Nghệ thuật sử dụng điển tích, điển cố

Một phần của tài liệu Khảo cứu văn bản Du hiên thi thảo của Bùi Văn Dị.PDF (Trang 93)

6. Bố cục của đề tài

2.3.3. Nghệ thuật sử dụng điển tích, điển cố

Trong văn chƣơng, thực sự việc dùng điển tích, điển cố giúp cho ngôn ngữ và hình tƣợng văn chƣơng trở nên sinh động và mang nhiều màu sắc mới. Nhƣng cũng có những thời kỳ, việc chạy đua dùng điển đã khiến cho nó trở thành sự có nhặt, rập khuôn ngƣời xƣa một cách máy móc, nó đã trở thành một cái tệ, đúng nhƣ lời của Cao Bá Quát trong lời bạt tập thơ Thƣơng Sơn, ông đã chế nhạo lối nệ cổ trong việc bắt chƣớc ngƣời xƣa, theo ông: “Kẻ yếu sức thì rập khuôn dễ dãi, ngƣời khí tiết hào hùng thì mắc vào bệnh ăn sống nuốt tƣơi. Học lực của họ nếu hơi khá đã dƣơng dƣơng tự đắc, chỉ muốn săn bắt trăm nhà, thâu tóm mọi thể, thành ra mô phỏng quá nhiều mà phong cốt chƣa cao, tô điểm có tốn công mà tinh thần không đạt. Tự cho là thơ Thịnh Đƣờng, song đó là chƣa tiêu hóa món ăn của ngƣời xƣa". [15, tr544] Ông còn nói: “Làm thơ thì phải gốc ở tính tình. Chớ nên việc nào cũng bắt chƣớc cũ, câu nào cũng học theo ngƣời, đầu thôn tạm biệt đã hát câu “chén rƣợu Dƣơng Quan”, xóm cạnh qua chơi đã ngâm câu “tiếng gà điếm cỏ”. Nắn nót những lời biên tái, lòe ngƣời là tuyệt diệu Gia Châu; chải chuốt các thể trong cung, tự phụ là văn nòi Thiếu Bá”. [15, tr544] Khảo sát Du Hiên thi thảo, chúng tôi nhận thấy số lƣợng những điển tích, điển cố đƣợc nhà thơ đƣa vào các tác phẩm không quá nhiều, nhƣng đều có sự chọn lọc một cách tinh tế, sâu sắc, khiến cho câu thơ trở nên hàm súc, cô đọng, dễ dàng diễn đạt đƣợc nỗi lòng và tâm sự của nhà thơ, khiến câu thơ tránh đƣợc lối nói thẳng thô cứng, mà trở nên trang nhã, sang trọng.

Trong bài thơ Yết Tản Viên sơn tự - bài thơ đầu tiên của tập thơ, không phải ngẫu nhiên mà thi nhân lại chọn đề tài nói về núi Tản viên, nói về tổ tiên

của thần dân Bách Việt. Chỉ trong một bài thất ngôn bát cú, tác giả đã cho ngƣời đọc cảm nhận đƣợc niềm tự hào về truyền thống dân tộc, về sức mạnh vô song của tinh thần đoàn kết, của y chí vƣợt lên, chiếm hữu và chiến thắng thiên nhiên, một đất nƣớc của những huyền thoại thiêng liêng luôn gắn với các vị thần có nguồn gốc từ ngƣời dân lao động qua việc đƣa vào bài thơ những từ ngữ “Tản Viên”, “Bách Việt” và “linh tƣợng”…

Nhắc đến đền Tản Viên đó chính là nhắc đến truyền thuyết về chàng Sơn Tinh trong huyền thoại, mà theo sử sách ghi chép lại, đó chính là ngƣời con thứ 50 của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Sơn Tinh chính là vị thần núi có sức mạnh vô song, đã đoàn kết nhân dân dời đất, tạo núi để chống lại những cơn thịnh nộ của Thủy Tinh. Phía sau của truyền thuyết đó chính là niềm khát vọng và y chí chiến đấu và chiến thắng của nhân dân nhằm thuần phục và chiếm lĩnh thiên nhiên của ngƣời dân Bách Việt từ nghìn đời nay. Bài thơ không chỉ dùng tích về núi Tản Viên, về dân Bách Việt cùng với niềm tự hào về nòi giống con lạc cháu hồng, nhà tác giả còn nói đến sự thiêng liêng, tình nghĩa của những con vật trên mảnh đất anh linh này. Nguyên chú của tác giả: 古人云嘗見一老象每夜來朝相傳為 故黎所遗云 (Dân cùng này kể lại câu chuyện từ Tiền Lê truyền lại, rằng đêm đêm thƣờng có một con voi già đến chầu trƣớc đền).

