I/ MÔ TẢ DỮ LIỆU:
1 Mô tả thông tin các đối tượng sẽ quản lý:
Lòng đường:
+ Tên đường: là tên hiện tại của con đường có thể thay đổi tùy theo các quyết định của Thành phố hoặc tỉnh.
+ Mã đường: là mã số của đoạn đường được gán để phục vụ cho việc quản lý của nhà quản lý. Mã đường được quy định như sau: các chữ cái đầu tiên trong tên đường (viết in hoa) và số thứ tự đoạn đường. VD BTX3 (đoạn thứ 3 của con đường Bùi Thị Xuân). Đây là thuộc tính khóa dùng để truy vấn trong cơ sở dữ liệu các thông tin về đối tượng.
+ Chiều rộng: đo được theo thực tế. Độ rộng của mỗi con đường không phải là một hệ số đẳng trị và nó tác động rất nhiều đến lưu lượng xe tham gia giao thông cũng như vấn đề giải quyết giao thông của các thành phố lớn. Do đó Chiều rộng trở thành một thông số để quyết định đến việc phân chia tuyến đường thành nhiều đoạn khác nhau.
+ Chiều dài: là chiều dài của đoạn đường đã được phân ra trên một tuyến đường.
+ Loại đường: chính là vật liệu cấu trúc của đường bao gồm các loại: Nhựa, bê tông nhựa, đá, đất v.v…
+ Cấp đường: là cấp đã được phân theo quy chuẩn của nhà nước. + Hiện trạng: là tình trạng thực tế của con đường được đánh giá bởi các nhà chuyên môn về cầu đường và dựa vào lưu lượng giao thông của khu vực đó có nhiều loại hiện trạng: Tốt, cần nâng cấp, hư hỏng v.v…
+ Địa phương: là khu vực phường xã mà đoạn đường đó thuộc về. Ranh giới phường xã cũng là một tiêu chuẩn để phân đoạn một tuyến đường.
+ Chiều: là chiều lưu thông quy định đối với các phương tiện giao thông trên đoạn đường đó. Có những con đường có đoạn là 2 chiều có đoạn chỉ 1 chiều do đó việc phân đoạn một con đường cũng phụ thuộc vào chiều của đoạn đường đó.
+ Lộ giới: là khoảng các từ tim đường đến mốc lộ giới đối với các đoạn đường trong nội thành. Đối với các đoạn đường quốc lộ, tỉnh lộ thì lộ giới là khoảng cách từ mép đường đến lộ giới.
+ Giải phân cách: trên một con đường thì có thể có hoặc không có giải phân cách. Có 2 loại giải phân cách là: Phân cách cứng ( rào kim loại, con lương, cây xanh) phân cách mềm (vạch sơn phân cách)
+ Số làn đường: phụ thuộc vào độ rộng của con đường độ rộng 1 làn đường là do quy phạm thiết kế quy định.
+ Thời điểm xây dựng: là mốc thời gian khi xây dựng hoàn thành công trình đó.
+ Thời điểm duy tu gần nhất: là mốc thời gian đánh dấu lần duy tu gần thời điểm hiện tại nhất. Đây là một mốc quan trọng nhằm đánh giá tuổi thọ công trình, đánh giá chất lượng công trình đồng thời giúp các nhà quản lý đề ra các dự án duy tu bảo dưỡng công trình sao cho phù hợp cũng
như xác định trách nhiệm của đơn vị thi công khi công trình có sự cố xảy ra.
+ Loại duy tu: đối với đối tượng đường giao thông thì sẽ có các loại duy tu tương ứng: sửa chữa, mở rộng, nâng cấp. v.v…
Vỉa hè (lề đường)
+ Mã lề đường: là mã số gán cho đối tượng lề đường để phục vụ cho việc quản lý của nhà quản lý. Mã số được quy định như sau: chữ cái L và số thứ tự đoạn lề đường. Vd: L112. Đây là thuộc tính khóa dùng để truy vấn trong cơ sở dữ liệu các thông tin về đối tượng
+ Vật liệu: là cấu trúc vật chất của lề đường : gạch, bê tông, xi măng. V.v….
