II. Mô phỏng thuật toán WLDA+ bằng NS
5. Tính khả triển của WLDA+
Để kiểm tra tính khả triển của việc cài đặt WLDA+, tác giả đã tạo kịch bản mô phỏng với 20 và 50 thực thể gửi. Khi đánh giá với 100 thực thể gửi và xác suất lỗi trong kênh truyền không dây Pe=0.5%, hình 4.13 cho thấy sự so sánh tốc độ truyền của WIN-LDA+, WRO-LDA+ và LDA+. Tốc độ truyền dao động đột ngột khoảng 40 KBps khi dùng cả 2 phiên bản của WLDA+. Do đó, 100 thực thể gửi là quá tải bộ đệm của trạm cơ bản (BS). Một mặt khi chuyển vào trong một xác suất xung đột lớn, xác suất này sẽ gây ra độ trễ truy cập đến kênh truyền radio. Mặt khác, khi kênh bị chia sẻ bởi một số lượng lớn nguồn phát thì khả năng chứa của kênh được nhận biết bởi những nguồn riêng biệt là nhỏ hơn.
Hình 4.13 So sánh tốc độ truyền với 100 sender
Với việc giả lập này tác giả phát hiện ra số những gói tin bị huỷ bỏ vì tình trạng tắc nghẽn tăng đáng kể. Chỉ dùng 1 trạm không đảm bảo an toàn bao phủ vùng của 100 thực thể gửi. Tuy nhiên, kết quả được biểu
Trang 97 diễn trong hình 4.13 của các phiên bản WLDA+ vẫn có thể duy trì một tốc độ truyền chấp nhận được (khoảng 40Kbps) trong tình trạng mạng quá tải. Còn nếu áp dụng LDA+ thì tốc độ truyền chỉ khoảng 25Kbps.
Trang 98
Kết luận và phương hướng nghiên cứu
Kết luận
Qua các kết quả nghiên cứu chúng tôi một lần nữa khẳng định. Với các kỹ thuật cải tiến TCP-friendly cho hệ thống End-to-End mà cụ thể là kỹ thuật WLDA+ điều chỉnh tốc độ truyền của thực thể gửi tùy thuộc vào tình trạng mất dữ liệu, độ trễ mạng sẽ nâng cao hiệu suất sử dụng mạng, giảm tỷ lệ mất gói tin, độ chính xác cao và đảm bảo tính công bằng đường truyền đặc biệt trong môi trường mạng hỗn hợp đang ngày một phát triển.
Kết quả mô phỏng cho thấy sự cải thiện rõ ràng hiệu suất của thuật toán điều khiển tắc nghẽn LDA+ khi có các lược đồ lỗi khác được tích hợp. Hai phiên bản của WLDA+ thể hiện có được một độ chính xác tốt về đánh giá đúng nguyên nhân lỗi với tỷ lệ xác suất lỗi thấp trong kênh mạng không dây, dưới 0.5%. Hiệu suất của WLDA+ bị giảm một phần nếu dùng xác suất lỗi cao đến 5%, giá trị đó được coi như là tỷ lệ lỗi cao trong mạng không dây. Dùng WIN-LDA+ và WRO-LDA+, tốc độ truyền cho thấy được cải thiện 100% so với kết quả của LDA+. Vì có khả năng phân biệt lỗi truyền trong mạng không dây với độ chính xác lớn, hai phiên bản của WLDA+ đã thể hiện những đặc tính tốt, chúng có thể được cài đặt như những lược đồ điều khiển tắc nghẽn end-to-end cho những môi trường mạng không dây.
So sánh hiệu suất giữa 2 lược đồ chúng ta thấy, WIN-LDA+ có thể quản lý một cách đều đặn tốc độ truyền. Mặt khác, thông lượng WRO- LDA+ thể hiện cao hơn nhưng có một mức độ dao động nhất định, đó chính là do sự mất dữ liệu trong mạng không dây không được phân biệt khi mạng ở trong tình trạng tắc nghẽn.