Mở đầu tập thơ, thi nhân dạo bƣớc đến yết kiến tại ngôi đền của vị thần tổ Bách Việt, nhƣ muốn nhắc lại truyền thuyết xa xƣa cùng với niềm tự hào của dân tộc và đồng thời cũng muốn viện cầu vào uy linh sông núi hãy giúp thêm sức mạnh cho muôn dân trong cơn nguy biến.

Không chỉ dạo bƣớc đến đền Tản Viên, trên chặng đƣờng hành quân, khi đi qua các ngôi đền cổ, thi nhân cũng thƣờng vào bái yết. (xem bài: Bát nguyệt nhị thập nhật quá Vạn An sơn yết Hưng Đạo đại vương từ tính bái Phạm Tướng Quân)

Suốt chiều dài lịch sử chống ngoại xâm, Lục Đầu giang luôn là vị trí trọng tâm của căn cứ địa Vạn Kiếp. Năm 1283, Hƣng Đạo Vƣơng đã tổ chức một cuộc

hội quân lớn 20 vạn quân, hơn một nghìn chiến thuyền đến họp ở Vạn Kiếp, để chống quân Nguyên Mông. Năm 1285, tại dòng sông Lục Đầu đã diễn ra trận Vạn Kiếp lịch sử, khiến Thoát Hoan phải chui vào ống đồng trốn về nƣớc. Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lƣợc Đại Việt lần thứ 2. Sau khi chiến thắng quân Nguyên xâm lƣợc, tƣơng truyền Trần Hƣng Đạo đã thả kiếm xuống dòng sông này. Tại khúc sông Trần Hƣng Đạo thả kiếm, sau này đã hình thành một bãi bồi chạy dài rất giống hình thanh kiếm, dân gian gọi đó là Cồn Kiếm. Bãi bồi ngày nay vẫn còn trên dòng sông Lục Đầu trƣớc cửa đền Kiếp Bạc. Huyền thoại “bãi kiếm thần” của Trần Hƣng Đạo, chính là mang theo nguyện ƣớc muốn nhờ sóng nƣớc Lục Đầu gột rửa chiến tranh để giữ vững thái bình muôn thủa cho dân tộc.

Trong bài thơ này tác giả còn lấy y của hai câu thơ trong bài thơ Nam quốc sơn hà – bài thơ đƣợc xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam.

Từ truyền thống linh thiêng gắn liền với các vị anh hùng Lí Thƣờng Kiệt, Trần Hƣng Đạo, với những địa danh đã đi vào lịch sử làm sống lại quá khứ hào hùng trong những trang sử chống giặc ngoại sâm, tác giả quay về với nghĩa vụ của kẻ nam nhi đại trƣợng phu trong trời đất, câu thơ này đƣợc lấy nguyên y từ hai câu thơ của Phạm Ngũ Lão khi nghe về chuyện Vũ Hầu. Vũ hầu tức Gia Cát Lƣợng, ngƣời giúp Lƣu Bị lập nên nhà Thục Hán, có nhiều công lao, đƣợc phong tƣớc Vũ Vƣơng Hầu gọi tắt là Vũ Hầu và có khi gọi là Gia Cát Vũ Hầu. Nhắc về nhân vật Vũ Hầu, tác giả cũng mang một ƣớc mong mình đƣợc mang chút tài mọn của mình ra để trả nợ nƣớc, đền ơn vua, thực hiện hết đƣợc cái chí làm trai trong trời đất.

Trong bài答復魚堂范參軍(熙亮) 山城席話二絕依原韻錄 có câu:

奇書半蠹劍痕殷 恨不當辰閉玉關

Kỳ thư bán đố kiếm ngân ân Hận bất đương thời bế ngọc quan.

Sách hay mọt gặm, lƣỡi gƣơm han mẻ

Cửa ải Ngọc Môn là một cửa ải có vị trí vô cùng quan trọng của Trung Quốc thời cổ đại, đó là của ái thông với Tây Vực. Khi đóng chặt cửa ải này, vùng Tân Cƣơng không thể liên lạc đƣợc với vùng trung nguyên.