+ Loại bó vỉa: là phần tiếp giáp của vỉa hè và mặt đường có các loại bó vỉa như sau: đứng, cong, vác chéo.
+ Chiều rộng bó vỉa: là khoảng cách từ mép đường đến mép vỉa hè. + Vật liệu bó vỉa: là cấu trúc vật chất của bó vỉa: đá hộc, xi măng, bê tông.
+ Thời điểm xây dựng: là mốc thời gian khi xây dựng hoàn thành công trình đó.
+ Thời điểm duy tu gần nhất: là mốc thời gian đánh dấu lần duy tu gần thời điểm hiện tại nhất. Cũng như đối tượng lòng đường thời điểm duy tu gần nhất có vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá công trình.
+ Loại duy tu: đối với đối tượng vỉa hè thì sẽ có các loại duy tu tương ứng: sửa chữa, lát gạch, nâng cấp. v.v…
+ Hiện trạng: là tình trạng thực tế của đoạn lề đường được đánh giá bởi các nhà thi công. Có nhiều loại hiện trạng: Tốt, cần nâng cấp, hư hỏng v.v…
+ Mã đường: là mã số đoạn đường nơi mà đoạn vỉa hè này tồn tại mã số này có chức năng liên kết dữ liệu vỉa hè và dữ liệu lòng đường
trong cơ sở dữ liệu, đảm bào tính thống nhất của các đối tượng theo tuyến giao thông và đường giao thông.
Hệ thống chiếu sáng:
+ Mã trụ đèn: Mã lề đường: là mã số gán cho đối tượng lề đường để phục vụ cho việc quản lý của nhà quản lý. Mã số được quy định như sau: Nếu chỉ thuần túy là trụ đèn thì mã trụ được quy định như sau: 2 chữ cái DE và số thứ tự. Nếu là trụ đèn kết hợp trụ điện thì mã số sẽ được quy định như sau: T.D.D và số thứ tự. Đây là thuộc tính khóa dùng để truy vấn trong cơ sở dữ liệu các thông tin về đối tượng
+ Loại trụ: là tên của trụ có nhiều loại trụ thường được sử dụng như sau: Trụ BTLT, trụ thép D114, trụ thép H>8m, trụ trang trí, trụ Paris. V.v…
+ Hình thức trụ: là trụ điện thuần túy hay trụ điện và đèn kết hợp. Đây cũng là một thông tin cần thiết để hỗ trợ cho việc sữa chữa, bảo trì hệ thống và đảm bảo an toàn cho người kĩ thuật viên.
+ Vật liệu: là là cấu trúc vật chất của trụ.
+ Hiện trạng: là tình trạng thực tế của trụ được đánh giá bởi các nhà chuyên môn. Có nhiều loại hiện trạng: Tốt, cần thay mới, cần sửa chữa, cầng nâng cấp v.v…
+ Loại cần: là bộ phận nối giữa bóng đèn và trụ đèn có nhiều loại cần như sau: D60 L3 đơn, D60 L3 đôi, D50 L4.5, D26 L3.5, D60 L<1, D42 L<1, D26 L<1. v.v…
+ Loại bóng đèn: có nhiều loại như sau: Đèn Z2, đèn vàng, đèn nâng cấp, đèn ánh sáng trắng v.v… Các loại đèn sẽ được phân loại theo công suất, ánh sáng phát ra, tuổi thọ. Do đó phải lập thêm 1 bảng dữ liệu riêng về thông tin cụ thể của các loại đèn.