Trang 99 Hiệu suất của WRO-LDA+ giảm đặc biệt trong tình trạng tắc nghẽn mạng. Vì với nhiều thực thể gửi, tải mạng tăng và độ dài của hàng đợi là thường xuyên lớn dẫn tới việc ROTT thường xuyên lớn. Do đó, dẫn đến sự biến đổi trong giá trị của ROTT và mất dữ liệu mạng không dây bị phân loại sai thành mất dữ liệu do tắc nghẽn.
Phương hướng nghiên cứu
Do những điều kiện khách quan và chủ quan, nghiên cứu của chúng tôi chưa thật đầy đủ để phản ánh hết các trường hợp phát sinh của thuật toán WLDA+ để làm nổi bật những ưu, khuyết của thuật toán này trong môi trường thực tế.
Trong tương lai, chúng tôi có dự định sẽ kiểm thử kỹ thuật WLDA+ trong mạng Multicast với nhiều trường hợp không chỉ là một thiết bị không dây tại cuối đường link. Đồng thời chúng tôi cũng sẽ dành thời gian cho việc thử nghiệm kết hợp các giải pháp đồng bộ như QoS, xử lý hằng đợi , xử lý end-to-end để đảm bảo được một chất lượng mạng tốt nhất cho các ứng dụng âm thanh, hình ảnh đang ngày trở nên phổ biến.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Phó giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Đình Việt đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Xin cảm ơn các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp, gia đình, người thân đã hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này.
Trang 100
Tài liệu tham khảo
Tài liệu tiếng Việt
1. Nguyễn Đình Việt, đánh giá hiệu suất mạng máy tính (2003), luận án tiến sỹ Toán học, Khoa Công nghệ, Đại học Quốc Gia Hà Nội 2. Vũ Duy Lợi, Mạng thông tin máy tính (2002), Nhà xuất bản thế
giới, Hà Nội
3. Báo cáo khoa học “So sánh hiệu suất của các kế hoạch kiểm soát lỗi link-by-link và end-to-end trong mạng tốc độ cao” của PGS.TS Nguyễn Đình Việt trong báo cáo tại Hội thảo Quốc Gia năm 2001 Tài liệu tiếng Anh
4. TCP- Friendly Congestion Control over Wireless NetWork Vicente E.Mujica V.,Dorgham Sisalam (2004)
5. TCP- Friendly Congestion schema in the Internet
6. Congestion Avoidance and Control – Van Jacobson, Michael J.Karels
7. The loss delay Based Adjustment Algorithm – Dorgham Sisalem, Henning Schulzrinne
8. TCP- friendly for Multimedia Communication in the Internet – Dorgham Sisalem
9. LDA+: A TCP-friendly Adaptation Scheme for multimedia communication - Dorgham Sisalem, Adam Wolisz
10. The multimedia Transport Protocol RTP – Kevil jecffay 1999 11. RAP: end-to-end Rate-base Congestion Control Machenism for
Realtime Streams in the Internet – Reza Rejaie, Mark handley, Deborah Estrin
12. Discriminating Congestion Losses From Wireless Losses using Inter-Arrival at the Receiver.
Trang 101 14. TCP Westwood: End-to-end bandwidth Estimation for Enhanced Trasport over Wireless links – Claudio casetti, Mario gerla, Saverio Mascolo, M.Yahya Sanadidi and Ren wang
15. S.Biaz and N.Vaidya, “Discriminating congesstion losses from wireless losses using inter-arival times at the receiver,” 1999
16. End-to-end differentiation of congesstion and wireless lossess Song Cen, Pamela C.Cosman, and Geoffrey, M. Voelker.
17. Y.Tobe, Y. Tamura, A. Molano, S. Ghosh, and H. Tokuda, “Achieving moderate fairness for UDP flows by path-status classification,” 2000
18. The multimedia transport Protocol RTP, Kevin Jeffay 1999 19. NS –by – Example, NS-for –beginer. NS – Tutorial
20. http://www.isi.edu/nsnam/
21. http://www.vnlinux.org/
22. http://sourceforge.net/project/nsnam