0
Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI I.Mục tiêu

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN ĐẠO ĐỨC 4 CẢ NĂM_CKTKN_BỘ 11 (Trang 38 -38 )

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

3. Ôn tập kiến thức đã học

LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI I.Mục tiêu

I.Mục tiêu

- Biết ý nghĩa của việc cư xử lịch sự với mọi người. - Nêu được ví dụ về cư xử lịch sự với mọi người. - Biết cư xử lịch sự với những người xung quanh.

II.Đồ dùng dạy học

-SGK, VBT Đạo đức lớp 4

-Các câu truyện, tấm gương về lịch sự với mọi người -Tranh ảnh liên quan nội dung bài.

III.Hoạt động trên lớp

Tiết 1

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.Ổn định 2.KTBC

GV nêu yêu cầu kiểm tra: Kể các việc làm em đã làm thể hiện mình kính trọng và biết ơn người lao động

-GV nhận xét đánh giá

3.Bài mới

Hoạt động 1: Đọc truyện “Chuyện ở tiệm

may” (SGK/31- 32)

-GV yêu cầu HS sắm vai đọc câu chuyện

“Chuyện ở tiệm may”

-GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi 2 câu hỏi: +Em có nhận xét gì về cách cư xử của bạn Trang, bạn Hà trong câu chuyện?

+Nếu em là bạn của Hà, em sẽ khuyên bạn điều gì? Vì sao?

-GV kết luận:

+Trang là người lịch sự vì đã biết chào hỏi

mọi người, ăn nói nhẹ nhàng, biết thông cảm với cô thợ may

+Hà nên biết tôn trọng người khác và cư xử cho lịch sự.

+Biết cư xử lịch sự sẽ được mọi người tôn trọng, quý mến.

Hoạt động 2: Bày tỏ thái dộ (BT1,2-

SGK/32, 33, BT1, 3-VBT/29, 30)

-GV nêu các ý kiến:

a. Một ông lão ăn xin vào nhà Nhàn. Nhàn cho ông một tí gạo rồi quát: “Thôi, đi đi!”

b. Trung nhường ghế trên ôtô buýt cho một phụ

- 2 HS thực hiện - Lớp nhận xét, bổ sung. -HS sắm vai đọc truyện -HS cả lớp thảo luận. -2HS trình bày. -Lớp nhận xét, bổ sung

-HS đọc và tìm hiểu ý nghĩa của phần ghi nhớ của bài.

-HS sử dụng các thẻ màu, bày tỏ thái độ tán thành, không tán thành hoặc phân vân theo quy ước

-Đại diện HS giải thích -Lớp nhận xét, bổ sung.

nữ mang bầu.

c. Trong rạp chiếu bóng, mấy bạn nhỏ vừa xem phim, vừa bình phẩm và cười đùa.

d. Do sơ ý, Lâm làm một em bé ngã. Lâm liền xin lỗi và đỡ bé dậy.

đ. Nam đã bỏ một con sâu vào cặp sách của bạn Nga.

e. Chỉ cần lịch sử với người lớn tuổi

g. Phép lịch sự chỉ phù hợp khi ở thành phố, thị xã.

h. Phép lịch sự giúp cho mọi người gần gũi với nhau hơn.

i. Mọi người đều phải cư xử lịch sự không phân biệt già-trẻ, nam-nữ, giàu-nghèo.

k. Lịch sự với bạn bè, người thân là không cần thiết.

-GV kết luận:

+Các hành vi, việc làm b, d, h, i là đúng.

+Các hành vi, việc làm a, c, đ, e, g, k là sai.

-GV yêu cầu HS thêm bài tập 1, 3-VBT/29, 30

4.Củng cố - Dặn dò

-Sưu tầm ca dao, tục ngữ, truyện, tấm gương về cư xử lịch sự với bạn bè và mọi người.

-HS làm nhanh bài tập 1, 3 vào vở bài tập

Tiết 2

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

 Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (BT 3-

SGK/33)

-GV giao nhiệm vụ: Nêu các biểu hiện của phép lịch sự khi ăn uống, nói năng, chào hỏi - Giao cho 2 nhóm trình bày vào bảng nhóm -GV kết luận: Phép lịch sự khi giao tiếp thể hiện ở:

Nói năng nhẹ nhàng, nhã nhặn, không nói tục, chửi bậy

Biết lắng nghe khi người khác đang nói. Chào hỏi khi gặp gỡ.

Cảm ơn khi được giúp đỡ.

Xin lỗi khi làm phiền người khác.

Ăn uống từ tốn, không rơi vãi, Không vừa nhai, vừa nói.

Hoạt động 2: Đóng vai (BT4-SGK/33, BT5-

VBT/31)

-GV chia lớp 8 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận, chuẩn bị đóng vai:

TH1: Tiến sang nhà Linh, hai bạn cùng chơi đồ

-HS thảo luận làm việc nhóm 4. -2 Nhóm trình bày trên bảng nhóm trước lớp. -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -Các nhóm HS chuẩn bị cho đóng vai. +Nhóm 1, 2 : Tình huống 1

chơi thật vui vẻ. Chẳng may, Tiến lỡ tay làm hỏng đồ chơi của Linh. Theo em, hai bạn cần làm gì khi đó?

TH2: Thành và mấy bạn nam chơi đá bóng ở

sân đình, chẳng mai để bóng rơi trúng vào một bạn gái đi ngang. Theo em, các bạn cần làm gì khi đó?

TH3: Trong khi chơi trò đánh trận giả với các bạn, Nam vô ý xô ngã một bạn nữ. Theo em, Nam có thể có những cách ứng xử như thế nào? Nếu em là Nam, em sẽ làm gì trong tình huống đó?

TH4: Hoa được Minh mời đến dự sinh nhật và

đã nhận lời. Nhưng đến gần giờ đi thì gia đình Hoa có việc đột xuất nên không thể đi được. Theo em, Hoa có thể có những cách ứng xử như thế nào? Nếu em là Hoa, em sẽ làm gì trong tình huống đó?

GV kết luận: Tiến, Thành, Nam đã vô tình phạm lỗi nên các bạn cần phải xin lỗi, Hoa không đến dự sinh nhật cũng cần xin lỗi bạn và báo cho Minh biết để bạn khỏi chờ đợi.

GV đọc và giải thích ý nghĩa câu ca dao:

Lời nói không mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau Hoạt động 3: Kể chuyện

- Khuyến khích HS lên kể những cầu chuyện, tấm gương về cư xử lịch sự với bạn bè và mọi người.

4. Củng cố - Dặn dò

-Nhắc nhở HS thực hiện cư xử lịch sự với mọi người xung quanh trong cuộc sống hàng ngày.

+Nhóm 3, 4 : Tình huống 2 +Nhóm 5, 6: Tình huống 3 +Nhóm 7, 8 : Tình huống 4 -Các nhóm HS lên đóng vai -Lớp nhận xét, đánh giá các cách giải quyết. -HS kể chuyện -HS làm BT2,4-VBT/29,30

BÀI 11

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN ĐẠO ĐỨC 4 CẢ NĂM_CKTKN_BỘ 11 (Trang 38 -38 )

×