+ Loại dây: có nhiều loại dây như: CV11, CV14, M14, M22, 30/10, CVV 3x14, CVV 3x10, CVV 3x11, CVV 2x6, CVV 2x10-11, CVV
tuổi thọ, vật liệu. Do đó sẽ có một bảng dữ liệu thể hiện thông tin chi tiết các loại dây.
+ Loại hỏng: là ghi chú về các hư hỏng trên trụ: hỏng dây, cần, bóng, số lượng bị hỏng. v.v….
+ Thời điểm xây dựng: là mốc thời gian khi xây dựng hoàn thành công trình đó.
+ Thời điểm duy tu gần nhất: là mốc thời gian đánh dấu lần duy tu gần thời điểm hiện tại nhất. Cũng như đối tượng lòng đường thời điểm duy tu gần nhất có vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá công trình. Đối với các loại đèn thì thông số này còn có ý nghĩa hỗ trợ xác định các nguyên nhân gây hư hỏng có phải do độ bền của bóng hay không, hay còn vì lý do kĩ thuật khác.
+ Loại duy tu: đối với đối tượng hệ thống chiếu sáng thì sẽ có các loại duy tu tương ứng: sửa chữa, nâng cấp, thay mới v.v…
+ Mã đường: là mã số đoạn đường nơi mà trụ đèn này tồn tại mã số này có chức năng liên kết dữ liệu trụ đèn và dữ liệu lòng đường trong cơ sở dữ liệu, đảm bào tính thống nhất của các đối tượng theo tuyến giao thông và đường giao thông.
Thông tin chi tiết dây dẫn:
+ Tên loại dây
+ Hình thức: là dây nổi hay dây ngầm. + Tiết diện dây.
+ Tuổi thọ dây.
+ Vật liệu: đồng, nhôm v.v…
+ Nhà sản xuất: là đơn vị sản xuất ra loại dây dẫn
Thông tin chi tiết đèn chiếu sáng:
+ Tên đèn.
+ Loại ánh sáng phát ra: ánh sáng vàng, ánh sáng trắng. + Công suất.
+ Tuổi thọ.
+ Nhà sản xuất: là đơn vị sản xuất ra loại đèn chiếu sáng
Cống:
+ Mã cống: là mã số gán cho đối tượng cống để phục vụ cho việc quản lý của nhà quản lý. Mã số được quy định như sau: nếu là cống dọc theo tuyến đường thì mã số là: C.D và số thứ tự. Nếu là cống bắt ngang tuyến giao thông thì mã số là: C.N và số thứ tự. Đây là thuộc tính khóa dùng để truy vấn trong cơ sở dữ liệu các thông tin về đối tượng
+ Loại cống: có 2 loại cống dọc và cống ngang. + Chiều dài.
+ Chiều rộng.
+ Hiện trạng: là tình trạng thực tế của cống được đánh giá bởi các nhà chuyên môn. Có nhiều loại hiện trạng: Tốt, hư hỏng, cầng nâng cấp v.v…
+ Tiết diện cống.
+ Độ sâu chôn cống: là khoảng cách từ mặt đất tới mép trên của cống.
+ Vật liệu: là chất liệu cấu tạo cống.
+ Hình thức cấu tạo: là các dạng cống: cống tròn, cống vuông, cống vòm, cống bản. v.v…
+ Thời điểm xây dựng: là mốc thời gian khi xây dựng hoàn thành công trình đó.
+ Thời điểm duy tu gần nhất: là mốc thời gian đánh dấu lần duy tu gần thời điểm hiện tại nhất. Cũng như đối tượng lòng đường thời điểm duy tu gần nhất có vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá công trình.
+ Loại duy tu: đối với đối tượng Cống thì sẽ có các loại duy tu tương ứng: sửa chữa, nâng cấp, nạo vét, thay mới v.v…
cơ sở dữ liệu, đảm bào tính thống nhất của các đối tượng theo tuyến giao thông và đường giao thông.