Mƣời năm trôi qua, những giọt lệ khóc thƣơng giang san vẫn đầm đìa. Đó cũng chính là tâm trạng trung của các nhà nho trong buổi loạn lạc. Trong bài

thơ芒植後二日上林戌營與同郡諸舊友夜話感作, tác giả đã khéo léo đƣa vào

điển tích “giọt lệ Tân đình”

千年故國靈何在

十載新亭淚未乾

Thiên niên cố quốc linh hà tại Thập tải tân đình lệ vị can

Khí thiêng nƣớc cũ nghìn năm nay đâu rồi? Mà giọt lệ Tân Đình mƣời năm chƣa ráo

Mƣời năm trong một đời ngƣời không phải là một khoảng thời gian ngắn. Từ khi gặc Pháp đánh chiếm Nam kỳ rồi lần từng bƣớc mở rộng địa bàn xâm chiếm, chƣa một phút giây trong lòng nhà chí sĩ không nghĩ về khí non sông đất nƣớc. Tất cả dâng lên thành một nỗi băn khoăn. Thi nhân hỏi đất trời về khí thiêng ngàn năm của hồn thiêng đất Việt. Câu hỏi nhƣ lọt vào không gian mênh mông không lời đáp, chỉ còn lại giọt lệ cay đắng xót xa mãi tuôn rơi. (Xem thêm phần chú thích trong phần dịch)

Nhà chí sĩ chỉ mong đƣợc nhƣ Nhạc Phi khi cất quân khi đánh quân Kim, đã hẹn cùng tƣớng sĩ đánh thẳng đến thành Hoàng Long, chiếm cứ đƣợc thành, đuổi đƣợc quân xâm lƣợc, quân tƣớng cùng nhau uống một bữa rƣợu say:

諸君未抵黃龍飲

蒲酒愁斟對月斜

Chư quân vị để hoàng long ẩm Bồ tửu sầu châm đối nguyệt tà

Chƣ quân chƣa đến đƣợc thành Hoàng Long uống say một bữa Đành buồn bã nhìn ánh trăng tà rót chén rƣợu bồ đào.

(Đoan ngọ tiết ẩm chƣ mạc tá Mạn Thành)

Khát khao đƣợc cùng ba quân uống chén rƣợu mừng chiến thắng đã trở thành một nỗi ám ảnh luôn thƣờng trực trong trái tim ƣu thời mẫn thế, chƣa một phút giây nguôi bầu máu nóng căm thù của nhà thơ. Nỗi ám ảnh nhƣ đi vào cả

trong giấc ngủ chập chờn đầy mộng mị trên chặng đƣờng hành quân gian khổ của ông:

五夜夢驚還撫劍 劉琨不起共聞雞

Ngũ dạ mộng kinh hoàn phủ kiếm Lưu Côn bất khởi cộng văn kê

Năm canh tỉnh giấc, lần vỗ vào thanh kiếm Lƣu Côn không cùng ta dậy nghe gà gáy

(Thất nguyệt sƣ hành quá Nam Xang dạ túc) Ngƣời xƣa và nay, tuy khác xa nhau về thời đại, nhƣng có lẽ, tinh thần yêu nƣớc, muốn đánh đuổi giặc ngoại xâm, tung hoành đƣợc cái chí trong thiên hạ thì dù ngàn đời sau vẫn không cò gì thay đổi. Chỉ có điều Lƣu Côn xƣa còn có Tổ Địch làm bạn, đêm đêm trở dậy luyện kiếm bàn về thế sự. Còn với ngƣời chí sĩ họ Bùi, trong đêm vắng, cảm thức cô đơn, lẻ loi trong trận chiến không cân sức này đã bủa vây tâm trạng của nhà thơ. Trong bài邯旅館中秋對月nhà thơ đã không nén đƣợc tiếng thở dài:

西風每欲祛寒疾

斫桂憑誰執斧柯

Tây phong mỗi dục khư hàn tật Chước quế bằng thùy chấp phủ kha

Muốn xua hết hơi lạnh của làn gió Tây đƣa tới Chặt cành quế, biết muốn nhờ ai cầm cán rìu?

