GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG I.Mục tiêu

Một phần của tài liệu Giáo án Đạo đức 4 cả năm_CKTKN_Bộ 11 (Trang 41)

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

3. Ôn tập kiến thức đã học

GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG I.Mục tiêu

I.Mục tiêu

Giúp HS:

- Biết được vì sao phải bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng. - Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ các công trình công cộng. - Có ý thức bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương.

II.Đồ dùng dạy học

-SGK, VBT Đạo đức lớp 4

-Các câu truyện, tấm gương về giữ gìn các công trình công cộng -Tranh ảnh liên quan nội dung bài.

III.Hoạt động trên lớp

Tiết 1

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.Ổn định 2.KTBC

- GV nêu yêu cầu kiểm tra: Kể các việc em đã làm thể hiện sự lịch sự với mọi người. -GV nhận xét đánh giá

3.Bài mới

Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (tình

huống SGK/34)

-GV chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận: Đi học về qua nhà văn hóa xã, Tuấn rủ Thắng: “Tường quét voi trắng thế này mà vẽ con ngựa lên đó thì đẹp lắm đây. Ta vẽ đi, Thắng ơi!”

-GV kết luận: Nhà văn hóa xã là một công

trình công cộng, là nơi sinh hoạt văn hóa chung của nhân dân, được xây dựng bởi nhiều công sức, tiền của. Vì vậy, Thắng cần phải khuyên Tuấn nên giữ gìn, không được vẽ bậy lên đó.

Hoạt động 2: Quan sát tranh (BT1-

SGK/35, VBT/32)

-Treo các tranh phóng to trong SGK và VBT -GV giao nhiệm quan sát: Trong các tranh, tranh nào vẽ hành vi, việc làm đúng? tranh nào vẽ hành vi, việc làm sai?Vì sao?

-GV kết luận:

Tranh 1, 3 (SGK) và 5, 6, 7 (VBT): Sai, vì các bạn chưa có ý thức giữ gìn các công trình công cộng như trèo lên tượng, vẽ bậy lên cây, xả rác nơi công viên, bắn thun vào bóng đèn,

-2 HS thực hiện yêu cầu. -Lớp nhận xét, bổ sung.

-HS thảo luận nhóm đôi. -Đại diện các nhóm trình bày. -Các nhóm khác trao đổi, bổ sung.

-HS quan sát, nhận xét tranh

-Đại diện HS nêu nhận xét, giải thích -Lớp bổ sung ý kiến

ném đá vào biển báo giao thông

Tranh 2, 4(SGK) và 8 (VBT): Đúng, vì các bạn có ý thức giữ gìn các công trình công cộng: quét dọn sân trường, nghĩa trang, người công nhân sơn sửa công trình công cộng

Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến(BT1- SGK/35,

VBT/32)

-GV nêu lần lượt nêu từng ý kiến của bài tập 3.

Trong các ý kiến sau, ý kiến nào em cho là đúng?

a/. Giữ gìn các công trình công cộng cũng chính là bảo vệ lợi ích của mình.

b/. Chỉ cần giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương mình.

c/. Bảo vệ công trình công cộng là trách nhiệm riêng của các chú công an.

d/. Công trình công cộng không phải của riêng mình nên không cần giữ gìn.

đ/. Giữ gìn các công trình công cộng là thể hiện ý thức bảo vệ của công.

e/. Chỉ có người lớn mới có khả năng bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng.

g/. Bảo vệ, giữ gìn các điểm vui chơi, giải trí công cộng là tạo điều kiện để trẻ em thực hiện quyền được vui chơi, giải trí

-GV đề nghị HS giải thích về lí do lựa chọn của mình. -GV kết luận: +Ý kiến a, đ,g là đúng +Ý kiến b, c, d, e là sai  Kết luận chung : -GV mời 1- 2 HS đọc to phần ghi nhớ- SGK/35. 4.Củng cố - Dặn dò

-Các nhóm HS điều tra về các công trình công cộng ở địa phương (theo mẫu bài tập 4- SGK/36)

-HS sử dụng các thẻ màu, bày tỏ thái độ tán thành, không tán thành hoặc phân vân theo quy ước

-Đại diện HS giải thích -Lớp nhận xét, bổ sung

-HS làm bài vào VBT/33

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Hoạt động 1: Xử lí tình huống (BT2-

SGK/36, BT4-VBT/33)

-GV chia lớp 5 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận:

-TH1: Một hôm, khi đi chăn trâu ở gần

đường sắt, Hưng thấy một số thanh sắt nối đường ray đã bị trộm lấy đi. Nếu em là bạn Hưng, em sẽ làm gì khi đó? Vì sao?

-TH2: Trên đường đi học về, Toàn thấy mấy

bạn nhỏ rủ nhau lấy đất đá ném vào các biển báo giao thông ven đường. Theo em, Toàn nên làm gì trong tình huống đó? Vì sao?

-TH3: Khi đi tham quan khu di tích lịch sử,

Toàn rủ Quân khắc tên lên bia đá để kỉ niệm. Theo em, Quân có thể có những cách ứng xử như thế nào? Nếu em là Quân, em sẽ làm gì trong tình huống đó?

-TH4: Khi ngồi xem xiếc, một số bạn nhỏ ăn

kẹo cao su xong đã vứt bã kẹo xuồng sàn rạp xiếc. Nếu em có mặt lúc đó, em sẽ làm gì? Vì sao?

-TH5: Đi chơi công viên, Hoàng rủ Trung thi

ném đã vào những bức tượng. Theo em, Trung có thể có những cách ứng xử như thế nào? Nếu em là Trung, em sẽ làm gì trong tình huống đó? GV kết luận chung:

- TH1: Cần báo cho người lớn hoặc những người có trách nhiệm về việc này (công an, nhân viên đường sắt …)

- TH2: Cần phân tích lợi ích của biển báo giao thông, giúp các bạn nhỏ thấy rõ tác hại của hành động ném đất đá vào biển báo giao thông và khuyên ngăn họ.

- TH3: Quân nên từ chối lời đề nghị của Toàn vì khắc tên lên bia đá làm hư hỏng công trình công cộng.

- TH4: Vứt bã kẹo xuồng sàn rạp xiếc gây mất vệ sinh công cộng. Em nên nhắc nhở các bạn không được làm như vậy.

- TH5: Trung nên từ chối lời đề nghị của Hoàng, vì làm vậy sẽ làm hư hỏng tượng vừa có thể gây nguy hiểm cho mọi người.

Hoạt động 2: Báo cáo về kết quả điều tra

(BT4- SGK/36) .

-Nêu lại yêu cầu báo cáo: điều tra về các công trình công cộng ở địa phương (theo mẫu bài tập 4- SGK/36)

-GV kết luận về việc thực hiện giữ gìn những

+Nhóm 1: Tình huống 1 +Nhóm 2: Tình huống 2 +Nhóm 3: Tình huống 3 +Nhóm 4: Tình huống 4 +Nhóm 5: Tình huống 5 -HS làm việc nhóm.

-Đại diện các nhóm trình bày các cách xử lí.

-Lớp nhận xét, đánh giá.

-Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả điều tra về những công trình công cộng ở địa phương.

-Cả lớp thảo luận về các bản báo cáo như: +Làm rõ thực trạng các công trình và nguyên nhân.

+Bàn cách bảo vệ, giữ gìn chúng sao cho thích hợp.

Một phần của tài liệu Giáo án Đạo đức 4 cả năm_CKTKN_Bộ 11 (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w