là 1 và lượng số cực đại là nhiều.

Một phần của tài liệu đồ án công nghệ thông tin Xây dựng ứng dụng quản lý tp Đà Lạt (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w