Mương thoát nước:
+ Mã mương: là mã số gán cho đối tượng Mương thoát nước để phục vụ cho việc quản lý của nhà quản lý. Mã số được quy định như sau: Nếu là mương kín thì mã số là K và số thứ tự, Nếu là hở thì mã số là H và số thứ tự. Đây là thuộc tính khóa dùng để truy vấn trong cơ sở dữ liệu các thông tin về đối tượng.
+ Loại mương: mương kín: là mương có đan bằng bê tông làm nắp đậy. Mương hở là mương không có nắp đậy. thường thì mương kín sâu hơn mương hở. Mương kín thì thường nằm ngang với mặt phẳng của vỉa hè, còn mương hở thì thường là thấp hơn mặt đường.
+ Chiều dài. + Chiều rộng. + Độ sâu.
+ Vật liệu: là chất liệu cấu tạo của mương: đá, bê tông, gạch, đất. + Hiện trạng: là tình trạng thực tế của Mương được đánh giá bởi các nhà chuyên môn. Có nhiều loại hiện trạng: Tốt, hư hỏng, cầng nâng cấp v.v…
+ Thời điểm xây dựng: là mốc thời gian khi xây dựng hoàn thành công trình đó.
+ Thời điểm duy tu gần nhất: là mốc thời gian đánh dấu lần duy tu gần thời điểm hiện tại nhất. Cũng như đối tượng lòng đường thời điểm duy tu gần nhất có vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá công trình.
+ Loại duy tu: đối với đối tượng Mương thì sẽ có các loại duy tu tương ứng: sửa chữa, nâng cấp, nạo vét, xây mới v.v…
+ Mã đường: là mã số đoạn đường nơi mà đối tượng Mương tồn tại mã số này có chức năng liên kết dữ liệu Mương và dữ liệu lòng đường
trong cơ sở dữ liệu, đảm bào tính thống nhất của các đối tượng theo tuyến giao thông và đường giao thông.
Hố ga:
+ Mã hố ga: là mã số gán cho đối tượng Mương thoát nước để phục vụ cho việc quản lý của nhà quản lý. Mã số được quy định như sau: Nếu là hố chờ thì mã số là: HC và số thứ tự. Nếu là Hố ga thường thì mã số là: HG và số thứ tự. Nếu là hố đấu nối thì mã số là: HN và số thứ tự. Đây là thuộc tính khóa dùng để truy vấn trong cơ sở dữ liệu các thông tin về đối tượng.
+ Loại hố ga: có 3 loại hố ga, hố chờ, hố đấu nối
+ Hệ thống: có 2 hệ thống thoát nước ở TP Đà Lạt là hệ thống thoát nước mưa và hệ thống thoát nước thải sinh hoạt.
+ Chiều dài + Chiều rộng + Chiều sâu
+ Vật liệu: là chất liệu cấu tạo của hố ga: đá, bê tông, gạch.
+ Hiện trạng: là tình trạng thực tế của hố ga được đánh giá bởi các nhà chuyên môn. Có nhiều loại hiện trạng: Tốt, hư hỏng, cầng nâng cấp v.v…
+ Thời điểm xây dựng: là mốc thời gian khi xây dựng hoàn thành công trình đó.
+ Thời điểm duy tu gần nhất: là mốc thời gian đánh dấu lần duy tu gần thời điểm hiện tại nhất. Cũng như đối tượng lòng đường thời điểm duy tu gần nhất có vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá công trình.
+ Loại duy tu: đối với đối tượng Hố ga thì sẽ có các loại duy tu tương ứng: sửa chữa, nâng cấp, nạo vét, xây mới v.v…
+ Mã đường: là mã số đoạn đường nơi mà đối tượng Hố ga tồn tại mã số này có chức năng liên kết dữ liệu hố ga và dữ liệu lòng đường trong
cơ sở dữ liệu, đảm bào tính thống nhất của các đối tượng theo tuyến giao thông và đường giao thông.