Anh hùng xƣa nhƣ vắng bóng, gắng giang san nhƣ đè nặng trên vai. Muốn nhờ ai cầm đƣợc cán rìu, chặt thay cành Quế nhƣ Ngô Cƣơng, để khi cành quế gãy xuống thì có thể giết đƣợc kẻ thù của mình (xem thêm chú thích phần dịch). Nhƣng có lẽ ƣớc mơ vẫn chỉ mãi là ƣớc mơ, vì cành quế trong huyền thoại trên cung trăng đó sẽ chẳng bao giờ bị gãy. Cũng nhƣ mối thù trong lòng Ngô Cƣơng vẫn chỉ là mối hận ngàn đời.

Đã có những lúc, thi nhân muốn bƣớc ra khỏi thế sự rối ren, đƣợc trởi về làm ông lão câu cá, vui thú điền viên nhƣ các bậc đại Nho ẩn sĩ xƣa kia:

滄海霧晴愁極目 鼎湖雲斷涕澹衣 觀瀾居士今何在

且伴巢邊拂釣磯

Thương hải vụ tình sầu cực mục Đỉnh hồ vân đoạn thế triêm y Quan lan cư sĩ kim hà tại Thả bạn sào biên phất điếu ki

Nhìn biển xanh mù mịt, mối sầu nhƣ càng dài dằng dặc Nơi đình hồ mây dứt, khiến lệ chứa chan

Ông cƣ sĩ xem sóng, nay đâu vắng?

Ta cũng muốn sửa sang lại cần, ngồi câu cá ở bến này

Vua Tự Đức mất đi giữa lúc đất nƣớc rối ren là một mất mát quá lớn đối với ông. Đất trời mênh mông, sóng nƣớc mịt mù, nỗi sầu càng trở nên dằng dặc. Nhƣ không muốn chấp nhận sự thực đó, tác giả khóc than. “đỉnh hồ mây dứt” gần nhƣ một cách nói tế nhị, lãng tránh nói đến sự ra đi của vua Tự Đức, đồng thời cũng thể hiện sự tôn kính chủ của ngƣời chỉ sĩ này. Ông ví Tự Đức nhƣ Hoàng Đế của Trung Quốc xƣa, đã trở về với cõi thần tiên trong truyền thuyết. Tác giả cũng mong muốn mình đƣợc phút giây bình yên nhƣ cƣ sĩ ngồi xem sóng nƣớc trong vách núi, sửa soạn cần câu để rời xa thế sự rối ren. (xem thêm phần chú thích)

Dùng điển, không gì khác hơn là làm sống lại lịch sử từ ngàn xƣa. [7, tr132] nhƣng điều quan trọng nhất về việc dùng điển cố trong sáng tác nói là phải vừa bao quát, vừa cụ thể, phủ nhận sự rập khuôn ngƣời xƣa, tạo nên tính sáng tạo của ngƣời cầm bút, phát huy vốn văn hóa, lịch sử, văn học dân tộc. Qua cách sử dụng các điển tích, điển cố của Bùi Văn Dị, chúng ta thấy thi nhân đã sử dụng một cách khá uyển chuyển những điển tích, điển cố để diễn tả một cách tinh tế, sâu sắc những tình cảm đối với non song đất nƣớc. Dù là thi liệu đƣợc lấy trong lịch sử dân tộc hay của Trung Quốc xƣa nhƣng chúng đều rất tự nhiên và gần gũi. Các điển tích đƣợc đƣa vào trong thơ gần nhƣ không có chút gƣợng ép. Tránh việc sử dụng điển một cách quá cực đoan nhƣ nhiều nhà thơ đƣơng thời. Điều đó không chỉ thể hiện tài năng thơ văn của ông mà còn thể hiện vốn

hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực văn hóa, lịch sử của thi nhân. Mặt khác, qua cách dụng điển của nhà thơ đã thể hiện sự tiếp thu một cách tinh tế, có chọn lọc những ảnh hƣởng văn hóa của Trung Quốc, thể hiện y thức và niềm tự hào dân tộc của thi nhân.

Tiểu kết

Trong chƣơng 2, chúng tôi tiến hành tiếp cận, nghiên cứu tác phẩm trên phƣơng diện giá trị nội dung tƣ tƣởng và nghệ thuật của tác phẩm.

Về mặt nội dung, Du Hiên thi thảo chính là nỗi lòng căm thù giặc của nhà Nho họ Bùi. Từng trang thơ đều nhƣ bùng lên niềm căm thù sâu sắc đối với lũ giặc cƣớp nƣớc. Gót giày quân xâm lƣợc giày xéo quê hƣơng, cuộc sống con dân Đại Việt phút chốc trở thành nô lệ. Từng dòng thơ không dấu đƣợc nỗi xót thƣơng trƣớc cảnh điêu tàn của đất nƣớc.

Mỗi bƣớc chân nơi nhà Nho chiến sĩ đi qua không chỉ có súng ống, lửa đạn mà nó còn là bƣớc chân của thi nhân. Những cảnh đẹp của non sông đất nƣớc dƣới ngòi bút của thi nhân họ Bùi đều trở nên hữu tình và lắng đọng. Đó chính là sự ƣu ái của thiên nhiên giành cho con ngƣời trên mảnh đất Việt thân thƣơng này.

Về phƣơng diện nghệ thuật: tác giả đã sử dụng nhuần nhuyễn những thể thơ truyền thống với chất liệu thơ Đƣờng, ngôn từ trau chuốt, chân thực và giàu chất biểu cảm cùng với việc sử dụng điển tích, điển cố chọn lọc, đã tạo nên sự hàm xúc cho các bài thơ.

Tác phẩm không chỉ thành công về mặt nội dung phản ánh mà còn có sự thành công, độc đáo về mặt nghệ thuật. Điều đó chứng tỏ vốn kiến thức sâu rộng, uyên bác và tài năng thi ca của tác giả Bùi Văn

KẾT LUẬN CHUNG

Đất nƣớc ta từ xƣa tới nay, núi sông linh thiêng hun đúc, chƣa bao giờ thiếu đi những đấng anh hùng hào kiệt. Đó là những ngƣời dù ở cƣơng vị nào, văn quan hay võ tƣớng, dù làm vua hay bề tôi bằng tài năng và trí tuệ đã đóng góp đã đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam trên nhiều lĩnh vực cụ thể nhƣ văn hóa, giáo dục, văn học nghệ thuật, y học, quân sự, quốc phòng…Trong những gƣơng mặt ấy, chúng ta tự hào xếp Bùi Văn Dị vào hàng ngũ những nhà chí sĩ yêu nƣớc của dân tộc Việt Nam. Trong điều kiện nƣớc nhà đang buổi giao thoa, chịu nhiều sự biến động của thời cuộc và ảnh hƣởng của các nền văn hóa, với mỗi ngƣời có một quan điểm, một cách nhìn nhận về những nhà Nho trong thời kỳ này khác nhau, nhƣng với sự nghiệp sáng tác của ông thông qua các tác phẩm ông để lại, chúng ta có thể thấy ở ông một tài năng thơ ca uyên bác, một tài năng nghệ thuật lớn và riêng với Du Hiên thi thảo, cũng đủ để chúng ta khẳng định tinh thần yêu nƣớc, tinh thần dân tộc của nhà thi nhân, chí sĩ họ Bùi này.

Lịch sử đã ghi nhận ông nhƣ một tấm gƣơng sáng chói về đạo hiếu học, một danh nhân văn hóa của mảnh đất Hà Nam bề dày truyền thống, một nhà giáo, một nhà văn, nhà thơ tiêu biểu của dân tộc trong những năm giữa và cuối thế kỷ XIX. Bởi vậy, việc nghiên cứu về con ngƣời, cuộc đời, sự nghiệp của ông sẽ còn là một vấn đề mở. Trong phạm vi một luận văn tốt nghiệp, chúng tôi chỉ mạo muội xin đƣợc khảo cứu sơ lƣợc về văn bản Du Hiên thi thảo – một sáng tác tiêu biểu trong khoảng thời gian cầm quân ra trận của ông.

Với đề tài Khảo cứu văn bản Du Hiên thi thảo của Bùi Văn Dị, chúng tôi đã tiếp cận đề tài từ các phƣơng diện văn bản học, tiến hành mô tả, so sánh, đối chiếu các dị bản, từ đó rút ra những vấn đề văn bản học quan trọng về văn bản

Một phần của tài liệu Khảo cứu văn bản Du hiên thi thảo của Bùi Văn Dị.PDF (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)